Quyết tâm chấm dứt ô nhiễm nhựa

Phần lớn rác thải nhựa không được xử lý, bị vứt bừa bãi ra môi trường. (Ảnh: PV)
Phần lớn rác thải nhựa không được xử lý, bị vứt bừa bãi ra môi trường. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lượng nhựa đổ vào các đại dương trên thế giới đã tăng với tốc độ “chưa từng có” kể từ năm 2005 và có thể tăng gần gấp 3 vào năm 2040 nếu không giảm sản xuất và sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang cho thấy quyết tâm chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu.

Cần có quy tắc ràng buộc pháp lý toàn cầu

Theo Báo cáo “Thời điểm để nâng cao tham vọng” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) vừa được công bố, WWF kêu gọi các quốc gia nâng cao tham vọng của hiệp ước và đưa ra các quy tắc toàn cầu ràng buộc cần thiết để chấm dứt ô nhiễm nhựa. Thực tế này ngày càng cấp thiết khi mặc dù đã có nhiều biện pháp tự nguyện từ cộng đồng, doanh nghiệp và các chính phủ, thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với làn sóng ô nhiễm nhựa gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, hệ sinh thái, cũng như các nền kinh tế - xã hội.

Theo những nghiên cứu mới nhất, lượng nhựa đổ vào các đại dương trên thế giới đã tăng với tốc độ “chưa từng có” kể từ năm 2005 và có thể tăng gần gấp 3 vào năm 2040 nếu không giảm sản xuất và sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần, như chai đựng đồ uống, bao bì đóng gói và túi đựng hàng chợ. Ngày nay, khoảng 98% nhựa dùng một lần như chai hoặc bao bì, chủ yếu được làm từ nhựa polymer có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), thế giới hiện đang sản xuất khoảng 400 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhưng chưa đến 10% trong số này được tái chế, số còn lại được đưa vào các bãi chôn lấp và dần hủy hoại đại dương. Mặt khác, Viện 5 Gyres (Mỹ) đã đưa ra ước tính có khoảng 171 nghìn tỷ vi hạt nhựa đã trôi nổi trên các đại dương vào năm 2019. Ô nhiễm vi nhựa cũng đang dần trở thành bất cập nhức nhối toàn cầu.

Bởi vậy, Kỳ họp thứ 3 của Ủy ban Đàm phán Liên chính phủ (INC-3) về Hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa vừa diễn ra tại trụ sở UNEP ở Nairobi (Kenya) từ 13 - 19/11, được xem là thời điểm quan trọng để các bên tiến tới đàm phán nội dung cụ thể của hiệp ước có hiệu lực vào cuối năm 2024. Trước đó, dự thảo số 0 của Hiệp ước đã được công bố, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình của cộng đồng quốc tế hướng tới một hiệp ước toàn cầu mới về ô nhiễm nhựa. Mục tiêu của Hiệp ước là chấm dứt ô nhiễm nhựa; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi những tác động bất lợi trong suốt vòng đời của nhựa; giảm sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa.

Đáng quan tâm, các cuộc đàm phán về ô nhiễm nhựa hiện đang đứng giữa hai luồng quan điểm khác biệt. Đó là hạn chế lượng nhựa được sản xuất hay chỉ quản lý chất thải thông qua tái chế, tái sử dụng. Đơn cử, Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia, như Nhật Bản, Canada và Kenya kêu gọi xây dựng một hiệp ước mạnh mẽ nhằm giảm sản xuất và sử dụng các polymer nhựa nguyên chất có nguồn gốc từ hóa dầu và để loại bỏ hoặc hạn chế các loại nhựa độc hại, như PVC. Điều này có thể dẫn tới hạn chế việc mua bán nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, ngành nhựa và các nhà xuất khẩu dầu và hóa dầu như Saudi Arabia đang phản đối khi cho rằng Hiệp ước chỉ nên tập trung vào việc tái chế và tái sử dụng nhựa. Với lập luận nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm nhựa là do “quản lý chất thải không hiệu quả”, Hội đồng Hiệp hội Hóa chất Quốc tế muốn đàm phán xây dựng một hiệp ước giúp đẩy nhanh nền kinh tế tuần hoàn với nhựa, thay vì ngăn sản xuất nhựa.

Việt Nam nâng cao quyết tâm

Tại Việt Nam, những năm qua, ngành Môi trường cũng đã và đang nỗ lực ban hành các chính sách, thúc đẩy sáng kiến và hành động, tăng cường hợp tác quốc tế để giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Việt Nam nằm trong các quốc gia ủng hộ mạnh mẽ cho một hiệp ước toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề cấp bách về ô nhiễm nhựa, nhất là tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải nhựa hiện nay song hành với công tác bảo vệ môi trường biển, đảo.

Tại Hội thảo tham vấn về “Dự thảo số 0 hướng đến phiên đàm phán thứ Ba Thoả thuận Toàn cầu về Ô nhiễm Nhựa” do Bộ TN&MT và WWF tổ chức đầu tháng 11, ông Trương Đức Trí - Phó Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, các cam kết quốc tế của Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ kịp thời cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo và hệ thống chính sách và pháp luật thời gian qua.

Điển hình như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã cụ thể hóa các quy định và nội dung liên quan đến quản lý chất thải nhựa; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia “tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đã đặt ra yêu cầu “Thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương”.

Mới đây nhất, Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 3257/QĐ-BTNMT ngày 07/11/2023 về tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam đối với bao bì nhựa thân thiện với môi trường. Tiêu chí chung yêu cầu sản phẩm được sản xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. Ba tiêu chí cụ thể gồm: về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; về đặc tính kỹ thuật, giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong sản phẩm; về thu hồi, tái chế, xử lý, thải bỏ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn
(PLVN) - Tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán tại Đắk Nông ngày càng khốc liệt khiến hàng chục hồ, đập chứa nước trên địa bàn cạn kiệt nguồn nước. Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.900 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và đầu tư các công trình thủy lợi mới.

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.

Thầy thuốc đông y trên hành trình bảo vệ động vật hoang dã

Đại biểu tham dự hội thảo “Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. (Nguồn: Choice)
(PLVN) - Từ lâu, các thành phần từ động vật hoang dã đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền (YHCT) để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc này đã và đang góp phần đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong YHCT trở nên vô cùng cấp thiết. Và hơn ai hết, vai trò của các nhà khoa học, bác sĩ đông y, các công ty dược phẩm, lương y và người hành nghề YHCT rất quan trọng.

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025
(PLVN) - Ngày 19/4, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia tổ chức chương trình "Làm sạch Trái Đất", hưởng ứng Ngày Trái Đất (22/4) 2025, nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Chương trình khởi xướng tại biển Phước Hải (TP Vũng Tàu)...

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2025, thời tiết trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi, không xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường, tạo điều kiện thuận tiện cho các hoạt động du lịch, vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời.