Nỗ lực để trở lại trạng thái 'bình thường mới' trên phạm vi cả nước

Nhiều địa phương đang từng bước trở lại trạng thái "bình thường mới" sau khi kiểm soát tốt dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Báo Đồng Khởi
Nhiều địa phương đang từng bước trở lại trạng thái "bình thường mới" sau khi kiểm soát tốt dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Báo Đồng Khởi
(PLVN) - Nghị quyết 107/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021 yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tích cực triển khai hiệu quả, quyết tâm đưa phong trào thi đua “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” vào thực tiễn đời sống, xã hội.

Cụ thể, thực hiện nghiêm những nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Lãnh đạo chủ chốt, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, đặc biệt là các Công điện số 1099/CĐ-TTg ngày 22/8/2021 và 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo quốc gia với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Quán triệt phương châm lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân. Quyết tâm không để dịch lan rộng, nhất là những khu vực trọng yếu như Thủ đô Hà Nội, các khu đô thị lớn tập trung đông dân cư, khu công nghiệp…

Khẩn trương thực hiện tiêm vaccine khoa học, kịp thời, hiệu quả, tập trung cho các đối tượng cần thiết như các lực lượng tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người tại khu vực nguy cơ rất cao, tại các địa bàn trọng điểm đang có dịch bùng phát mạnh và các khu vực trọng yếu. Sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh để trở lại trạng thái “bình thường mới” trên phạm vi cả nước.

Đồng thời, tiếp tục chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; bảo đảm an dân, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tháo gỡ khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo hướng dẫn cụ thể các địa phương thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch theo các kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các chính sách tiếp tục quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, vật dụng cần thiết khác cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở, nhất là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế.

Khẩn trương rà soát ban hành các hướng dẫn chuyên môn phải có mục tiêu, yêu cầu, tiến độ cụ thể, rõ ràng trong xét nghiệm, cách ly, điều trị; hướng dẫn cụ thể đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine; hỗ trợ các địa phương xây dựng phương án phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công Thương, Tài chính... xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với diễn biến của dịch bệnh, trình Chính phủ trong tháng 9/2021 (xây dựng Nghị quyết).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 trong điều kiện đã kiểm soát được dịch bệnh, tiêm vaccine bao phủ diện rộng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2021; quyết liệt triển khai các giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Tài chính làm việc với các địa phương để nắm chắc tình hình thu ngân sách, yêu cầu thực tế chi và khả năng đáp ứng của địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch và có phương án giải quyết kịp thời; chỉ đạo thực hiện nghiêm việc tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 và kịp thời xác định, thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết theo Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế, chủ trì việc tổng hợp trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phụ cấp, hỗ trợ cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở, bảo đảm trang thiết bị bảo hộ và vật dụng cần thiết khác.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thành xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ các địa phương theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tiết kiệm, đúng đối tượng.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...