Nối nhịp qua Trường Định

Nằm chơ vơ giữa một bên nước một bên non, thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, có người bảo là “ốc đảo”, có người gọi là “cù lao”. Gọi là gì đi nữa thì hơn 220 hộ với gần 1 nghìn người dân nơi heo hút này vẫn cháy bỏng ước mơ về một cây cầu để có thể đổi đời theo đúng nghĩa đen của từ này.

Nằm chơ vơ giữa một bên nước một bên non, thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, có người bảo là “ốc đảo”, có người gọi là “cù lao”. Gọi là gì đi nữa thì hơn 220 hộ với gần 1 nghìn người dân nơi heo hút này vẫn cháy bỏng ước mơ về một cây cầu để có thể đổi đời theo đúng nghĩa đen của từ này.

Khi có cây cầu mang tên Trường Định, bến Trường Định sẽ chỉ còn là hoài niệm.

Khi có cây cầu mang tên Trường Định, bến Trường Định sẽ chỉ còn là hoài niệm.

Tháng 10 năm 2008, khi cầu Trường Định được khởi công xây dựng ở ngay bến đò cùng tên, người dân Trường Định mừng “hết lớn”. Bà con đi đò, ngước nhìn công trình phát triển từng ngày mà bụng dạ cứ nôn nao đến lạ. Các cụ Trương Quang Dưỡng, Hồ Thọ, Lê Hồng Phong thảy đều trên bát tuần, cũng không còn ở lại với con cháu bao lâu nữa, mong ngóng sớm được thả bộ trên chiếc cầu mới mà người bao đời trước nằm xuống vẫn còn thấy nghèn nghẹn trong ngực. Ngày nắng, từ sáng sớm đã thấy các cụ chống dù, đi đò qua ngồi nói chuyện trên trời dưới đất và làm mỗi việc là... coi người ta làm cầu! Trưa, các cụ về nhà ăn cơm, ngả lưng một chút rồi qua lại bên đó “đi công chuyện”.

Dưới cái nhìn của Chủ tịch UBND xã Hòa Liên Nguyễn Thu, “công chuyện” của các cụ gần như là làm giám sát nhân dân. Có bữa, anh Thu nhận được điện thoại của cụ Dưỡng: Chú chủ tịch nè, tui thấy có 2 bao xi-măng để ngoài gốc dừa mà không biết là của công trình hay của ai, chú cho người kiểm tra giùm tui cái. Trưởng thôn Võ Văn Thành bảo, người trẻ thì từ từ cũng được, chứ các cụ thì sốt ruột đếm từng ngày mong trông thấy cây cầu mới bắc qua sông. Cái ngăn sông cách đò nó cực lắm, mưa một chút là nước sông dâng lên, thấy mà ớn. Phương tiện qua sông duy nhất ở Hòa Liên bao đời nay là đi đò. UBND xã sắm chiếc ghe, người trực tiếp chèo đò đối ứng một ít vốn. Xe máy 2 nghìn đồng, người 1 nghìn đồng. Học sinh thì hết một học kỳ mới thu tiền, nhà nào khó quá thì cuối năm trả bằng thóc. Hằng tháng xã xuống kiểm tra, trang bị áo phao, nghe dân có phản ánh chi thì giải quyết. Như vừa rồi có mấy thầy, cô giáo qua dạy ở phân hiệu trường tiểu học trong thôn, Chủ tịch Thu bàn với chủ đò rằng, họ qua giúp con em mình thì mình cũng không nên thu tiền đò.

Ngăn sông cách đò khiến cho cái sự học của con em Trường Định tụt hậu hơn nhiều so với các thôn còn lại của Hòa Liên. Cả năm, tổng cộng thời gian học sinh trong thôn nghỉ học do mưa lũ cũng tròm trèm trên dưới một tháng mỗi em. Các cụ rất buồn là cả thôn vẫn chưa có ai học đại học chính quy, năm ngoái mới có em vào cao đẳng. Học THPT, các em phải đạp xe đạp xuống tận Trường Phạm Phú Thứ dưới Hòa Sơn, sông nước kiểu đó thì học hành làm sao có thể tiến bộ được.

Bà con Trường Định mỗi khi đau ốm, sinh nở đều khốn đốn; làm cái nhà đã nặng tiền chở vật liệu mà bán con heo, thậm chí buồng chuối cũng bị thua thiệt. Muốn bán heo phải bán một lần 5-6 con, không thì phải “hợp đồng” với các hộ khác cho đủ số lượng. Nói chung, bán chi cũng bị ép giá, cái phận cách trở nó làm mình không thoát ra được – trưởng thôn Thành than thở.

Trường Định có cái lạ, nói ra chỗ mê tín, chứ dưa, bắp mà đưa lên ghe bập bềnh chở qua sông là nó nhàn nhạt, mất đi vị ngọt – Chủ tịch Thu xác nhận một điều có thật. Một thời, anh từng qua bên Trường Định mua trái cây các loại, thấy vú sữa bên này căng nước, ngọt xợt, nhưng đưa qua bên kia sông là bị bầm tím, mất đi hương vị ban đầu. Có lần, anh thử mang mấy trái vú sữa từ Trường Định đi dọc theo sườn núi xuống Thủy Tú qua cầu Thủy Tú Thượng thì không thấy hiện tượng “mất chất” như khi qua đò. Chuyện này, theo các cụ, từ xưa chừ là thế rồi. Có cây cầu là sẽ thay đổi mọi sự!?

Cây cầu, đối với người dân Trường Định, như một cái bắt tay lịch sử giữa hai bờ sông, nó sẽ làm đổi thay cuộc đời những người dân ở đây. Có người đem chuyện cầu Sông Hàn ra ví von. Cây cầu quay đó đã làm cho “con gái quận Ba” không phải tủi thân trước “bà già quận Nhứt” (dân gian có câu “Con gái quận Ba không bằng bà già quận Nhứt”). Còn cầu Trường Định, một khi hoàn thành sẽ mang lại tự tin cho con gái nơi này để có thể lấy chồng xuống nội thành Đà Nẵng, hay chí ít cũng qua Quan Nam bên kia sông.

Theo kế hoạch, cầu Trường Định hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2009, nhưng sắp sửa bước qua năm mới 2010 mà nó chỉ mới vươn ra đâu được nửa bề ngang sông. Tiến độ xây dựng cầu có chậm vì nhiều lý do, bà con cũng hiểu ra, nhưng chậm quá, các cụ nhìn mà “lên ruột”. Trưởng thôn Thành “bật mí” rằng, khi xong cầu, hơn 220 hộ trong thôn sẽ tổ chức ăn mừng sự kiện này bằng một lễ hội hoành tráng. Thêm vào đó, Giám đốc điều hành Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền Trung Nguyễn Đăng Lâm đã chính thức thông báo là Quỹ sẽ hỗ trợ xây nhà phòng tránh bão lũ trên mặt bằng của nhà họp thôn hiện nay.

Tin vui dồn dập khiến ai cũng hởi lòng hởi dạ. Năm 2009, Trường Định được mùa, các cụ bấm đốt tay nói rằng từ hồi giải phóng tới nay, chưa có vụ đông xuân nào được mùa lớn như thế. Sau bão số 9 vừa rồi, có mấy ngày nắng nên bà con phơi phóng được hết, có khó khăn một lúc, nhưng chừ thì đời sống bà con đã ổn định. UBND xã đang tính đến chuyện “hậu khánh thành cầu Trường Định”, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm các xã bạn, coi thử đất đai thổ nhưỡng của Trường Định thích hợp với cây gì, tạo điều kiện cho bà con làm kinh tế, nâng cao thu nhập.

Khi chiếc cầu mới vươn mình soi bóng qua sông, người dân Trường Định sẽ chính thức được đổi đời. Và chuyện sông nước lam lũ ngày nào sẽ chỉ còn là hoài niệm.

Thi công mố cầu phía bên Trường Định.

Thi công mố cầu phía bên Trường Định.

Cầu Trường Định bắc qua sông Cu Đê, nối từ thôn Quan Nam 3 qua thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang. Cầu có kết cấu bê-tông cốt thép vĩnh cửu 2 mố, 8 nhịp, dài 277,45m, rộng 5,6m, tổng vốn đầu tư 16 tỷ đồng, do Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng số 72 thi công. Đây là một trong những cây cầu nằm trong kế hoạch đầu tư cho giao thông nông thôn ở Đà Nẵng, bao gồm cầu Sông Yên (vốn đầu tư 11 tỷ đồng), cầu Tà Lang (12 tỷ đồng), cầu Trường Định (16 tỷ đồng), cầu Diêu Phong (trên 10 tỷ đồng)...

VĂN THÀNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.