Nơi thờ tự nói không với vàng mã

Côn Đảo kiên quyết thực hiện chủ trương Nói không với hoạt động cúng, đốt vàng mã. (Ảnh: Văn Quang)
Côn Đảo kiên quyết thực hiện chủ trương Nói không với hoạt động cúng, đốt vàng mã. (Ảnh: Văn Quang)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh rất nhiều về tình trạng đốt vàng mã. Tệ đốt vàng mã đã gây ra sự lãng phí lớn về mặt kinh tế cho xã hội, ảnh hưởng tới môi trường, dễ gây hỏa hoạn. Hiện nay, một số nơi thờ tự đã nói không với vàng mã, số tiền công đức dành làm thiện nguyện.

Dừng đốt vàng mã, năng làm thiện nguyện

Từ ngày 01/7/2024, các di tích trên địa bàn huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức thực hiện việc “Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã”, mở đầu bằng chương trình “Ngày thứ Bảy Giỏ lễ xanh”. Việc nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã tại các di tích do UBND huyện quản lý di tích Nghĩa trang Hàng Dương, đền thờ Côn Đảo và các điểm di tích trên địa bàn Côn Đảo cũng nhằm góp phần thực hiện Đề án “Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 495 ngày 16/3/2023.

Theo chủ trương của huyện, người dân và du khách có thể lựa chọn các mâm lễ với hoa quả, trái cây và các vật dụng thân thiện với môi trường để dâng lễ và thắp hương, nhang tại các điểm di tích theo đúng quy định, thể hiện lòng thành kính của mỗi người, thay vì sử dụng hàng mã, đồ mã và các vật dụng bằng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần, qua đó góp phần chung tay cùng với huyện Côn Đảo trong công tác bảo vệ môi trường, giảm rác thải nhựa, giảm khói bụi ô nhiễm do hoạt động đốt hàng mã gây ra, từ đó xây dựng hình ảnh Côn Đảo xanh, thân thiện, văn minh.

Sau tuần đầu triển khai thực hiện, theo đánh giá của huyện Côn Đảo, về cơ bản chủ trương “Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã” tại các di tích đã nhận được sự đồng thuận của Nhân dân và du khách, số lượng hàng mã, đồ mã dâng cúng đã được hạn chế, việc đốt hương, nhang giảm dần tại các di tích, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy.

Hơn chục năm gần đây, một số đền, phủ, chùa đã đi đầu việc không đốt vàng mã. Ví như chùa Liên Hoa, tại quận 11, TP HCM, năm 1998 ra thông báo các phật tử khi đến chùa cúng vong linh xin miễn đốt giấy tiền, vàng mã, để lấy số tiền chuẩn bị đốt chuyển thành tiền thật, cứu giúp bà con nghèo và học sinh vùng sâu, vùng xa. Lò hoá vàng tại chùa được dỡ bỏ, việc thắp nhang trong chùa cũng được hạn chế. Đến nay, đã hơn 20 năm, chùa Liên Hoa không có vàng mã, thay vào đó, ngôi chùa đã trở thành địa chỉ ấm áp với những tấm lòng sẻ chia, thiện nguyện.

Một ngôi chùa khác ở miền Bắc nhiều năm qua cũng được biết đến là nơi không đặt hòm công đức, không đốt vàng mã. Đó là chùa Tiêu, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa yêu cầu các phật tử và người đi lễ không đốt vàng mã, không đặt tiền lễ và không dâng cúng rượu, thịt. Trụ trì nhà chùa cho rằng, việc đốt vàng mã không mang ý nghĩa gì lại tốn kém tiền bạc, gây hại môi trường. Vì vậy, đốt vàng mã với suy nghĩ “trần sao âm vậy” là điều cần phải thay đổi. Mọi người đi chùa để tâm thanh tịnh, để tìm về chính đạo, để tu hành, tìm về tiền nhân, đừng để sự vướng bận, vội vã, xô bồ, mê tín tại ngôi chùa cổ kính này.

Chùa Tiêu ghi rõ các quy định về những điều không được làm tại đây. (Ảnh: Đoàn Bổng)

Chùa Tiêu ghi rõ các quy định về những điều không được làm tại đây. (Ảnh: Đoàn Bổng)

Cũng là một ngôi chùa hiếm gặp với việc duy trì không đốt vàng mã trong suốt 10 năm qua, chùa Cự Linh ở xã Tân Hưng (TP Hải Dương) đã thường xuyên tuyên truyền cho các phật tử về việc không đốt vàng mã và chuyển sang làm những điều có ích cho cộng đồng. Nội quy không đốt vàng mã được chùa Cự Linh duy trì từ năm 2010. Sư thầy trụ trì chùa Cự Linh nghĩ ra cách tổ chức 2 khóa lễ, một khóa dành cho những người muốn đốt vàng mã, một khóa cho những người không đốt vàng mã. Với khóa lễ đốt vàng mã, sau khi thực hành nghi lễ xong, sư thầy dành thêm thời gian để tuyên truyền, giảng giải cho mọi người hiểu Phật giáo không khuyến khích đốt vàng mã và vì sao nên dừng lại. Tại các khóa tu do chùa tổ chức, sư thầy đều dành ra ít nhất một giờ để thuyết giảng về việc này. Sư thầy cũng đề nghị các phật tử hỗ trợ nhà chùa tuyên truyền đến người thân trong gia đình, bạn bè, bà con lối xóm không đốt vàng mã, không nhét tiền vàng vào quan tài người chết, không rải tiền vàng ra đường khi nhà có đám tang...

Ông Trương Tín Hồi - Trưởng ban Quản lý Di tích phủ Tây Hồ (Hà Nội) chia sẻ: “Trong khi Chính phủ đang kêu gọi toàn dân tiết kiệm, chỉ vì mê tín dị đoan, người dân lại đang tay đốt số tiền hàng trăm tỉ đồng - số tiền thấm đẫm mồ hôi và nước mắt. Với số tiền ấy, chúng ta có thể xây thêm nhiều trường học, nhiều mái nhà cho những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng hay những trẻ em lang thang cơ nhỡ, lo thuốc men cho trẻ tàn tật...”. Từ nhiều năm nay, Ban Quản lý phủ Tây Hồ hạn chế đốt vàng mã. Mỗi khách thập phương chỉ được thắp một nén nhang. Từ việc làm thiết thực đó, phủ Tây Hồ luôn đi đầu việc tiết kiệm và chống mê tín dị đoan. Đặc biệt, hàng năm, phủ Tây Hồ đã góp tiền công đức để hỗ trợ người nghèo, Nhân dân trong vùng thiên tai, bão lụt, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam…

Theo các vị chân tu, nếu chỉ riêng các chùa ở 63 tỉnh, thành trong cả nước đều thực hiện được điều này thì sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp cho cộng đồng, từ đó tiếp tục tạo sức lan tỏa đối với các cơ sở thờ tự, di tích khác.

Đẩy mạnh nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng

Năm nay, giá vàng mã cao hơn năm ngoái do giá nguyên liệu tăng. Tuy vậy, sức tiêu thụ mặt hàng này chưa giảm. Nếu chỉ tính trung bình mỗi gia đình đốt 50 nghìn đồng tiền vàng mã, với khoảng 27 triệu hộ gia đình thì chỉ một mùa Tết Nguyên đán, mùa Vu lan, nước ta đốt khoảng hơn một nghìn tỷ đồng. Một số tiền quá lớn đối với một nước nghèo như ta.

Đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương: Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương; bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là các cơ sở thờ tự; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi, không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí hoặc không đúng nơi quy định tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

Tục đốt vàng mã ngày càng bị biến tướng (Ảnh: Tất Định)

Tục đốt vàng mã ngày càng bị biến tướng (Ảnh: Tất Định)

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc quản lý và tổ chức các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, tiết kiệm phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống và văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; không để diễn ra việc lợi dụng lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và an ninh, trật tự; Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương liên quan, trong năm 2024, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng nhằm đưa các hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, đúng quy định của pháp luật, phát huy nguồn lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có biện pháp xử lý những hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn, trục lợi, mê tín dị đoan ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trước đó, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, loại bỏ đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của Nhân dân và du khách, nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước về tổ chức lễ hội; về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội phải đúng quy định của pháp luật, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân, xã hội và Nhà nước....

Tin cùng chuyên mục

 Một bữa tiệc âm nhạc - ánh sáng khơi dậy niềm tự hào di sản, kết hợp hào khí ngàn năm với sức sáng tạo hiện đại (ảnh BTC).

2.025 drone light cùng chào năm mới 2025

(PLVN) - Điểm nhấn của “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” là màn trình diễn ánh sáng từ 2.025 drone light (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng.

Đọc thêm

Lo ngại các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ

Lăng mộ Chúa Nguyễn Phúc Khoát bị đào trộm. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) - Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại của các vụ đánh cắp cổ vật và đào trộm mộ cổ, gây tổn thất nghiêm trọng cho di sản văn hóa quốc gia. Việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, nhằm bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc.

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025
(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

longformNhững người gìn giữ "hồn" Rối Việt

Những người gìn giữ "hồn" Rối Việt
(PLVN) -  Múa rối nước - di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam, mang đậm hơi thở dân gian, đang đối mặt với nguy cơ mai một trong nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn những nghệ nhân và nghệ sĩ tận tâm, âm thầm thổi "hồn" vào từng con rối, duy trì và phát huy giá trị truyền thống, giúp nghệ thuật này tiếp tục lan tỏa.

“Expert Talkshow” về du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng

 Cửa vào động Phong Nha đẹp như một bức tranh tuyệt diệu của tạo hóa. Ảnh: Minh Hòa
(PLVN) - Vào tối 13/1, Công ty Du lịch mạo hiểm Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng  tổ chức chương trình livestream đặc biệt “Expert Talkshow” (nói chuyện cùng chuyên gia) và lấy “Du lịch mạo hiểm và sứ mệnh bảo tồn Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng” làm chủ đề chính để bàn luận.

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'

Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 'Bóng Tình'
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

Điểm danh loạt linh vật rắn Tết Ất Tỵ độc đáo ở các tỉnh thành

Linh vật rắn Ất Tỵ 2025 của một số tỉnh, thành đã "trình làng".
(PLVN) -  Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.

Người ấy có gì đặc biệt?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Tết ơi, Tết à

Tết ơi, Tết à
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.

Sắc xuân bung nở trên những tà áo cổ truyền

Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.