"Nợ ngập đầu", "ông lớn" khó tìm người mua cổ phần?

"Nợ ngập đầu", "ông lớn" khó tìm người mua cổ phần?
(PLO) - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN là việc thoái vốn ở các tập đoàn, tổng công ty. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ nhiều DNNN “nợ ngập đầu” và chẳng dễ trong việc tìm người mua cổ phần ... 
Nhìn từ EVN
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được một năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 11/12/2013, “nhà đèn” đã hoàn tất việc thoái vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình bằng việc chuyển nhượng thành công 25,2 triệu cổ phần với giá trị 252 tỉ đồng. 
Nhiệm vụ “không mấy nhẹ nhàng” mà EVN phải làm theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt là đến năm 2015, tập đoàn này phải hoàn thành việc thoái vốn khỏi 6 công ty, gồm: Ngân hàng An Bình, Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina, Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Điện lực Việt Nam. Chỉ tính riêng lĩnh vực bất động sản, EVN đang đầu tư hơn 103 tỷ đồng.
Đến hết năm 2013, EVN còn hơn 2.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành nằm trong ngân hàng, công ty chứng khoán, tài chính… chưa được thu hồi. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2013, EVN là “con nợ” lớn nhất của các ngân hàng thương mại trong nước khi hiện nay, tổng dư nợ tín dụng của tập đoàn này đã lên tới 144.000 tỷ đồng. 
 “Thảm cảnh” EVN cũng chỉ là một gam màu nếu nhìn vào toàn cảnh bức tranh đầu tư ngoài ngành của các DNNN vừa được hé mở. Chỉ tính riêng trong 3 năm (2011-2013), theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, số vốn bán được chỉ đạt 4.164 tỉ đồng (đạt 19%) trong tổng số 21.797 tỉ đồng mà các DNNN đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. 
Cụ thể, trong số 4.164 tỉ đồng vốn đã thu hồi, thực tế chỉ có 267 tỉ đồng bán ra bên ngoài (chiếm xấp xỉ 7%), còn lại 3.894 tỉ đồng là chuyển vốn trong nội bộ.
Lỗ cũng bán!
Theo Tổng Giám đốc SCIC Lại Văn Đạo, để đẩy nhanh tiến độ thoái vốn ngoài ngành, Chính phủ cần áp dụng một số quy định đặc thù như đã áp dụng cho SCIC mới đây theo Quyết định 2344 về tái cơ cấu doanh nghiệp này đến năm 2015. Tới nay, SCIC đã bán vốn tại 600 doanh nghiệp, thu về được 4.000 tỉ đồng trong mấy năm gần đây và giá trị thặng dư từ thoái vốn là 2.300 tỉ đồng. SCIC sẽ phải tiếp tục thoái vốn tại 390 doanh nghiệp còn lại.
Ông Phạm Viết Muôn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, theo định hướng của Chính phủ, SCIC được giao xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước. 
Giá mua theo thị trường, không cao hơn giá trị sổ sách, trừ khoản dự phòng giảm giá. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, DNNN chủ động thông báo, phối hợp với SCIC để thực hiện, phấn đấu hoàn thành trước ngày 31/12/2015. 
Sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, theo đó, thoái vốn nhà nước được định hướng cho thoái vốn dưới mệnh giá sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính theo quy định, chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị lớn theo mệnh giá; phương thức thoái vốn, lựa chọn tổ chức tài chính trung gian; thoái vốn đầu tư tại các công ty đại chúng thua lỗ ...
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN, hàng loạt chính sách mới sẽ được ban hành. Trong quý I năm 2014, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình văn bản về chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp về bán, giao DNNN, quy chế về đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, quy chế quản trị và công bố thông tin của Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. 
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Bộ Nội vụ trình văn bản quy định về quản lý người giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; chế độ thi tuyển, hợp đồng có thời hạn đối với Tổng Giám đốc trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước… 

Đọc thêm

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.