"Nude" bán thân để chống người thi hành công vụ

Bị cáo Nga trong phiên phúc thẩm
Bị cáo Nga trong phiên phúc thẩm
(PLO) - Người phụ nữ bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi chống người thi hành công vụ, bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 24 tháng tù treo. Phiên phúc thẩm mới đây, bị cáo được miễn án tù treo.
Bức xúc vì xe tải của một công ty đi qua ngõ gây ô nhiễm môi trường, lún nứt đường, chị Nguyễn Thị Nga (SN 1978, ngụ số 370, đường 208, thôn An Dương, xã An Đồng, huyện An Dương, Hải Phòng) cùng một số hộ dân dựng barie ngăn cản.  Khi chính quyền đến cưỡng chế tháo dỡ, chị Nga cùng hàng xóm cản trở, lăng mạ cán bộ. 
Khiếu nại công ty “phá đường”
Theo cáo trạng, cuối năm 2013, UBND TP. Hải Phòng ra quyết định cho phép một công ty thuê hơn 8000m2 đất đã được UBND huyện An Dương giải phóng mặt bằng tại thôn An Dương, xã An Đồng để mở rộng xưởng sản xuất hóa mỹ phẩm. Hải Phòng cũng cho phép công ty này được sử dụng hơn 400m2 đất quy hoạch làm mương thoát nước.
Cuối năm 2013, công ty rộng xưởng sản xuất. Khi thấy công ty này nối đường ống thoát nước vào chung đường ống thoát nước tại địa phương và sử dụng xe trọng tải lớn đi qua ngõ 27, một số hộ dân đã khiếu nại lên UBND xã và cơ quan chức năng. Dù nhiều lần họp bàn cách giải quyết nhưng giữa công ty và người dân không đồng nhất ý kiến. 
Năm 2013, hai người phụ nữ cũng tên Nga (Lê Thị Nguyệt Nga và Nguyễn Thị Nga) cùng một số hộ dân trong ngõ 27 đã tự góp tiền, thuê thợ dựng lại cột barie đầu ngõ chặn không cho xe tải đi qua. UBND xã đã mời chính quyền thôn, đại diện công ty và đại diện các hộ dân trong ngõ 27 lên giải quyết nhưng cũng không đạt kết quả. Sau đó UBND đã ra thông báo yêu cầu tự tháo dỡ barie dựng trái phép. Các hộ dân không chấp hành. Xã ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ barie.
Tụt quần, lao vào ôm “công trình đặc biệt”
Khoảng 8h ngày 31/5, công an xã phối hợp với các lực lượng thực hiện cưỡng chế tháo dỡ barie. Trong khi lực lượng cưỡng chế đang tháo dỡ thì hai phụ nữ cùng tên Nga và một số người dân xông ra chửi bới, lăng mạ, xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ. Lãnh đạo xã cùng các ban ngành đã vận động, tuyên truyền nhưng người dân không chấp hành. 
Khi đó chị Nguyệt Nga tự tụt quần dài rồi cùng Nguyễn Thị Nga xông vào ôm lấy cột barie không cho tháo dỡ. 
Đến 12h cùng ngày, phó chủ tịch UBND xã là ông Nguyễn Văn Hiện cùng lãnh đạo huyện vào giải thích, vận động nhưng các hộ dân vẫn không chấp hành. Tiếp đó lực lượng chức năng tháo dỡ barie thì hai phụ nữ trên lại xông vào ôm lấy cột barie. 
Khi công an xã đến yêu cầu chị Nga rời khỏi cột barie thì xảy ra giằng co, người phụ nữ dùng chân đạp vào khung ảnh khiến kính vỡ đâm vào tay trái một công an viên. Cùng lúc đó một công an viên khác đến yêu cầu Lê Thị Nguyệt Nga ra khỏi vị trí cột barie thì bị người phụ nữ cắn vào tay. Công an đưa hai phụ nữ trên về trụ sở làm việc. 
Khoảng 8h ngày 6/8/2014, các lực lượng huyện, xã cùng công ty tổ chức thi công cải tạo, nâng cấp ngõ 27 thì hai phụ nữ tên Nga cùng người dân tiếp tục ra chửi bới, xúc phạm lực lượng chức năng. Họ lao ra chặn máy xúc, không cho lắp ống thoát nước và cản trở xe tải không cho vào chở đất, vật liệu phục vụ thi công. 
Khi phó chủ tịch xã đến vận động, hai chị này tiếp tục chửi bới và có lời lẽ kích động để một số đối tượng tự xưng thương binh đến phỏng vấn, quay phim gây sức ép. 
Đến 10h30’ cùng ngày, khi lực lượng cảnh sát cơ động đến hỗ trợ thì lực lượng thi công mới thực hiện được nhiệm vụ. Ngày 18/8/2014, CSĐT CA huyện An Dương ra lệnh bắt tạm giam bị cáo Nguyễn Thị Nga, còn Lê Thị Nguyệt Nga bỏ trốn, đến nay vẫn chưa rõ tung tích.
Bị cáo chối tội 
Tại phiên phúc thẩm vừa qua, bị cáo Nga liên tục trả lời: “Tôi không có tội”. Chồng bị cáo phải hỗ trợ, liên tục nhắc lại lời HĐXX trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa. Chồng bị cáo  cho rằng: “Trong phiên tòa sơ thẩm, tôi xác nhận nghe rõ lời khai chứ không xác nhận những lời khai trong phiên tòa là đúng. Bản án sơ thẩm phản ánh không đúng thực tế và hành vi của bị cáo”.
Ông Nam (chồng bị cáo) cho biết: Hai lần chính quyền đến cưỡng chế tháo dỡ barie thì ông đều có mặt tại hiện trường và vợ mình không hề cản trở, chống lại lực lượng chức năng. 
Ông Nam trình bày, khi công ty cho xe trọng tải lớn đi qua khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, lún nứt đường ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đoạn đường 208 có nhiều nơi được hỗ trợ lập barie nhưng ở ngõ 27 thì không. Sau đó, khoảng hơn 20 hộ dân trong ngõ đã góp tiền xây dựng hai cột barie ngăn chặn xe tải đi vào khu dân cư.
“Người dân chúng tôi góp tiền xây đường nên không thể để cho những xe tải “cày” nát đường. Mặc dù đã làm nhiều đơn lên chính quyền nhưng chưa được giải quyết đã bị cưỡng chế”, ông Nam nói. 
“Đường ngõ do người dân xây dựng, chúng tôi đã làm đơn đề nghị cơ quan chức năng can thiệp nạn xe tải phá đường nhưng chưa được giải quyết. Vì vậy người dân ngăn cản xe quá tải, tại sao gọi là hành động sai trái”, chồng bị cáo Nga tranh luận.
Phản bác, chủ tọa phiên tòa đưa ra lập luận ba lần UBND xã ra thông báo giải tỏa barie. Ngoài ra, UBND huyện đã có công văn giao cho UBND xã tháo dỡ barie, và: “Mặc dù bị cáo bảo vệ quyền lợi chung của khu dân cư nhưng tự ý xây dựng barie khi chưa được cho phép là không đúng pháp luật”, vị chủ tọa nêu quan điểm.
Bản án khoan hồng, miễn hình phạt
Đại diện VKS cho rằng bị cáo phạm tội nhiều lần và hành vi ôm cột barie, ngăn cản, lăng mạ đoàn cưỡng chế nên phạm tội chống người thi hành công vụ. Bị cáo kháng án không phù hợp nên VKS đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm. 
Sau giờ nghị án, HĐXX cho rằng hành vi của bị cáo là chống người thi hành công vụ. Tính chất vụ án là nghiêm trọng, hành vi phạm tội đã xâm hại đến hoạt động bình thường đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm giảm hiệu lực quản lý của cơ quan Nhà nước, gây mất trật tự an ninh địa phương, gây dư luận xấu trong nhân dân. Chính vì vậy cần xử phạt nghiêm khắc. 
Về tình tiết giảm nhẹ, bị cáo khai báo thành khẩn, gia đình có bố đẻ tham gia cách mạng, là thương binh hạng 4/4. Sau khi phạm tội, bị cáo bị bệnh tâm thần, rối loại cảm xúc, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, cần “khoan hồng đặc biệt”. HĐXX không chấp nhận kháng cáo của người đại diện hợp pháp cho bị cáo nhưng sửa bản án sơ thẩm, miễn hình phạt./.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.