Số lượng nghệ nhân cao niên đang lưu giữ các hệ giá trị di sản của Việt Nam không còn nhiều. Sự trợ cấp (chí ít như bảo hiểm ý tế) với đa số họ là điều cần làm ngay. Thử làm một phép tính đơn giản, nếu một phần số tiền tổ chức các festival hoành tráng tốn kém mà được chuyển khoản thành tiền trợ cấp hàng tháng cho các nghệ nhân thì tình hình sẽ khả quan hơn nhiều…
Hiện có một số di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO phong tặng danh hiệu. Nhưng như thế không có nghĩa chúng ta được phép thỏa mãn, bởi danh hiệu cuối cùng vẫn chỉ là danh hiệu mà thôi…
Theo định nghĩa của UNESCO, di sản văn hóa phi vật thể hiện nay bao gồm toàn bộ các giá trị phong tục, tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan. Ở đây, sẽ thấy rõ sự nổi bật của đặc tính phi văn bản và truyền khẩu của hệ giá trị. Trong phạm vi đó, nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam được xác định rõ như một thành tố quan trọng.
Nghệ nhân Hà Thị Cầu
Nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung không tồn tại dưới dạng văn bản chi tiết kiểu như bản nhạc Tây phương. Với tính đặc thù như vậy, nhạc cổ truyền Việt Nam chỉ tồn tại cùng người nghệ sĩ biểu diễn - người mà ta quen gọi là Nghệ nhân cổ nhạc.
Mặc nhiên, trong mỗi nghệ nhân luôn tồn tại chức năng kép. Họ vừa là người biểu diễn, vừa là người sáng tạo tại chỗ. Toàn bộ các giá trị nghệ thuật tinh tế của tác phẩm luôn tiềm ẩn trong khối óc, con tim nghệ nhân. Chỉ đến khi biểu diễn, những giá trị đó mới hiện hình qua đôi bàn tay hay giọng hát đầy sức biến hóa của họ.
Với quy luật đặc thù đó, sự tồn vong của các tác phẩm luôn gắn bó chặt chẽ với sự sống còn của nghệ nhân. Theo đó, sự lưu trữ, bảo tồn di sản cổ nhạc đồng nghĩa với việc ứng xử như thế nào với từng cá thể con người. Và, có thể hiểu tại sao nghệ nhân chính là báu vật nhân văn sống – là tài sản sống động nhất trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Thử tưởng tượng, người nghệ nhân nắm giữ những di sản nghệ thuật của cổ nhân, nếu họ không biểu diễn thì sẽ không ai tiếp cận được với những giá trị đó. Rồi nếu không có lớp người kế cận để truyền dạy (tức không có học trò), những giá trị đó đương nhiên sẽ ra đi vĩnh viễn theo cái chết của lớp nghệ nhân già. Thực tế lịch sử âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã cho thấy sự diệt vong của nhiều tác phẩm, nhiều thể loại. Ngày nay chúng ta chỉ còn có thể biết tên gọi của chúng qua đôi dòng sử liệu mà thôi.
Hoặc giả sử nếu có lớp học trò kế cận mà nghệ nhân không truyền hết vốn liếng (có thể do tình trạng dấu nghề, do sức khỏe) hay học trò không đủ tài năng (hoặc lòng yêu nghề) để tiếp nhận, nắm bắt toàn vẹn thì di sản cổ nhạc sẽ bị mai một.
Nói vậy để thấy được tầm quan trọng bậc nhất của 2 vai thầy - trò trong quá trình lưu truyền. Bên cạnh đó, tri thức của nhà quản lý văn hóa cũng là vấn đề vô cùng quan trọng. Trong cơ chế bảo vệ di sản, họ có thể sử dụng “đồng tiền bát gạo” của Nhà nước vào đúng người đúng việc nhưng cũng có thể tiêu phí cả nguồn kinh phí lớn vào những chuyện vô bổ. Đây là vấn đề rất nhạy cảm trong chúng ta mà không phải ai cũng dám nói thẳng. Còn có quá nhiều điều phải lo nghĩ cho “một cơ may” với các di sản văn hóa phi vật thể dân tộc nói chung, di sản cổ nhạc nói riêng.
Có thể thấy kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý rõ ràng là “vấn đề” khá nan giải. Có những chính sách bảo vệ di sản sau dăm bảy năm thực hiện mới nhận ra sự bất cập của nó. Điều đó tất dẫn đến thực trạng Nhà nước luôn quan tâm bảo vệ mà các hệ giá trị vẫn lần lượt tiếp tục mai một. Nghệ nhân già qua đời, rất ít người có thể tiếp nối.
Số lượng nghệ nhân cao niên đang lưu giữ các hệ giá trị di sản của Việt Nam không còn nhiều. Sự trợ cấp (chí ít như bảo hiểm ý tế) với đa số họ là điều cần làm ngay. Thử làm một phép tính đơn giản, nếu một phần số tiền tổ chức các festival hoành tráng tốn kém mà được chuyển khoản thành tiền trợ cấp hàng tháng cho các nghệ nhân thì tình hình sẽ khả quan hơn nhiều…
(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.
(PLVN) - Thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh, tính đến hôm nay, 1/6, tổng cộng có 98 bệnh nhân điều trị tại địa bàn được xuất viện.
(PLVN) - Ngày 1/6, Thành ủy Đà Nẵng công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó, chức danh được bổ nhiệm lần này có Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.
(PLVN) - Sau khi hoàn thành 12 ngày cách ly, Cô Phùng Thị Khánh Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A5 trường THCS Ngô Sỹ Liên viết những dòng xúc động gửi đến cán bộ, nhân viên Khu cách ly Dĩnh Kế, Bắc Giang.
(PLVN) - “Người dân về TP phải chủ động theo dõi sức khỏe, tự cách ly y tế tại nhà. Với người về từ vùng dịch hay nơi phong tỏa thì phải khai báo cụ thể với Tổ COVID cộng đồng, ngành y tế bố trí xét nghiệm ngay”.
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.
(PLVN) - Từ khu vực như chợ, dãy phố trung tâm đến điểm cân vải, vùng nông thôn của huyện Tân Yên đều vắng vẻ khi UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu giãn cách xã hội.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
(PLVN) - UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc thành lập 40 tổ công tác kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn phòng chống dịch tại tất cả các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh để thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid – 19.
(PLVN) - Đồng chí Vương Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh cùng đồng chí Nguyễn Đình Lợi – Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh đã tiếp nhận ủng hộ của các doanh nghiệp và câu lạc bộ báo chí Bắc Ninh tại Hà Nội.
(PLVN) - Vừa qua, Bến Tre đã thống nhất đề xuất thành lập Quỹ vaccine phòng, chống dịch COVID-19, việc thành lập quỹ. Đây được đánh giá là yêu cầu phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dân.
(PLVN) - Ngày 29/5,Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre vừa ban hành Công văn số 2946/UBND-KGVX gửi các sở, ban, ngành tỉnh; các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội trên đại bàn Bến Tre về việc tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
(PLVN) - Cùng với việc khẩn trương truy vết F1, F2 của bệnh nhân Covid-19 từng đến địa phương, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo dừng toàn bộ các loại xe vận chuyển hành khách từ Tp HCM vào tỉnh Lâm Đồng từ 0h ngày 30/5.
(PLVN) - Để quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP, UBND TP Hà Nội yêu cầu dừng tổ chức hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung từ 0h ngày 29/5/2021.
(PLVN) - Tối muộn 28/5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Lâm Đồng phát đi thông báo khẩn tìm người đến một số địa điểm mà bệnh nhân COVID-19 liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng từng đến trên địa bàn.
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các cấp công đoàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là khi đã có trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm SARS Cov-2 trở về địa phương.
(PLVN) - UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát lại Tổ COVID cộng đồng và phối hợp Công an TP kiện toàn lại Tổ COVID cộng đồng.
(PLVN) - Đó là nội dung đáng chú ý tại văn bản về tăng cường quản lý cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa ban hành.
(PLVN) - Đêm 27/5, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Long An đã tổ chức họp khẩn sau khi xác định được một người sống tại tổ 17, ấp 4, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
(PLVN) - Chiến thuật ứng phó với dịch COVID-19 của TP vẫn đúng đắn, hiệu quả. Cơ bản các chùm ca bệnh đã được kiểm soát, chỉ còn 2 chùm ca bệnh mới đang được các lực lượng chức năng tập trung khoanh vùng, dập dịch.