Nỗ lực phủ sóng để trẻ em bình an

Bộ nhận diện mới của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
Bộ nhận diện mới của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bắt đầu hoạt động từ ngày 6/12/2017, đến nay Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã thực sự trở thành chỗ dựa bình an cho trẻ em Việt Nam. Thông kê cho thấy, trẻ em ở độ tuổi từ 10-16 tuổi thường gọi đến Tổng đài vào khung giờ từ 22-24h khi các thành viên trong gia đình đã đi ngủ để có thể dễ dàng chia sẻ, tâm sự, giải tỏa những áp lực, căng thẳng trong học tập và những tổn thương về tâm lý khi gặp khó khăn trong mối quan hệ ứng xử với các thành viên trong gia đình.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (Tổng đài 111) là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật trẻ em 2016. Tổng đài 111 được sự quản lý của Cục Trẻ em thuộc Bộ, là đường dây khẩn cấp hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, có nhiệm vụ thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân qua điện thoại, kiểm tra thông tin tố giác ban đầu. Những thông tin về trẻ em có nguy cơ bị xâm hại sẽ ngay lập tức được chuyển tới các cá nhân, cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em. Tổng đài không thu phí viễn thông và phí tư vấn đối với người gọi đến.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tiếp tục là được vấn đề quan tâm

Theo báo cáo năm 2023 của Cục Trẻ em, năm vừa qua, Tổng đài 111 đã tiếp nhận 323.615 cuộc gọi đến (giảm 44.829 cuộc so với năm 2022) và tiếp nhận 1.313 lượt thông báo qua ứng dụng app và zalo của tổng đài. Tổng đài 111 hỗ trợ, can thiệp 688 ca bạo lực trẻ em, chiếm 55,89% tổng số ca hỗ trợ, can thiệp. Đáng chú ý có những trường hợp trẻ em bị bạo lực với mức độ rất nghiêm trọng, điển hình như trường hợp bé trai 17 tháng tuổi ở Thường Tín, Hà Nội bị 2 cô trông giữ trẻ ở cơ sở trông giữ trẻ tự phát bạo hành dẫn đến tử vong và cháu trai sinh năm 2008 ở Thái Nguyên bị người lạ đâm 2 nhát dao ở tim phải nhập viện cấp cứu.

Trẻ em bị bạo lực trong gia đình giảm so với năm 2022 tuy nhiên vẫn chiếm tỉ lệ cao 67,71% (giảm 9,22% so với năm 2022). Trong đó nhiều trẻ em bị bố hoặc mẹ bạo lực nhưng không phải do các em phạm lỗi mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc bố mẹ có mâu thuẫn, xích mích với nhau, hôn nhân gia đình đang trong thời kỳ đổ vỡ, khiến tâm lý các thành viên căng thẳng, dễ gây ra các xung đột và trẻ em chính là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Trẻ em bị bạn bè bạo hành, bắt nạt, cô lập trong trường học có tính chất nghiêm trọng để lại tổn thương nặng nề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Điển hình như trường hợp cháu trai 12 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội bị nhóm bạn bạo lực trong thời gian dài dẫn đến chấn thương sọ não và rối loạn phân ly phải điều trị dài ngày và cháu gái học lớp 9 ở quận Hải Châu, Đà Nẵng bị bạn bạo lực tinh thần và lôi kéo các bạn khác cô lập, tẩy chay khiến em bị trầm cảm phải điều trị ở bệnh viện tâm thần.

Các trường hợp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại tình dục giảm hơn so với năm 2022 (150 ca so với 170 ca) tuy nhiên tính chất các vụ việc có phần nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục dẫn đến hậu quả mang thai và sinh con khiến các em dang dở việc học tập và tổn thương về thể chất cũng như tâm lý. Điển hình như trường hợp bé gái sinh năm 2011 ở Phú Thọ sinh con khi mới 11 tuổi và bé gái sinh năm 2010 ở Bắc Giang sinh con khi chưa tròn 13 tuổi. Trẻ em bị xâm hại tình dục trong gia đình bởi người thân mặc dù giảm so với năm 2022 (21,02% so với 30,59% trong năm 2022) tuy nhiên vẫn có 12 trẻ em bị chính bố đẻ xâm hại, điển hình như trường hợp hai chị em gái 5 tuổi và 8 tuổi ở Hải Phòng và bé gái 8 tuổi ở Khánh Hòa.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tiếp tục là vấn đề quan tâm của nhiều bậc phụ huynh và trẻ em. Năm 2023 Tổng đài 111 tư vấn 404 cuộc (chiếm 4,0% trong tổng số cuộc gọi tư vấn chuyên sâu, tăng 0,2% so với năm 2022) và can thiệp 19 trường hợp liên quan đến việc trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng (chiếm 1,5% trong tổng số ca can thiệp, tăng 0,2% so với năm 2022).

Trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc có xu hướng tăng. Năm 2023 Tổng đài tiếp nhận thông tin và hỗ trợ 65 ca (tăng 21 ca so với năm 2022).

Cũng theo Tổng đài 111, Hà Nội và TP HCM là 2 thành phố có số vụ việc trẻ em cần hỗ trợ, can thiệp cao nhất toàn quốc: TP HCM 302 ca, chiếm 24,53% (giảm 61 ca so với năm 2022); Hà Nội 233 ca, chiếm 18,93% (giảm 47 ca so với năm 2022) trong tổng số ca can thiệp của Tổng đài. 62/63 tỉnh/thành phố trên cả nước đều xảy ra các vụ việc trẻ em cần hỗ trợ, can thiệp, riêng tỉnh Kon Tum không có trường hợp nào.

Vượt khó khăn để phủ sóng các kênh hỗ trợ trẻ em

Dành tình cảm, sự quan tâm chăm sóc cho trẻ em là cách tốt nhất để phòng, chống bạo lực trẻ em.(Nguồn ảnh: Cổng TTĐT Lâm Đồng)

Dành tình cảm, sự quan tâm chăm sóc cho trẻ em là cách tốt nhất để phòng, chống bạo lực trẻ em.(Nguồn ảnh: Cổng TTĐT Lâm Đồng)

Trong thời gian vừa qua, để tiếp nhận thông tin tốt hơn, trên nhiều phương diện, Tổng đài 111 đã mở thêm các kênh để tiếp nhận thông tin từ người dân như: Zalo 111, App 111, Fanpage Tổng đài 111, Tongdai111.vn…. Việc phủ sóng các kênh hỗ trợ trẻ em đang từng bước ghi nhận những kết quả tích cực. Nổi bật, như hiện nay trong sách giáo khoa của học sinh đã có giới thiệu về Tổng đài 111, hướng lâu dài sẽ phổ cập sâu rộng để cộng đồng và mọi trẻ em đều dễ dàng nhận biết và sử dụng dịch vụ của tổng đài như in số điện thoại và giới thiệu tổng đài ở bìa sách, vở, trên các bao bì sản phẩm sữa, đồ dùng học tập, trên các phương tiện giao thông công cộng…

Tuy nhiên, Tổng đài 111 vẫn còn gặp không ít khó khăn trong trong quá trình hỗ trợ, can thiệp như: nhiều vụ việc khó giải quyết vì pháp luật hiện chưa có các quy định cụ thể về tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong thời kỳ bố mẹ li thân, li hôn hoặc trường hợp trẻ em là con ngoài giá thú; nhiều trường hợp người giám hộ hợp pháp không thực hiện được quyền nuôi dưỡng trẻ em theo quyết định của tòa án.

Cán bộ địa phương còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt cán bộ địa phương gặp khó khăn khi can thiệp, hỗ trợ trường hợp trẻ em bị người giám hộ có vấn đề sức khỏe tâm thần tranh chấp nuôi dưỡng, chăm sóc. Cụ thể trường hợp bé trai 9 tuổi ở xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương bị bố có dấu hiệu về sức khỏe tâm thần bạo lực trong khi bố mẹ đang li thân nhưng cán bộ không biết cách tiếp cận với trẻ để đánh giá tình trạng của trẻ.

Vẫn còn tình trạng cán bộ địa phương không biết đến Tổng đài 111 khiến nhân viên tư vấn mất thời gian giải thích về chức năng, nhiệm vụ của Tổng đài và tình trạng cán bộ thiếu hợp tác với Tổng đài. Nhiều cán bộ địa phương và các ban ngành từ chối nghe điện thoại kết nối từ số 111 với lí do như sợ số lừa đảo, quảng cáo… khiến nhân viên tư vấn phải dùng máy cá nhân kết nối hoặc nhắn tin trước cho cán bộ.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, năm 2024, Tổng đài 111 tiếp tục bảo đảm hoạt động thông suốt, bảo đảm cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và can thiệp cho trẻ em và nạn nhân của mua bán người liên tục 24h/24h hàng ngày. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và Đường dây nóng phòng chống mua bán người thông qua Zalo, App Tổng đài 111.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Tổng đài 111 thông qua các hình thức như: kênh Zalo, App tổng đài 111, truyền thông qua mạng xã hội, lồng ghép với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, hợp tác với các doanh nghiệp để đưa vào các ấn phẩm, sản phẩm như sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập, sữa cho trẻ em, xe bus, taxi, hợp tác các nhà mạng viễn thông để thực hiện tin nhắn đến các số thuê bao di động.

Bên cạnh việc tăng cường hiệu quả hoạt động kết nối, chuyển tuyến, Tổng đài 111, triển khai mô hình hỗ trợ, can thiệp khẩn cấp cho trẻ em với khoảng 30 trường hợp trẻ em bị xâm hại nghiêm trọng được Tổng đài can thiệp, hỗ trợ về tâm lý, pháp lý. Phát triển dịch vụ đánh giá và trị liệu tâm lý cho trẻ em: dự kiến trị liệu tâm lý miễn phí cho từ 40-45 trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác có các vấn đề về tâm lý tại 3 Tổng đài vùng...

Cũng liên quan đến các hoạt động vì trẻ em, theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, năm 2023 Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) đã vận động được trên 111 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch; hỗ trợ 138.900 lượt trẻ em, đạt 126,3% kế hoạch năm. Đặc biệt, chỉ riêng tháng 1/2024, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã trao tặng quà Tết cho hơn 9.200 lượt trẻ em với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

Phát biểu tại cuộc buổi gặp mặt đầu xuân năm mới, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân định hướng Quỹ

BTTEVN cần nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về trẻ em cũng như xu hướng mới của thế giới, của Liên hợp quốc về quyền và công tác chăm sóc, bảo trợ trẻ em để xây dựng kế hoạch hành động phù hợp, sát với thực tiễn. Tiếp tục đổi mới nội dung cách thức vận động cũng như cách thức hỗ trợ, huy động sức mạnh của toàn xã hội cùng chung tay hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Thực trạng chó không đeo rọ mõm, thả rông nơi công cộng. (Ảnh minh họa: PV)

Cần xử lý nghiêm vi phạm trong quản lý vật nuôi

(PLVN) - Những vụ việc liên quan tới chó cắn chết người hay mắc bệnh dại do chó, mèo cào dù đã được cảnh báo nhiều lần, song vẫn liên tục xảy ra. Một số ý kiến cho rằng nguyên nhân đến từ mức xử phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe, giáo dục, trong khi việc thực thi đôi khi còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả.

Đọc thêm

Khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ thông tin triển lãm (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) - Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, tại Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc.

353 camera sẽ giám sát giao thông tại Kiên Giang

 353 camera sẽ giám sát giao thông tại Kiên Giang
(PLVN) - Chiều ngày 18/12, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến bấm nút triển khai vận hành hệ thống camera giám sát, xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Ông Giang Thanh Khoa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.

Bộ NN&PTNT dự tính sắp xếp, tinh gọn bộ máy khi hợp nhất

Bộ NN&PTNT dự tính sắp xếp, tinh gọn bộ máy khi hợp nhất
(PLVN) - Bộ NN&PTNT vừa ra thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Báo Pháp luật Việt Nam nhận giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Báo Pháp luật Việt Nam nhận giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024
(PLVN) - Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024. Báo Pháp luật Việt Nam được trao giải khuyến khích thể loại báo in.