Một số người sống tại khu vực phường 9 (Q.Phú Nhuận, TP HCM), kể, nhiều đêm ngủ họ bị chuột cắn chảy máu mấy đầu ngón chân... Tuy nhiên, nỗi kinh hoàng mà chuột gây ra phải kể đến khu vực phường 15 (quận Tân Bình). Dù nơi này luôn có người qua lại và nhà sát vách nhau nhưng chuột vẫn ngang nhiên "mưu sinh". Khi lượng thức ăn bên ngoài hết, chúng đào lỗ tràn vào nhà người dân...
Con ông N.V.T điều trị tại bệnh viện |
Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm virút Hanta, bệnh viện quận Phú Nhuận đã khẩn trương chuyển bệnh nhân T. sang bệnh viện Nhiệt Đới tiếp tục điều trị. Tại đây, các bác sĩ đã gửi mẫu qua Viện Pasteur T.HCM. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông T. dương tính với virút Hanta – một loại virút ở chuột có khả năng suy gan, suy thận cấp.
Do khai thác kỹ lâm sàng bệnh nhân N.V.T. nên bệnh viện Nhiệt Đới đã điều trị thành công cho ca bệnh này.
Bệnh nhân T. đã được xuất viện trong tình trạng sức khoẻ ổn định. Lý giải cho việc hai bố con ông T. cùng bị chuột cắn nhưng khi ông T. nhiễm virút Hanta và đã được chữa khỏi thì con trai ông này mới phát hiện, các chuyên gia về ký sinh trùng cho biết, do kháng thể mỗi người khác nhau và thời gian ủ bệnh khác nhau nên ông T. phát bệnh đã khỏi thì người con mới phát bệnh.
Ngay khi phát hiện có bệnh nhân nhiễm virút Hanta, Viện Pasteur TPHCM đã cử nhân viên xuống địa phương nơi gia đình ông T. cư ngụ để có kế hoạch hỗ trợ người dân diệt chuột và phòng ngừa bệnh. Từ 25 con chuột được Viện Pasteur mang đi xét nghiệm, có 3 mẫu dương tính với virus Hata gây suy thận cấp, đặc biệt cả 3 đều là chuột cống.
Bác sĩ Võ Minh Quang - Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết, ngoài trường hợp của ông T., bệnh viện cũng đã tiếp nhận một số bệnh nhân dương tính với virus Hanta do tiếp xúc với chuột. Không bệnh nhân nào tử vong.
Tuy nhiên, khó khăn nhất của bệnh là dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Các bệnh nhân đều có triệu chứng giống nhau như bệnh sốt xuất huyết. Nhưng quá trình điều trị bệnh, người bệnh không thuyên giảm, các bác sĩ mới xác định được bệnh nhân bị nhiễm Hantavirus.
Bầy chuột hoành hành tại khu dân cư thuộc địa phận P.15, Q.Bình Tân (TP.HCM)
|
Lũ chuột theo đàn ra khỏi hang ổ đi tìm thức ăn |
Tuy nhiên, nỗi kinh hoàng mà chuột gây ra phải kể đến khu vực phường 15 (quận Tân Bình). Dù nơi này luôn có người qua lại và nằm sát vách nhiều hộ dân khác nhưng chuột vẫn ngang nhiên "mưu sinh". Khi lượng thức ăn bên ngoài hết, đàn chuột bắt đầu đào lỗ tràn vào nhà người dân, đục tung nền gạch, cắn xé bất kì thứ gì chúng gặp phải.
Chuột ở khu vực này đang đông lên rất nhanh. Mặc dù người dân đã làm đủ cách để ngăn chặn như dùng keo diệt chuột, bẫy lồng, bẫy kẹp nhưng mỗi lần “dính” chỉ được 1 con, không đủ khả năng làm giảm số lượng chuột hiện có.
Chuột bạo đến mức độ lao ra tận ghế đá trong khu dân cư |
Chân dung "cậu "tý" mang mầm móng dịch bệnh |
Cũng theo TS.BS Siêu, nếu sử dụng hóa chất để diệt chuột trên diện rộng thì ảnh hưởng của hóa chất đến môi trường, vật nuôi và con người rất khó tránh khỏi. Dùng thuốc bẫy là biện pháp bất đắc dĩ và chỉ bên triển khai tại các bãi rác nơi có nhiều chuột sinh sôi phát triển.
Phương pháp đặt bẫy truyền thống chỉ có tác dụng trong ít ngày vì loài động vật tinh ranh này có thể hoàn thiện kỹ năng tránh bẫy. Vài năm trở lại đây, phương pháp diệt chuột bằng men vi sinh đã được triển khai trên địa bàn thành phố nhưng tính hiệu quả cũng như tác động của nó vẫn chưa được chứng minh, nên Bộ Y tế chưa phê duyệt.
T.S Siêu nhấn mạnh, trong trường hợp sử dụng hóa chất để diệt chuột, người dân sẽ được thông báo cụ thể về kế hoạch thu gom chuột chết để được tiêu hủy theo đúng quy định. Sau một đêm diệt chuột, tùy từng địa phương sẽ có lực lượng đến từng nhà thu gom xác chuột hoặc người dân sẽ nộp xác chuột cho trạm y tế địa phương.
Bên cạnh việc diệt chuột cần phải diệt cả bọ chét sống trên mình chuột bởi khi chuột bị diệt hàng loạt, bọ chét sẽ bám trên tường, cắn vào người, lây bệnh cho người. Bọ chét thường gây bệnh dịch hạch.