Nitrat - Sát thủ vô hình trong thực phẩm (P1)

Nitrat - Sát thủ vô hình trong thực phẩm (P1)
(PLO) - Theo số liệu thống kê, mỗi năm Việt Nam có 75.000 người chết vì ung thư trong số 150.000 người mắc mới. Đây là một con số đáng báo động trong thời buổi vấn đề hóa chất trong thực phẩm được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư. 

Nitrat là gì?

Không chỉ là những hóa chất có trong thuốc trừ sâu, chất bảo quản hay thạch tín, thủy ngân...có trong thực phẩm thường được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nitrat vượt ngưỡng hiện hữu trong thực phẩm cũng là một trong những tiền chất gây ra căn bệnh ung thư dạ dày và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như một sát thủ "vô hình” chưa được nhiều người biết đến và hay chủ quan, xem thường.

Nitrat - là muối axit nitric (NO3) có chứa trong đất, nước và động, thực vật hấp thụ từ đó. Do ảnh hưởng tích cực của Nitrat đối với sự tăng trưởng và khả năng sinh sản của cây trồng cũng như rút ngắn thời gian chín sau khi thu hoạch, nên Nitrat được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp dưới dạng phân bón (phân đạm), thuốc kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc, chất bảo quản.... 

Lượng nitrat vượt ngưỡng cho phép được đo bằng máy đo dư lượng nitrat SOKES
Lượng nitrat vượt ngưỡng cho phép được đo bằng máy đo dư lượng nitrat SOKES

Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, dưới tác động của enzyme (hay còn được gọi là men) Nitrat chuyển hoá thành Nitrit (NO2). Nitrit được hấp thụ từ ruột vào máu, kết hợp với hemoglobin trong máu chúng hình thành một hợp chất hóa học mạnh mẽ – metilgemoglobin, gây ra hiện tượng thiếu oxy và tích tụ axit lactic trong các mô cũng như gây ra ngộ độc và đột biến của tế bào. 

Ở một khía cạnh khác, Nitrit kết hợp với các acid amin trong thực phẩm tạo thành một họ chất nitrosamin. Nitrosamin có thể gây tổn thương di truyền tế bào - nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, quái thai. Nitrit khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người.

Tồn dư Nitrat trong thực phẩm...

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, Nitrat có mặt trong các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn thực phẩm. Vốn luôn luôn tồn tại tự nhiên trong mọi thực phẩm và đương nhiên là một phần trong thức ăn hàng ngày, nhưng khi hàm lượng Nitrat trong rau củ quả, thịt cá vượt quá ngưỡng an toàn trở thành độc chất và sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

 Trong khi thực phẩm tồn dư thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật có thể hạn chế nhờ rửa dưới vòi nước mạnh, gọt vỏ sâu; hay thực phẩm nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng có thể khắc phục được bằng rửa sục nước, đun sôi nấu chín… thì tồn dư Nitrat là một sát thủ vô hình ẩn nấp trong tế bào chủ yếu của thịt, cá rau củ quả, trong thân, lá nên không có cách nào có thể giảm bớt hàm lượng Nitrat dư thừa này. 

Không chỉ nhiễm vào sản phẩm trong quá trình nuôi trồng, chăn nuôi mà người ta còn sử dụng tràn lan các hóa chất có gốc Nitrat để bảo quản thực phẩm, ví dụ: dùng phân đạm để ướp hải sản, giữ cho màu sắc được tươi lâu hơn; dùng sămpet (NaN3) để tẩm ướp thịt thiu thối thành thịt tươi, mới vv... Do đó, cơ quan chức năng luôn khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm rau quả, thịt, cá có hàm lượng Nitrat vượt ngưỡng.

Nitrat ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bản thân Nitrat tự nó không phải là chất gây ung thư, nhưng là nghi phạm gián tiếp gây ra ung thư khi nó biến thành nitrit. Vì ít khi có những biểu hiện gây tác hại, triệu chứng tức thì, có thể nhìn thấy ngay được khiến cho người tiêu dùng thực phẩm có tâm lý chủ quan.

 Nitrat tích tụ trong cơ thể con người thông qua nguồn thực phẩm ăn hàng ngày dần dần phá huỷ gan, dạ dày, phổi, hệ thần kinh, tim mạch và nội tiết. Nitrat khiến cho các tế bào đột biến và cũng là tác nhân gây viêm tụy, ung thư dạ dày, tuyến tụy, thận, vú, mật và bàng quang. 

Do đó, Nitrat cứ hàng ngày "vô hình" gây hại đến sức khỏe con người như vậy và để đến khi phát hiện ra thì thường là quá muộn. Được biết, tại Bệnh viện K (Bệnh viện U bướu Trung ương) đã đưa cảnh báo về mức độ nguy hiểm và nguy cơ gây bệnh ung thư của Nitrat trên trang bìa của sổ khám bệnh.

Trước thực trạng nhiều vấn đề liên quan đến thực phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng nhức nhối như hiện nay, mỗi người trước tiên hãy tự bảo vệ mình và những người thân trong gia đình để giảm thiểu được những tác động tối đa trước con đường tới giường bệnh với tốc độ ngày càng phi mã mà nguyên nhân phần nhiều là từ nguồn thực phẩm không đảm bảo.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.