Nitrat nguy hiểm như thế nào?
Theo các tài liệu khoa học đã được công bố tại nhiều quốc gia, Nitrat lần đầu được phát hiện như là dạng độc chất tồn dư trong nông sản, gây hại cho sức khỏe con người từ năm 1945. Mặc dù Nitrat không độc với thực vật nhưng nếu sản phẩm cây trồng được người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, Nitrat được khử thành Nitrit trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì Nitrit dễ phản ứng với Amin tạo thành Nitrosamin, là chất gây ưng thư dạ dày.
Nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người |
Mặt khác, trong cơ thể người, do sự khử Nitrat nhanh hơn sự chuyển đổi Nitrit thành Ammonia, Nitrit nhanh chóng bị tích tụ, gây bệnh Methemoglobinemia, làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp. Nitrit khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người.
Vì vậy, Nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, do đó nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng rau quả.
Đó là lý do ở nhiều nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản và đặc biệt là Nga, luôn quy định hàm lượng Nitrat cho từng loại rau, củ, thực phẩm. Ví dụ, măng tây không được vượt quá 50 mg/kg, cải củ được phép tới 3.600 mg/kg. Ở Nga, quy định hàm lượng Nitrat trong cải bắp phải dưới 500 mg/kg, cà rốt dưới 250 mg/kg, dưa chuột dưới 150 mg/kg...
Đặc biệt, bộ phận lá, nitrat được khử thành nitrit trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì nitrit dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, là chất gây ưng thư dạ dày. Trong khi đó, nitrat hoặc các gốc nitrat chủ yếu sinh ra do quá trình canh tác nông nghiệp, lạm dụng phân bón hóa học, chất bảo quản, chất cấm trong chăn nuôi mà thực trạng đó ở Việt Nam không cần phải nói ai cũng biết đang ở mức độ báo động như thế nào.
Qua các cuộc khảo sát, lượng Nitrat tồn dư trong một số loại rau, củ, quả, thịt, cá ở Việt Nam là khá cao do tình trạng lạm dụng phân bón hóa học tràn lan trong nông nghiệp.
Thịt cá nhiễm Nitrat cũng vô cùng nguy hiểm?
Không chỉ trong thực phẩm, mà ngay cả trong các sản phẩm thịt, cá nếu chứa các chất có gốc Nitrat với hàm lượng quá cao cũng gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe con người. Điển hình là chất Sabultamol (C13H21NO3) là chất tạo nạc dùng trong chăn nuôi; Săm pết (KNO3) là hóa chất dùng biến thịt thối thành thịt tươi; Sodium Nitrat (NaNO3), Sodium Nitrit (NaNO2) giúp giữ màu và bảo quản thực phẩm hay chất Vàng ô tạo màu trong công nghiệp bị phát hiện trộn vào thức ăn chăn nuôi hay nhuộm măng tươi thời gian vừa qua.
Thịt, cá nếu chứa các chất có gốc Nitrat với hàm lượng quá cao cũng gây nguy hại rất lớn tới sức khỏe con người |
Điểm chung của các loại hóa chất trên đều là nguyên tố có gốc Nitrat hoặc Nitrit. Dư lượng Nitrat (N0-3) trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như một độc tố và tồn dư N0-3 trong thực phẩm thịt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư cho người sử dụng.
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm máy kiểm tra dư lượng Nitrat mang thương hiệu Soeks, sẽ hỗ trợ người tiêu dùng biết kết quả mặt hàng thực phẩm mình định mua chỉ trong vòng 5 - 7 giây.
Được biết, máy đo dư lượng nitrat Soeks đã được Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Trước đó, hội đồng thẩm định chuyên môn gồm đại diện của Cục An toàn Thực phẩm, Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm, Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 đã kết luận sản phẩm Soeks Nuc-019-1 đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam khi có kết quả khá tương đồng với kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm.
Máy Soeks hoạt động theo phương pháp điện sinh hóa, cho kết quả dựa trên việc đánh giá mật độ của ion Nitrat. Sự phân bố của ion Nitrat tại các vị trí khác nhau trên thực phẩm có thể hoàn toàn khác nhau và thay đổi theo thời gian. Vì vậy, để có kết quả chính xác nhất, các bà nội trợ nên đo ở 03 điểm khác nhau trên cùng một loại thực phẩm và lấy giá trị trung bình để đánh giá.