Nước Đức trước thềm tổng tuyển cử

(PLO) - Cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình diễn ra trong bầu không khí căng thẳng và đối đầu giữa hai ứng viên Thủ tướng Đức là đương kim Thủ tướng Angela Merkel - đại diện cho Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU) và ông Martin Schulz - Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Thủ tướng Merkel. 

Chiến thắng này của Thủ tướng Merkel sẽ tiếp tục là bước tạo đà thuận lợi cho bà trong cuộc tổng tuyển cử tại Đức dự kiến diễn ra vào ngày 24/9.

Tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Merkel (phải) là 49% bỏ xa tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Schulz (trái) với 29%
Tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Merkel (phải) là 49% bỏ xa tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Schulz (trái) với 29%

Chiến thắng rõ ràng

Vào lúc 20 giờ 15 phút ngày 3/9 (giờ Đức) tức 1 giờ 15 phút ngày 4/9 (theo giờ Hà Nội) đã diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa hai ứng viên Thủ tướng Đức là bà Angela Merkel và ông Martin Schulz. Hai kênh truyền hình đại chúng ARD và ZDF và 2 kênh truyền hình trả tiền RTL và SAT.1 của Đức đã cùng tham gia tổ chức buổi tranh luận trực tiếp này.

Trong 97 phút tranh luận căng thẳng, các ứng viên đã đề cập đến các vấn đề “nóng” được cử tri Đức rất quan tâm hiện nay như cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu, căng thẳng ngoại giao giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách đối ngoại, chính sách quốc phòng, an ninh nội bộ và công bằng xã hội. 

Trong phần lớn thời gian, ông Schulz chỉ trích bà Merkel là “xa cách” và công kích bà Merkel chủ yếu xoay quanh các vấn đề về cuộc khủng hoảng người di cư và quan hệ Đức - Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với cuộc khủng hoảng người di cư tại châu Âu năm 2015, ông Schulz chỉ trích quyết định mở rộng biên giới của Thủ tướng Merkel đã kéo theo nhiều hệ lụy như vấn đề giải quyết công ăn việc làm, hội nhập, chính sách xã hội, Hồi giáo cực đoan... Theo ông Schulz, đúng ra bà Merkel đã phải có một phản ứng tốt hơn đối với cuộc khủng hoảng người tị nạn này. Ngoài ra, ứng viên của đảng Dân chủ xã hội Đức cũng công kích bà Merkel về những mâu thuẫn giữa CDU và CSU liên quan đến một số vấn đề như phí cầu đường, lương hưu trong các cuộc bầu cử trước đây. 

Về phần mình, Thủ tướng Merkel khẳng định, Đức đã nỗ lực để phối hợp tốt giữa tiếp nhận người tị nạn để bổ sung vào thị trường lao động Đức, nhất là đối với số lao động nữ. Đối với hoạt động Hồi giáo cực đoan, bà Merkel cho rằng, mặc dù đã gây ra những hành động khủng bố kinh hoàng ở châu Âu nhưng bà tin rằng “Hồi giáo thuộc về Đức”. 

Cho dù kéo dài tới 97 phút nhưng cuộc tranh luận đã không đề cập đến vấn đề khác mà cử tri Đức còn quan tâm cũng như đã được đưa ra trong cương lĩnh tranh cử của cả đương kim Thủ tướng Angela Merkel và Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội Martin Schulz như giáo dục, số hóa, năng lượng, khí hậu, đổi mới, quan liêu... Một cuộc khảo sát được tiến hành ngay trong và sau cuộc tranh luận do Tổ chức Infratest Dimap tiến hành cho đài ARD cho thấy, đánh giá về độ tin cậy, tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Merkel là 49% bỏ xa tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Schulz với 29%. Về độ thuyết phục trong tranh luận, bà Merkel chiếm tỷ lệ 55% và ông Schulz là 35%. Đánh giá chung thực hiện bởi truyền thông Đức, bà Merkel nổi lên như là người chiến thắng rõ ràng của cuộc tranh luận duy nhất trên truyền hình.

Bước tạo đà thuận lợi

Sự kiện hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc đua tranh chức Thủ tướng Đức tham gia tranh luận kéo dài 97 phút đã thu hút sự quan tâm của dư luận và giới truyền thông không chỉ của nước Đức mà còn của toàn thế giới, bởi kết quả cuộc tranh luận sẽ tác động không nhỏ tới lá phiếu của các cử tri Đức, đặc biệt là những người hiện chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho đảng nào. 

Trước thềm cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa đương kim Thủ tướng Đức Merkel và Chủ tịch Đảng Dân chủ xã hội Schulz, giới phân tích nhận định ông Schulz sẽ khó có thể lật ngược được thế cờ trong bối cảnh Thủ tướng Merkel và liên đảng CDU/CSU đang nhận được sự tín nhiệm cao. Các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, thặng dư ngân sách, thương mại và giải quyết việc làm... của Đức hiện nay đều ở mức tốt hơn so với kỳ vọng.

Thủ tướng Merkel đã lên tiếng bảo vệ chính sách mở cửa chào đón người tị nạn mà chính phủ của bà theo đuổi trong những năm qua. Bà khẳng định không hối tiếc trước quyết định của mình, đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng bà đã phạm sai lầm về chính sách này, dù việc 1 triệu người tị nạn từ Syria và Iraq tới Đức trong 2 năm qua đã gây ra những rạn nứt trong liên minh CDU/CSU và khiến uy tín của bà giảm sút mạnh. 

Về chính sách quốc phòng, nhà lãnh đạo Đức cũng khẳng định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng của Berlin sẽ không làm giảm bớt phúc lợi của nước này, đồng thời bác bỏ chỉ trích của SPD rằng bà đang nhượng bộ trước yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ. Ngoài ra, Thủ tướng Merkel cũng thể hiện rõ vai trò lãnh đạo cứng rắn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của mình.

Với những đánh giá tích cực về khả năng điều hành đất nước cùng các ấn tượng thu được từ cử tri trong vòng tranh luận trên truyền hình, đương kim Thủ tướng Đức Merkel vẫn được coi là ứng cử viên sáng giá nhất và gần như nắm chắc trong tay nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư liên tiếp. 

Tin cùng chuyên mục

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Đọc thêm

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.

Một cầu thủ bóng đá được trao Huân chương Tự do Tổng thống

Messi giành Quả bóng vàng 2021. (Ảnh: Euro Sport)
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden vừa trao tặng Huân chương Tự do Tổng thống – danh hiệu cao quý nhất dành cho công dân Mỹ – cho siêu sao bóng đá Messi cùng 18 cá nhân xuất sắc khác. Buổi lễ tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ trong việc làm cho nước Mỹ và thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.