Nỗi oan "phận người xó bếp"

Làm việc nhà – đó không phải là “thiên chức” của phụ nữ như mọi người vẫn quan niệm. Mỗi ngày dành ra 5-6 tiếng đồng hồ ngoài giờ làm để dành cho công việc nhà, thế nhưng nhiều người phụ nữ vẫn mang tiếng ăn bám, sống gửi. Đó là “nỗi oan” cần được quan điểm bình đẳng giới hóa giải.

Làm việc nhà – đó không phải là “thiên chức” của phụ nữ như mọi người vẫn quan niệm. Mỗi ngày dành ra 5-6 tiếng đồng hồ ngoài giờ làm để dành cho công việc nhà, thế nhưng nhiều người phụ nữ vẫn mang tiếng ăn bám, sống gửi. Đó là “nỗi oan” cần được quan điểm bình đẳng giới hóa giải.

Phụ nữ rất cần nhận được sự chia sẻ, cảm thông của người thân trong gia đình nhất là người chồng
Phụ nữ rất cần nhận được sự chia sẻ, cảm thông của người thân trong gia đình nhất là người chồng

 Phụ nữ làm hơn 5-6 giờ mỗi ngày so với nam giới

Hiện nay, mặc dù, vị thế của phụ nữ thay đổi một cách tích cực nhưng trách nhiệm trong gia đình của họ không hề được giảm  nhẹ. Đa phần phụ nữ phải đảm trách các công việc nhà: nấu nướng, giặt giũ, lau dọn nhà cửa và chăm sóc các thành viên trong gia đình… Không ai có thể phủ nhận được tính đa dạng và phức tạp cũng như nặng nhọc của công việc nội trợ. 
Tuy nhiên, cho đến nay công việc này vẫn bị đánh giá thấp và không được coi là một nghề nghiệp thực sự. Do vậy mà những người đảm nhiệm công việc này vẫn bị coi là “ăn bám” trong gia đình và thậm chí thường phải chịu những hình thức phân biệt đối xử và lạm dụng bởi vì họ bị coi là đang làm những công việc… không ra tiền. 
Họ ít có tiếng nói trong các công việc lớn của gia đình như mua sắm xe cộ, nhà cửa, con cái học hành… Tất cả đều do chồng quyết định. Trực tiếp làm ra tiền, người chồng mặc nhiên tự cho mình cái quyền được quyết định, được phục vụ, quyền được quát mắng thậm chí được đánh đập vợ con.
Cuộc sống hiện đại với những sức ép từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người làm người phụ nữ nhiều khi kiệt sức. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến họ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây stress - trầm cảm.
Song trong vòng quay của cuộc sống, người ta cũng dễ bỏ qua những dấu hiệu của trầm cảm. Các bác sĩ tâm thần học cảnh báo, nếu không tìm cách thoát khỏi hoặc điều trị đến nơi đến chốn, bản thân người mang trầm cảm sẽ bị nhấn chìm trong vực xoáy của nó...
Làm việc nhà cũng là đóng góp kinh tế
Nhằm khẳng định những đóng góp của phụ nữ thông qua việc nhà, lượng hóa giá trị các công việc đó và đóng góp của nó vào kinh tế quốc gia, một cuộc nghiên cứu mang tên “Đóng góp kinh tế của phụ nữ thông qua công việc nhà” do Quỹ HeathBridge Canada tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội đã cho thấy, ở thành thị lẫn nông thôn, người phụ nữ vẫn là người dành nhiều thời gian làm các công việc nhà hơn nam giới.
Trung bình một ngày, người vợ làm việc nhà 5-6 tiếng đồng hồ. Người chồng có tham gia chia sẻ công việc nhà với vợ nhưng không đáng kể: chỉ bằng 1/4 phụ nữ.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu gánh nặng việc nhà đối với nữ giới? Vụ Bình đẳng giới- Bộ Lao động Thương binh xã hội, Oxfam, Csaga… đã khởi động “Chiến dịch quốc gia 2012 về bình đẳng giới- Phụ nữ và các công việc không được trả công”.
Trong chiến dịch có cuộc thi phim ngắn về “Sự chia sẻ việc nhà của phụ nữ và nam giới”, các phim “Chiếc tạp dề”, “Những điều bình dị”, “Bình đẳng từ việc nhà” được giải cao… Hầu hết đều là thước phim nói về cuộc sống thường nhật của một gia đình Việt Nam với vợ luôn tay luôn chân với công việc cơ quan và công việc nội trợ gia đình trong khi người chồng hết giờ làm cơ quan là đi nhậu nhẹt hoặc về nhà ngồi xem ti vi, không có sự chia sẻ việc nhà với vợ.
Sau khi nghe tâm sự của con mình chứng kiến sự vất vả của chính người mẹ mình – cũng là một phụ nữ luôn tất bật với việc nhà, người chồng ấy mới chợt nhận ra và thay đổi suy nghĩ và hành động, quan tâm hơn đến các công việc gia đình, cùng vợ chăm sóc con cái.
Tất cả thước phim toát lên thông điệp, phụ nữ rất cần nhận được sự chia sẻ, cảm thông của người thân trong gia đình nhất là người chồng. Đó là những lời thăm hỏi, động viên, những việc làm cụ thể như giúp vợ chăm con, nấu cơm, sắp đặt thời gian biểu cho con cái để giảm bớt gánh nặng cho vợ. Và quan trọng hơn cả, phụ nữ rất cần được thương yêu, thấu hiểu cho những khó khăn của mình, bởi chung quy họ cũng vì một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của gia đình và xã hội.
Bảo Châu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.