Nuốt 'tiên dược' mật rắn để chữa ung thư?

Nuốt 'tiên dược' mật rắn để chữa ung thư?
(PLO) -Chị Hoàng Oanh (27 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Bố chị bị mắc bệnh ung thư vòm họng. Chị nghe một số người bạn bảo mỗi tuần uống 2 túi mật rắn, nhất là loại rắn độc, thì dù là ung thư di căn cũng có thể khỏi...

Không bổ dọc thì bổ ngang 

Không biết từ bao giờ, hễ đau lưng, nhức mỏi, mắt mờ… hay kể cả  muốn tăng cường năng lực phòng the, người ta lại khuyên nhau dùng mật động vật. Cái túi mật bé tí tẹo màu xanh nằm lẫn trong lục phủ ngũ tạng của động vật được gán cho đủ thứ công dụng để chữa trị các triệu chứng bệnh lý.

Thậm chí chẳng cần đau ốm, nhưng với cách nghĩ, cứ ăn, uống mật động vật thì không bổ chỗ này cũng bổ chỗ kia, nhiều người vẫn nhắm mắt nuốt vào bụng từ mật gấu, ba ba, trăn, rắn cho đến những loại không mất tiền có thể xin được như mật cá chép, cá trôi, mật lợn...  

Liên quan đến vấn đề này, các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, họ đã tiếp nhận một số trường hợp ngộ độc do nuốt mật cá trắm đen để trị bệnh. Ngay cả đến bác sĩ cũng còn choáng trước những cách chữa bệnh có một không hai này.

Cách đây ít lâu, Trung tâm này tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn T (38 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) vào cấp cứu trong tình trạng suy gan với biểu hiện vàng da, vàng mắt, tiểu ít do suy thận cấp.

Theo lời kể từ người nhà bệnh nhân thì do anh T bị đau dạ dày, cũng đã tìm uống nhiều thuốc nhưng không khỏi. Nghe một người bạn mách nước, chỉ cần uống 3 túi mật cá trắm đen là sẽ khỏi đau. Ngay lập tức, anh T đi mua mật cá trắm (con cá nặng khoảng 3kg) về dùng. Chỉ 2 giờ sau, anh T đau bụng, nôn dữ dội.

Ban đầu, anh nghĩ, đó chỉ là tác dụng phụ nên không chịu đi viện. Nhưng để lâu, anh bắt đầu có hiện tượng tiêu chảy sau đó mặt sưng phù, bụng trướng to. Ngay lập tức, anh T được các bác sĩ chỉ định chuyển lên Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Hay như trường hợp chị H tại Hà Nội vì đau lưng nên cũng tự ý nuốt mật cá trắm đen. Nghe mọi người “mách nước”, chị H đã cất công đi kiếm mật của cá trắm đen nặng 7kg. Sau khi uống mật khoảng 2 giờ, chị H cũng bị đau bụng dữ dội, mặt mũi tím tái, nôn thốc tháo...

TS. Đoàn Xuân Cơ, Phó Trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân đã bị ngộ độc Alcol steroid 27 Carbon – một loại độc tố có trong mật cá. Loại độc tố này có thể gây tổn thương gan thận, phù phổi, phù não cấp tính hay hoại tử ống thận dẫn đến suy gan, suy thận. Nặng hơn bệnh nhân có thể tử vong. 

Cùng với mật, dân nhậu vẫn có thói quen pha tiết các loại động vật vào rượu. Thấy mọi người kháo nhau tiết ba ba pha với rượu trắng sẽ tốt cho sinh lý, anh Nguyễn Văn Thanh ở Vĩnh Phúc, liền nhờ người mua hộ ba ba.

Gia đình thấy anh uống thứ đồ lạ thì khuyên can nhưng đều bị bỏ ngoài tai. Vì chưa uống quen nên anh Thanh chỉ uống từng ngụm một. Khoảng 1 tiếng sau, anh Thanh thấy chóng mặt, bủn rủn chân tay, người lạnh toát, bụng có biểu hiện đau sau đó nôn mửa. Gia đình vội vàng đưa anh đi viện kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy men gan của anh tăng gần 200 lần so với mức bình thường. 

Chết vì nghe nói

Theo tìm hiểu của phóng viên, công dụng của những túi mật động vật đa phần đã được thổi phồng lên. Ngoài mật cá trắm đen, không ít người còn truyền tai nhau cách sử dụng mật các loại động vật để chữa bệnh, tốt cho sức khỏe như mật lợn, mật gấu. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, mật rắn pha với một chút mật ong sẽ chữa được bệnh ung thư (?!)

 Vì tin đồn này mà không ít người đang mắc căn bệnh quái ác sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua rắn từ miền núi về lấy mật chữa bệnh. Cá biệt, nhiều người còn nghĩ ra cách, phơi khô túi mật cho dễ nuốt.

Không giấu được sự ân hận, Chị Hoàng Oanh (27 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Bố chị bị mắc bệnh ung thư vòm họng. Chị nghe một số người bạn bảo rằng, mỗi tuần uống 2 túi mật rắn, nhất là loại rắn độc, thì dù là ung thư di căn cũng có thể khỏi. Mừng quá, gia đình chị Oanh liền nhờ một vài người quen trên Phú Thọ mua hộ 5 con rắn loại độc nhất về lấy mật cho bố uống dần.

“Tôi còn nghe nói, tiết rắn độc pha với nước dừa còn quý hơn cả “thần dược”. Chính vì thế, để không lãng phí, tôi kết hợp cho cụ uống cả mật rắn với tiết rắn pha nước dừa. Ban đầu, bố tôi nhất định không uống vì cho rằng nó chỉ là tin đồn. Nhưng khi tôi đưa ra một vài trường hợp đã uống và khỏi bệnh thì cụ mới nghe theo”, chị Oanh kể.

Nhưng uống chưa được 3 tiếng thì bố chị Oanh bỗng nhiên nôn ói, mặt tái xanh. Ông cụ bảo trong người vô cùng khó chịu. Đưa cụ đi viện thì các bác sỹ chẩn đoán, do ông cụ uống mật rắn độc nên có triệu chứng như vậy. Nếu không muốn mất mạng thì phải dừng uống loại “thần dược” đó ngay. 

Trước tình trạng nhiều người tự ý nuốt sống mật động vật để chữa bệnh, TS. Hà Trần Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho rằng việc tự ý uống mật động vật để trị bệnh là vô cùng nguy hiểm. Bản thân Trung tâm Chống độc cũng đã cấp cứu cho rất nhiều bệnh nhân nhập viện vì sử dụng mật động vật, nhiều nhất là do nuốt mật cá trắm.

“Bệnh nhân ngộ độc mật cá trắm nhiều đến mức tôi cũng không thể thống kê hết được. Chúng tôi đã hỏi hầu hết những bệnh nhân này về lý do ăn mật và đều nhận được câu trả lời rất ngô nghê là họ sử dụng chỉ vì nghe nói nuốt mật thì sẽ chữa được nhiều loại bệnh. Tuy nhiên khi chất vấn thêm họ nghe ai nói thì bệnh nhân đều trả lời do truyền miệng từ hàng xóm hoặc bạn bè”, TS Hưng ngán ngẩm.  

Mặt khác, theo TS. Hưng trong hầu hết các loại động vật thì cá trắm có mật to nhất. Cộng thêm tâm lý không mất tiền mua nên khá nhiều người dân, đặc biệt là bà con ở nông thôn hoặc ngoại thành cứ vô tư sử dụng mà không biết rằng đang đặt chính bản thân mình vào tay thần chết. 

Trong khi đó, Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội khẳng định, không có chuyện mật rắn chữa được bệnh ung thư. Đó chỉ là lời truyền miệng hoặc được những người buôn bán cố tình tung tin đồn để trục lợi. Cũng theo ông Trung, hiện nay chưa có bất cứ một tài liệu y học nào khẳng định mật động vật có thể bồi bổ sức khỏe hay chữa bệnh cho con người qua đường ăn uống.

“Tất cả các loại mật động vật đều có độc tố, dù hàm lượng chất độc trong từng loại mật có thể khác nhau nhưng nếu sử dụng tùy tiện, sử dụng nhiều đều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc nuốt mật động vật có hại nhiều hơn lợi.

Đặc biệt trong điều kiện an toàn thực phẩm hiện nay còn nhiều điều đáng lo ngại. Nếu không may nuốt phải mật động vật bị bệnh, nhiễm giun, sán hay khuẩn thì vô cùng nguy hiểm sẽ dẫn đến ngộ độc, viêm dạ dày, viêm gan, viêm đường dẫn mật, viêm tụy, thậm chí tử vong nhanh chóng” - lương y Vũ Quốc Trung nhận định. 

Đọc thêm

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...