Nỗi khổ xóm nhỏ bị điều tiếng “làng ung thư”

Một góc làng Cờ Đỏ
Một góc làng Cờ Đỏ
(PLO) -Gánh bó rau muống ra chợ bán cũng không ai mua vì người ta bảo rau trồng ở “làng ung thư”. Con cháu đi làm ăn xa cũng bị dị nghị.

“Sau cái chết của đứa con thứ ba, gia đình tôi bị người ta bàn tán nhiều lắm. Họ gọi bằng “gia đình ung thư”, tôi nghe mà tủi phận. Đau ốm, bệnh tật là điều không ai muốn, gia đình tôi bất hạnh khi liên tiếp mất 3 đứa con, người ta không cảm thông thì thôi, đằng này lại nói này, nói nọ”, bà Thuần rầu rĩ.

Đã mất người, còn bị dị dị nghị xa lánh

Ngồi ôm 3 đứa cháu nhỏ, bà Trần Thị Thuần (61 tuổi, ngụ xóm 10, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) buồn rầu:

“Vợ chồng tôi sinh được 4 người con thì 3 chết vì ung thư gan, bệnh viêm cầu thận. Giờ chỉ còn một đứa nhưng cháu nó lại bị bệnh tim, sức khỏe yếu. Dù vậy, nó vẫn phải đi sang Lào mưu sinh, kiếm tiền nuôi vợ con. Khổ nỗi vợ nó cũng mắc đủ thứ bệnh hiện đang phải nằm bệnh viện điều trị, thành ra tôi phải còng lưng nuôi 3 đứa cháu nhỏ ốm yếu”.

Theo lời kể của bà Thuần, bi kịch của gia đình bắt đầu cách đây hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian ấy, người con đầu của vợ chồng bà bất ngờ phát hiện bị viêm cầu thận. Không lâu sau, đứa con ấy ra đi. Ít năm sau, đứa con trai thứ hai phát hiện bị ung thư gan.

“Lúc đó, nó mới 25 tuổi đang yêu cô gái xã bên. Hai đứa chúng nó đã tính đến chuyện đám cưới, nhưng căn bệnh bất ngờ ập đến khiến mọi dự định đành dang dở. 3 tháng sau, cháu nó ra đi trong đau đớn”, bà Thuần nhớ lại. Khi nỗi đau ấy chưa kịp nguôi ngoai thì vào năm 2009, người con thứ 3 của vợ chồng bà Thuận, ông Ngô Minh (57 tuổi) cũng bị ung thư gan và ra đi sau thời gian chạy chữa trong vô vọng.

Mất đi ba đứa con mình đứt ruột sinh ra khiến vợ chồng bà Thuần đau đớn tột cùng. Nhưng điều khiến gia đình này đau lòng không kém là bị dư luận dị nghị, xa lánh. “Sau cái chết của đứa con thứ ba, gia đình tôi bị người ta bàn tán nhiều lắm. Họ gọi bằng “gia đình ung thư”, tôi nghe mà tủi phận. Đau ốm, bệnh tật là điều không ai muốn, gia đình tôi bất hạnh khi liên tiếp mất 3 đứa con, người ta không cảm thông thì thôi, đằng này lại nói này, nói nọ”, bà Thuần rầu rĩ.

Bà Thuần bên di ảnh những người thân chết vì bệnh hiểm nghèo

Bà Thuần bên di ảnh những người thân chết vì bệnh hiểm nghèo

Cố vượt qua nỗi buồn mất con, họ gắng gượng sống tiếp. Tất cả tình thương ông bà đều dồn hết vào vợ chồng con trai út, anh Ngô Văn Thuấn (31 tuổi). Thế nhưng, bất hạnh vẫn chưa buông tha khi người con ấy lại không may mắc bệnh tim. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Hồng (28 tuổi) cũng mắc đủ chứng bệnh trong người.

“Con dâu tôi hiện đang bị bệnh tim, hen, nổi cục hạch…Cách đây vài tuần, cháu nó phải nhập viện vì cục hạch nơi cổ ngày càng to. Khổ thân con tôi, vào viện cũng không có ai đi cùng chăm sóc, lầm lũi một mình. Thuấn hiện phải lăn cổ làm việc bên Lào, kiếm tiền chữa bệnh cho vợ. Chồng tôi cũng cắn răng vì căn bệnh trĩ lâu năm để đi xây bên đó, thành ra trong nhà giờ vắng tanh”, nói đến đây giọng bà Thuần nghẹn lại.

Ngay vợ chồng ông Minh, bà Thuần cũng đang phải sống chung với hàng tá bệnh trong người. Những cơn ho kéo dài khiến người bà Thuần gầy rộc. Còn ba đứa cháu nhỏ (con của vợ chồng anh Thuấn) đều nổi cục hạch lạ trên người. Bà Thuần cho hay, không hiểu vì lý do gì mà cháu nào cũng ốm dặt dẹo, trên cổ nổi một số cục hạch. “Chỉ mong sau các cháu bình an, không dính bệnh hiểm nghèo”, bà nói. 

Cũng bởi mang tiếng “gia đình ung thư” mà cuộc sống của gia đình bà Thuần vô cùng khó khăn. “Có thời điểm tôi hái mớ rau đi bán cũng không ai mua. Họ bảo nhà tôi trồng trên đất có chất ung thư, rồi gia đình tôi có người chết vì ung thư nên sợ lây bệnh. Lúc đó, tôi chỉ biết nuốt nước mắt gánh rau về cho lợn ăn. Giờ thì một số người đã thay đổi suy nghĩ, nhưng dư luận vẫn còn e dè”, bà Thuần chia sẻ.

Gia đình bà Thuần là một trong 362 hộ dân ở làng Cờ Đỏ (gồm hai xóm 9, 10) bị đảo lộn vì sống trong ngôi làng mang tiếng “làng ung thư”. Được biết, Cờ Đỏ là 1 trong 10 ngôi làng dính điều tiếng “làng ung thư” khi bị một cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường “điểm mặt chỉ tên” vào tháng 2/2015.  

Phấn đấu sống sạch để thoát khỏi điều tiếng

Dù chỉ cách QL 1A chừng 7 km nhưng làng Cờ Đỏ vẫn còn nhiều hộ nghèo. Họ chủ yếu làm nghề nông, một số đi biển. Theo thống kê từ cơ quan chức năng, từ năm 2008 đến 2016, trên địa bàn xã Diễn Hải có 75 người chết do ung thư, riêng làng Cờ Đỏ 14 người.

Ông Đào Ngọc Điều (71 tuổi), trưởng xóm 10 cho biết: “Thông tin làng Cờ Đỏ chúng tôi là “làng ung thư” khiến người dân hoang mang lắm. Cuộc sống của bà con vốn đã khó khăn càng chật vật hơn. Con em trong làng nhiều người vì lo sợ bị ung thư khi sống tại quê nhà nên bỏ xứ đi nơi khác làm ăn, sinh sống”.

Theo ghi chép của trạm y tế địa phương, ở Cờ Đỏ không những có bệnh ung thư mà còn có rất nhiều bệnh liên quan đến nguồn nước ô nhiễm như: đại tràng, sỏi thận, viêm da... Có thời điểm, bệnh tật khiến người dân kiệt quệ về sức khỏe, tinh thần.

Bà Thuần lo lắng cho sức khỏe 3 đứa cháu
Bà Thuần lo lắng cho sức khỏe 3 đứa cháu

Nhiều gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn như nhà bà Trần Thị Quế., có 2 đứa con thì một em không may mất do tai nạn giao thông, chỉ còn hai mẹ con đùm bọc nhau mà sống. Thế nhưng, hiện bà cũng bị sỏi thận nặng, năm nào cũng phải đi mổ, con gái mắc bệnh ngoài da…

Sở Y tế Nghệ An đã giao Trung tâm Y tế dự phòng thành lập đoàn công tác xuống địa phương để kiểm tra thực tế kết luận môi trường sống ở làng không đảm bảo vệ sinh. Rác thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý đúng cách gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước. 

Mới đây, UBND huyện tiếp tục lập đoàn kiểm tra, xét nghiệm và đã có báo cáo về vấn đề ung thư ở làng Cờ Đỏ. Theo báo cáo, thông tin ngôi làng này có nhiều người chết vì ung thư nhất xã là chưa thật sự chính xác.

Bởi với 14/75 người chết vì ung thư, làng Cờ Đỏ mới chỉ chiếm 17%, thấp hơn so với tỷ lệ chung trên địa bàn xã. Còn vấn đề nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn ăn uống là hoàn toàn đúng. Nguyên nhân do làng Cờ Đỏ nằm ở vị trí trũng thấp, mùa mưa lũ cứ ứ đọng ô nhiễm nguồn nước.

Đáng chú ý, cách đây hơn 20 năm, tại ngôi làng này tồn tại một kho chứa thuốc bảo vệ thực vật, nằm ngay nhà văn hóa xóm 9 bây giờ, nên đây có thể được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư trong thời gian qua.

Trong khi đó, người dân ở đây mấy chục năm qua vẫn phải dùng nước giếng đào, giếng khoan, nước mưa để sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, do đây là vùng trũng nên khi mùa mưa lũ về, tất cả các nguồn nước bẩn, rác thải đều chảy về, trôi dạt và ứ đọng tại làng Cờ Đỏ. Điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt.

Vấn đề này đã được bà Thuần xác nhận: “Nhà tôi nằm gần cách đồng trũng, sát nơi được cho là kho thuốc sâu lúc trước. Có thể đó là lý do khiến sức khỏe con cháu trong nhà bị ảnh hưởng. Nhận thức được điều đó, gia đình quyết định không lấy nước giếng để nấu ăn, thay vào đó xây bể hứng nước mưa. Ba đứa con của tôi đã mất nhưng giờ phải sống sạch để đảm bảo sức khỏe cho mấy đứa cháu nhỏ, tránh mầm mống ung thư”, bà Thuần chia sẻ.

Ông Phan Văn Thuyên, Chủ tịch UBND xã Diễn Hải cho biết, để cải thiện cuộc sống người dân, nhất là ở khu vực làng Cờ Đỏ, năm 2015, chính quyền đã đầu tư hơn 140 triệu đồng mua 54 máy lọc nước phân phát cho các hộ gia đình thuộc diện nghèo của làng.

Vị trưởng xóm cho hay cuộc sống của người dân gặp khó khăn vì bị điều tiếng “làng ung thư”
Vị trưởng xóm cho hay cuộc sống của người dân gặp khó khăn vì bị điều tiếng “làng ung thư”

Song song với đó, xã đã vận động bà con thay đổi cách sống, không dùng nước giếng để nấu ăn, tắm giặt, thay vào đó đầu tư xây bể chứa nước mưa để ăn uống, còn nguồn nước ngầm chỉ dùng cho tắm giặt. Người dân nơi đây đang phấn đấu “sống sạch” để thoát khỏi điều tiếng “làng ung thư”.

Theo báo cáo của UBND huyện, thông tin ngôi làng này có nhiều người chết vì ung thư nhất xã là chưa thật sự chính xác. Bởi với 14/75 người chết vì ung thư, làng Cờ Đỏ mới chỉ chiếm 17%, thấp hơn so với tỷ lệ chung trên địa bàn xã.
Còn vấn đề nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn ăn uống là hoàn toàn đúng. Nguyên nhân do làng Cờ Đỏ nằm ở vị trí trũng thấp, mùa mưa lũ cứ ứ đọng ô nhiễm nguồn nước.

Đọc thêm

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.