Tăng cường bình đẳng giới trong “cuộc chiến” chống ô nhiễm nhựa

Phụ nữ thường tiếp xúc với các sản phẩm nhựa nhiều hơn nam giới. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Phụ nữ thường tiếp xúc với các sản phẩm nhựa nhiều hơn nam giới. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phụ nữ giữ vai trò chủ đạo trong việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa chính thức và không chính thức tại các hộ gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất thải nhựa đến sức khỏe phụ nữ, trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

Nguy cơ phơi nhiễm với ô nhiễm nhựa

Được công bố gần đây, Báo cáo đánh giá hiện trạng về giới (GESI) trong chuỗi giá trị nhựa tại Việt Nam của Chương trình đối tác hành động Quốc gia về nhựa (NPAP) nêu bật những đánh giá về bối cảnh giới và vấn đề phát triển toàn diện trong hệ thống quản lý chất thải nhựa của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ giữ trách nhiệm chính trong việc quản lý công việc nội trợ hàng ngày và họ chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng các sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất thải nhựa đến sức khỏe phụ nữ, trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.

Tại Hội thảo về Bình đẳng giới và Phát triển toàn diện trong quản lý chất thải nhựa do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hợp tác cùng Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và UNDP Việt Nam tổ chức, ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam đánh giá: “Phụ nữ giữ vai trò chủ đạo trong việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa chính thức và không chính thức tại các hộ gia đình và cộng đồng”.

Ông Patrick Haverman cũng nhấn mạnh, chính quyền và cộng đồng cần ghi nhận sự đóng góp này trong quá trình xây dựng chính sách. Các nhà hoạch định chính sách cần có thêm các nghiên cứu, dữ liệu và bằng chứng về những vấn đề liên quan đến nhựa, giới và hòa nhập xã hội nhằm tránh mọi tác động tiêu cực đối với phụ nữ, lao động di cư và các nhóm dễ bị tổn thương khác trong quá trình thực thi chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Về những tác động của ô nhiễm môi trường tới phụ nữ, bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, trong công việc, cuộc sống hàng ngày, phụ nữ tiếp xúc với môi trường nhiều hơn nam giới. Với bản chất sinh học nhạy cảm hơn nam giới, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều hơn, đặc biệt khi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Tại một số nước, trong đó có Việt Nam, phụ nữ thường gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe do sự phơi nhiễm các chất ô nhiễm. Tỷ lệ các ca ung thư cá biệt (đặc biệt là ung thư vú), sự rối loạn khả năng sinh sản và suy nhược mãn tính là một số vấn đề thường gặp, phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới.

Hợp tác nhằm củng cố vai trò của phụ nữ

Những đánh giá về vai trò, nguy cơ rủi ro của phụ nữ trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa tại Việt Nam là cơ sở thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác giữa các bên liên quan nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong công tác quản lý chất thải rắn hiệu quả ở Việt Nam.

Là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xác định bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện nhiều nhiệm kỳ. Cụ thể, với cách tiếp cận từ giới và môi trường, trong đó có vấn đề chất thải nhựa, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục xác định bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong thời gian tới trong các cấp hội và hội viên, phụ nữ.

Về mặt hợp tác quốc tế, Chính phủ Canada đang phối hợp với các đối tác trên toàn thế giới cùng hướng đến mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa, trong đó có Việt Nam, thông qua NPAP. Ngài Shawn Steil - Đại sứ Canada tại Việt Nam cho biết: “Ở Việt Nam, phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong kinh doanh, quản lý nguồn lực, xử lý chất thải và công việc chăm sóc không được trả lương - mà phần lớn các hoạt động này được diễn ra trong khu vực không chính thức. Các chương trình, dự án tài trợ của Canada tập trung hỗ trợ quyền và sinh kế của phụ nữ nhằm đóng góp cho các nỗ lực chuyển dịch sang một nền kinh tế nhựa bền vững hơn và mang tính tuần hoàn hơn”.

Theo Đại sứ, cần thiết áp dụng cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn để khắc phục các vấn đề trong sản xuất, sử dụng và xử lý nhựa; đồng thời hiểu rõ những thách thức ngày càng lớn đối với sức khỏe con người, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Việc phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải nhựa còn hạn chế, có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế, trong khi 90% người thu gom và nhặt phế liệu là phụ nữ. Đây là ngành nghề tiếp xúc với môi trường độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đọc thêm

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.

Cảnh báo mưa lớn

Ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời lạnh, có nơi dưới 17 độ C. (Ảnh minh họa).
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm nay, 29/10, hầu khắp miền Bắc trời lạnh. Trong khi đó ở miền Trung, mưa lớn vẫn tiếp diễn.

Bão số 6 giật cấp 11 đang ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16.3 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h.