Nước mắt của cô giáo trẻ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cô gái ấy ngồi bên hiên nhà, đôi bờ vai khẽ run lên nức nở. Cô đang khóc, nhưng âm thanh nghẹn ngào không thoát ra khỏi cổ họng. Cô định bụng ngồi đấy một lát, nước mắt rơi hết cho khuây khỏa, rồi cô sẽ lau nước mắt và bước vào nhà, như chưa hề có chuyện buồn nào xảy ra.

Cô gái ấy đang mặc một chiếc áo dài màu xanh da trời có điểm mấy cánh cúc dại trắng tinh khôi. Đó là chiếc áo dài cô cực kì yêu thích. Mẹ đã tặng nó cho cô ngày cô chính thức đứng trên bục giảng, thành người kế nghiệp của mẹ, một “người đưa đò”.

Nhưng chiếc áo dài ấy giờ đây đang lấm lem bẩn. Nếu là mọi khi, cô sẽ nhanh chóng đi gột sạch, sợ màu đất bùn để lâu sẽ khó phai đi. Nhưng chiều nay cô chẳng muốn làm gì hết. Chỉ muốn ngồi ở hiên nhà, dưới bóng cây sung già để nước mắt lăn dài, mong vơi bớt nỗi niềm chất chứa trong lòng. 

Ngày hôm nay là một ngày dài và nặng nề biết mấy. Sáng hôm ấy, khi cô đang đứng trên bục giảng thì người nhà học sinh kéo đến tận cửa lớp, đòi cô ra nói chuyện phải trái. Rồi họ kéo cô lên văn phòng ban giám hiệu. Tại đây, cả cha mẹ, gia đình em học sinh thi nhau tố cáo cô. Em học sinh đứng đó, mặt câng câng nhìn cô thách thức. Cô chỉ biết sững người khi sự việc như thế rơi xuống đầu mình.

Ngày hôm trước, cô phát hiện em học sinh ấy cùng một số nam sinh đang xúm nhau giật tóc một bạn nữ trong lớp. Bạn nữ khổ sở, né tránh, còn các bạn nam cứ làm càn xông đến. Cô đã nghiêm giọng, yêu cầu các học sinh nam không được hành xử như thế với bạn học.

Thế là chúng nói với cô: “Không giật tóc bạn thì tụi em giật tóc cô được không”? Cô gái trẻ đã rất tức giận trước thái độ xấc xược ấy. Cô yêu cầu ba em học sinh quỳ trên bục giảng suốt 15 phút đầu của tiết học, vừa quỳ vừa nghe giảng. Cô nghĩ, có lẽ nên mời phụ huynh lên làm việc để nhà trường và gia đình phối hợp uốn nắn các em.

Ấy thế mà cô chưa kịp mời họ đã đến. Còn rất hùng hổ. Họ bảo, con họ ở nhà sức khỏe yếu, họ còn không dám đánh, mắng tiếng nào. Thế mà cô giáo nỡ lòng nào bắt con họ quỳ cả nửa tiết học. Chân và đầu gối con họ sưng to, khiến em không đi học nổi, về nhà cứ khóc mãi. Cô gái trẻ nghe mà ngỡ ngàng.

Kết thúc màn chửi mắng, bắt vạ ấy, nhà trường yêu cầu cô giáo phải xin lỗi gia đình em học sinh nọ và cam kết không tái phạm hành vi “có tính chất bạo lực” đối với học sinh. Người nhà học sinh hả hê ra về. Cô gái trẻ khi lầm lũi dắt xe ra khỏi sân trường vắng lặng, một nhóm học sinh nam gần đó hú lên chế giễu, lấy bùn trong sân trường ném vào vạt áo cô. Cô giáo nhận ra vài em trong số đó là học sinh đã bị cô bắt quỳ hôm trước.

Cô giáo chỉ là một cô gái trẻ hơn hai mươi. Cô ra trường cũng mới hơn một năm. Cô muốn đem những gì mình đã học ở giảng đường, những gì mình đã nghiên cứu, học hỏi truyền đạt cho các em học sinh. Cô là một cô giáo dạy văn đầy nhiệt huyết nhưng cũng đầy mẫn cảm…

Khi bờ vai vẫn còn run lên nức nở, bỗng một bàn tay ấm áp đặt lên mái tóc cô. Một người khẽ khàng ngồi xuống bên cô. Đấy là bà giáo, mẹ cô. Người phụ nữ có 30 năm trong nghề giáo, nay đã về hưu. Chồng mất, bà có 3 đứa con, nhưng 2 đứa đầu đã thành đạt, sống ở thành phố lớn. Chỉ có con gái út đi theo nghề của mẹ.

Hồi ấy, chồng mới mất, con gái út còn nhỏ, bà giáo thường đưa con đến trường nơi mình dạy học. Cô bé út nhỏ xinh sẽ đi thơ thẩn trong sân trường trong lúc mẹ dạy, hay được kê chiếc ghế nhỏ ngồi ở cuối lớp, lúc thì lắng nghe lời giảng, dù chẳng hiểu gì, lúc thì khẽ ngủ gật trong lớp học.

Có lẽ, những ngày tháng ấy đã khiến trong lòng cô thấm sâu tình yêu đối với nghề giáo lúc nào chẳng hay. Ngày tốt nghiệp được mẹ tặng bó hoa, ngày đầu tiên đứng trên giảng đường nhìn xuống ánh mắt học sinh lấp lánh bên dưới, đều là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời cô. 

Giờ đây, cô đang tựa đầu vào vai mẹ khóc òa. Bà giáo lặng im để con khóc, rồi cũng lặng im nghe cô giáo trẻ kể lại những gì cô đã trải qua hôm nay. Cô nức nở hỏi: “Con chỉ muốn phạt học sinh nghiêm nghiêm một tí để sau này các em không phá nữa. Con chỉ muốn các em có ý thức hơn, ngoan lên, như thế là sai sao mẹ”?

Bà giáo khẽ trả lời: “Con không sai nhưng con không khéo. Có nhiều cách để uốn nắn các em, thay vì phạt quỳ hay dùng bạo lực”. Cô gái trẻ ngước đôi mắt còn lóng lánh nước, hỏi mẹ: “Ngày xưa con vẫn thấy mẹ phạt học sinh, còn phạt nặng hơn thế nhưng các anh chị vẫn thương, vẫn quý mẹ, ra trường vẫn quay lại cảm ơn sự dạy dỗ nghiêm khắc mà thương yêu của mẹ. Còn con, tại sao họ đối xử với con như thế?”.

Bà giáo già khẽ vuốt tóc con gái. Con gái bà học rất giỏi, tấm lòng đối với mọi người rất nhiệt thành. Bà khẽ khàng nói với con gái: “Thời của mẹ đã xa. Giờ đây mọi thứ đã khác xưa nhiều lắm”. Thời của bà giáo không có internet, không có những thiết bị điện tử mà học sinh có thể quay lén, ghi trộm giáo viên và tung lên mạng bất cứ lúc nào. Thời của bà không có cái gọi là “cộng đồng mạng” có thể tấn công và dìm chết một người thầy trong sự phẫn nộ của họ, bất chấp nguyên do thực sự của sự việc.

Thời của bà, thầy cô phạt học sinh, phụ huynh còn phải đưa con lên trường xin lỗi. Những năm bà sắp về hưu, đã chứng kiến bao sự đổi thay. Có lần bà gặp cảnh phụ huynh còn kéo lên trường hành hung giáo viên vì dám lấy thước khẽ tay học sinh.

“Vậy con phải thờ ơ, phó mặc các em sao mẹ. Để cho các e muốn hành xử ra sao thì ra hay sao?”, cô giáo trẻ hỏi một cách buồn rầu. Bà giáo già lắc đầu. Dù là thời đại đã khác đi nhiều thì tấm lòng người thầy vẫn phải vẹn nguyên không đổi. Vẫn cần coi giáo dục học sinh là sự nghiệp của đời mình. 

Chỉ là, thời cuộc đã khác thì cách giáo dục cũng phải khác đi. Người giáo viên cũng phải khéo léo, linh động hơn trong cách xử lý vấn đề của học sinh và phụ huynh thay vì đòn roi hay những hình phạt nặng nhẹ.

Còn rất nhiều, rất nhiều điều mà cô giáo trẻ cần phải học trên chặng đường “trồng người” của mình. Bà giáo già khẽ khàng nói trong ánh nắng chiều. Cô giáo trẻ hiểu rằng, con đường mà cô đang đi không chỉ trải đầy hoa hồng mà còn rất nhiều nước mắt. Nhưng dường như, càng hiểu nó, cô lại càng gắn bó và yêu thêm cái nghề vất vả của mình.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT chủ trì thảo luận tại Tọa đàm. (Ảnh: MOET)

Các trường vẫn chưa thể tự chủ trong một số vấn đề

(PLVN) - Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, sau 5 năm, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục đại học đã bộc lộ một số bất cập so với yêu cầu thực tiễn phát triển của đại học Việt Nam.

Đọc thêm

Nguyên nhân nào khiến sinh viên hút thuốc lá điện tử?

Thạc sĩ Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội (người chạy) trong một hoạt động tập thể với sinh viên.
(PLVN) - Theo Phó Bí thư Đoàn Trường đại học Luật Hà Nội, 'đua đòi', thích thể hiện bản thân; sự hấp dẫn về hình thức và hương vị sản phẩm, việc tiếp cận quá dễ dàng... là những nguyên nhân khiến giới trẻ nói chung và không ít sinh viên nói riêng hút thuốc lá điện tử.

TP HCM đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh

Ảnh minh họa

(PLVN) - Để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026. Nếu được thông qua, TP HCM là địa phương đầu tiên thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả cấp học.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.