Nói đùa có bom trên máy bay: Xử lý hành chính hay hình sự?

Sau khi Tòa tuyên án bị cáo Hồ Thị Thanh Tuyền hành vi nói đùa v ề bom trên máy bay, có ý kiến cho rằng đây là một vụ án hình sự hay chỉ là vi phạm hành chính thì các cơ quan quản lý Nhà nước, và các cơ quan tiến hành tố tụng cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc và sự cần thiết nâng cao tính răn đe của pháp luật... chứ không phải với bất cứ thông tin nói đùa có bom nào cũng đều cách ly, lục soát  tàu bay.

Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội vừa mở phiên xét xử vụ “Cản trở giao thông” do nói đùa về bom trên máy bay đối với bị cáo Hồ Thị Thanh Tuyền. Tại phiên tòa, sau khi xem xét hành vi của bị cáo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Tuyền 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Cản trở giao thông đường không”, đồng thời buộc Tuyền bồi thường cho Vietnam Airlines 100 triệu đồng.

Sau khi Tòa tuyên án, có ý kiến cho rằng đây là một vụ án hình sự hay chỉ là vi phạm hành chính thì các cơ quan quản lý Nhà nước, và các cơ quan tiến hành tố tụng cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc và sự cần thiết nâng cao tính răn đe của pháp luật... chứ không phải với bất cứ thông tin nói đùa có bom nào cũng đều cách ly, lục soát  tàu bay. 
Hành khách đi máy bay cần cẩn trọng khi nói đùa
Hành khách đi máy bay cần cẩn trọng khi nói đùa
Nói đùa, lĩnh án thật
Theo cáo trạng, vào 15h50 ngày 9/7/2011, Hồ Thị Thanh Tuyền (25 tuổi, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) có mặt trên chuyến bay từ Hà Nội đi TP. Đà Lạt. Chuyến bay dự kiến cất cánh vào lúc 16h30 cùng ngày. Trên chuyến bay này, Tuyền được xếp ngồi số ghế 15C nhưng do lên trước nên đã ngồi vào số ghế 15A. Khi Tuyền yên vị trên ghế nhưng không bỏ túi hành lý vào hộc để đồ phía trên đầu, nên tiếp viên hàng không Bùi Tuấn Anh của chuyến bay đã nhắc nhở Tuyền cất đồ đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. 
Trước giờ máy bay cất cánh, tiếp viên này trở lại chỗ Tuyền ngồi vẫn thấy túi hành lý chưa được cất vào hộc để đồ nên tiếp viên Bùi Tuấn Anh tiếp tục yêu cầu Tuyền cất.
Nghe vậy, Tuyền nhờ tiếp viên này cất túi giùm và buột miệng nói đùa: “Nếu trong túi này có bom và bỏ vào hộc để đồ nó phát nổ thì sao?!”. Nghe Tuyền nói vậy, tiếp viên Bùi Tuấn Anh đã yêu cầu Tuyền nhắc lại câu nói và Tuyền nói rằng, đó chỉ là nói đùa.
Tiếp viên Tuấn Anh đã báo lại sự việc với tiếp viên trưởng Nguyễn Thị Trí Thi và bà Thi đến chỗ Tuyền hỏi lại câu chuyện. Tuyền khẳng định với bà Thi là có nói và bảo đó là câu nói đùa. Tiếp viên trưởng Thi sau đó báo cáo vụ việc với cơ trưởng chuyến bay Ajay Trayan (người Ấn Độ). Cơ trưởng đã quyết định hoãn chuyến bay, cho máy bay quay lại để kiểm tra lại an ninh đối với máy bay, hành khách, hành lý và hàng hóa. 
Chuyến bay đã bị tạm dừng và áp dụng phương án khẩn nguy cứu nạn tại cảng, di chuyển 171 hành khách, hành lý xách tay quay lại phòng chờ để kiểm tra an ninh. Máy bay được di chuyển sang khu biệt lập để kiểm tra. Kết quả kiểm tra: Không phát hiện dấu hiệu gây mất an ninh trong hành lý và trên người Tuyền.
Sau khi kiểm tra an ninh xong, xác định máy bay an toàn, chuyến bay được tiếp tục và bị chậm 3 giờ theo lịch trình, còn Tuyền được bàn giao cho Công an huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội để xác minh vụ việc.
Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan tố tụng cho rằng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đã phải dừng tất cả ba chuyến bay lại để đảm bảo an ninh cho hành khách, thiệt hại 304.309.735 đồng.
Tại tòa, Tuyền cho biết cô vốn là nhân viên một công ty xuất nhập khẩu với mức thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng và hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuyền thừa nhận mình đã gây ra hành vi cản trở giao thông đường không nhưng cho rằng mình chỉ nói đùa, không có mục đích xấu và cũng không nhận thức được hành vi vi phạm của mình. Có mặt tại phiên tòa, đại diện VNA yêu cầu bị cáo Tuyền bồi thường 100 triệu đồng. 
Xử phạt hành chính hay hình sự?
Sau khi phiên tòa khép lại, bản án đã được tuyên, tuy nhiên còn có những ý kiến cho rằng Tòa tuyên buộc như thế là chưa ổn.
Luật sư Trần Ngọc Hải, Đoàn Luật sư TP.HCM nêu quan điểm: Trong vụ việc hành khách nói đùa có bom trong hành lý trên máy bay, trước hết là hành vi trái pháp luật theo quy định của Luật Hàng không dân dụng, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 6 Điều 12 NĐ 60/2010/NĐ-CP.
Hơn thế nữa, hành vi này thực tế đã gây cản trở hoạt động bình thường của hàng không dân dụng và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho hãng hàng không, do đó đã cấu thành tội “Cản trở giao thông đường không”, với hành vi được xác định là “hành vi khác cản trở giao thông đường không”.
Đối với tội này, chỉ cần có lỗi vô ý, nhưng hậu quả đã xảy ra cũng là đủ yếu tố cầu thành tội phạm. Mặc dù hiện nay chưa có quy định cụ thể thế nào là gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản đối với tội này. Nhưng đối chiếu với một số tội khác có quy định về mức thiệt hại tài sản, ví dụ như tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, thì mức thiệt hại trên 100 triệu đồng của hãng hàng không là thiệt hại nghiêm trọng. Do đó, việc truy tố và xét xử chị Tuyền về tội cản trở giao thông đường không của Tòa án Nhân TP. Hà Nội là đúng quy định pháp luật. 
Tuy nhiên, đối với hành vi nói đùa có bom, pháp luật cũng có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, nêu tại khoản 6, khoản 7  Điều 12 NĐ 60/2010/NĐ-CP, với mức xử phạt lên đến 30 triệu đồng.
Thậm chí Nghị định này nêu chính xác về hành vi này là “tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về  việc có bom” chứ không chỉ quy định chung chung “hành vi khác cản trở giao thông đường không” như tại Điều 217 BLHS. Với quy định xử phạt hành chính này, các cơ quan chức năng có thể xử phạt chị Tuyền còn hãng hàng không sẽ khởi kiện hành khách để đòi bồi thường thiệt hại. 
Do đó, để xác định đây là một vụ án hình sự hay chỉ là vi phạm hành chính thì các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc và sự cần thiết nâng cao tính răn đe của pháp luật, trong đó mức độ nghiêm trọng của sự việc được quyết định bởi công tác xử lý tình huống ban đầu của các đơn vị, cơ quan liên quan như an ninh hàng không, cảng hàng không, cảng vụ, hãng hàng không – Luật sư Hải cho biết. 
Tòa thiếu khách quan?
Luật sư Trần Ngọc Hải còn cho biết thêm: Theo quy định tại Điều 48 Quyết định số 06/2007/QĐ-BGTVT, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 17/2011/TT-BGTVT ban hành chương trình an ninh hàng không dân dụng, khi có hành khách gây rối, tung tin có bom, vũ khí, thì nhân viên an ninh hàng không của Cảng hàng không phải ngăn chặn và phối hợp với Cảng vụ Hàng không giữ người để kiểm tra tính xác thực của thông tin.
Còn để “đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp” thì khi có thông tin tàu bay bị đe dọa bom trong thời gian tàu bay còn trên mặt đất, tàu bay phải được cách ly tại sân đỗ và triển khai phương án khẩn nguy, tàu bay phải được lục soát nhằm phát hiện bom.
Quyết định này cũng nêu hành vi “cung cấp các thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất...” là một trong những hành vi “can thiệt bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng”. 
Như vậy luôn có bước kiểm tra tính xác thực của thông tin do hành khách cung cấp (nói đùa) và chỉ thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay thì mới được đánh giá là có “hành vi can thiệp bất hợp pháp”, chứ không phải với bất cứ thông tin nói đùa có bom nào cũng đều cách ly, lục soát  tàu bay.
Việc xử lý tình huống ban đầu của các cơ quan hàng không có thể sẽ dẫn đến các chiều hướng xử lý hành khách khác biệt sau này. Với mỗi tình huống thực tế cụ thể, nếu xác định hành khách chỉ nói đùa (ví dụ xác nhận ngay là nói đùa, không có hành lý ký gửi, chưa check-in...) thì chỉ cần xử phạt vi phạm hành chính.
Còn nếu sự việc phức tạp (có hành lý ký gửi, lời khai bất nhất...) hoặc có lúng túng trong xử lý mà phải hoãn chuyến bay để lục soát tàu bay thì sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn về tài sản, và hành khách có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về lời nói đùa tai hại. 
Còn Luật sư Phạm Văn Huỳnh, trưởng VPLS Tâm Đức thì cho rằng, hành vi nói đùa giống như Tuyền là khá phổ biến. Tuy nhiên, ngay từ đầu hành vi đó không cấu thành tội phạm. Nếu đúng như cáo trạng của phiên tòa thì ngay sau khi nói “nếu trong túi có bom” Tuyền đã xác nhận mình chỉ nói đùa.
Ngay cả khi tiếp viên trưởng của chuyến bay hỏi lại Tuyền cũng xác nhận mình chỉ nói đùa chứ trong túi không có bom. Với trách nhiệm của đội ngũ an ninh hàng không thì VNA có thể kiểm tra ngay lập tức xem trong túi cô gái này có bom hay không, nhưng họ đã không làm việc đó mà đi báo cáo với cơ trưởng. 
Khi Cơ quan Điều tra khởi tố về tội “Cản trở giao thông hàng không” là xác định đây là tội cấu thành vật chất mà đúng ra, đây chỉ là tội cấu thành hình thức (chỉ nói miệng, không gây ra hậu quả).
"Đối với hành vi nói đùa thì không có tội. Theo tôi, việc xét xử như vậy là thiếu khách quan và cũng phải xem xét trách nhiệm của tổ an ninh chuyến bay và các bộ phận liên quan... Họ đã làm gì khi xem xét hành lý rồi mà vẫn cho dừng chuyến bay, gây nên hậu quả", Luật sư Phạm Văn Huỳnh nói.
Nhóm PV - CTV

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.