Niềm đau cuối đời

Sáu tháng trước, gia đình anh Trần Minh Nam (Đồng Nai) có đăng thông tin về việc tìm bố đi lạc. Giờ đây, gia đình anh lại đối diện với nỗi đau bố mất. Đến lúc này, các thành viên trong gia đình mới ngập tràn niềm ân hận, chỉ vì không biết cảm thông cho bậc sinh thành, mà giờ đây không còn dịp để yêu thương, báo hiếu nữa.

Sáu tháng trước, gia đình anh Trần Minh Nam (Đồng Nai) có đăng thông tin về việc tìm bố đi lạc. Giờ đây, gia đình anh lại đối diện với nỗi đau bố mất. Đến lúc này, các thành viên trong gia đình mới ngập tràn niềm ân hận, chỉ vì không biết cảm thông cho bậc sinh thành, mà giờ đây không còn dịp để yêu thương, báo hiếu nữa.

Hình minh  họa
Hình minh họa

Mối tình già

Cụ ông Trần Văn Minh (*) sinh năm 1940, quê gốc Thái Bình. Vợ cụ mất năm cụ mới ngoài bốn mươi. Sợ các con phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng, cụ không lấy vợ, dù hồi ấy cụ làm bên hợp tác xã thương mại, mối quan hệ rộng, cụ lại to cao, đẹp trai, rất nhiều cô gái chưa chồng quý mến, bày tỏ ý muốn cùng cụ chăm sóc bầy con thơ.

Anh Trần Minh Nam có cả thảy ba anh chị em ruột, tức cha anh có bốn người con, anh là con trai trưởng. Con đông là vậy, nhưng cụ không để con phải thiếu thốn gì. Các anh em anh Nam đều được ăn học đàng hoàng tử tế, sau đó đều có công ăn việc làm ổn định, lập gia đình, sống căn bản, nề nếp và biết hiếu thuận với cha. Cụ ông rất lấy làm tự hào về các con của mình.

Năm 2000, cụ ông lúc này ngoài 60, các bạn bè cụ đều khuyên, con cháu đề huề rồi, cụ nên tìm cho mình một người bạn đời để bầu bạn về tinh thần, rồi chăm nom, nương tựa nhau lúc tuổi già.

Điều này là hợp lý, bởi tuy con cái gần gũi chung quanh và rất chăm sóc cụ, nhưng cụ ở một mình trong căn nhà nhỏ với cây cảnh, chim chóc, những lúc con cái bận rộn không sang được, cũng thấy buồn và vắng tiếng người.

Thông qua các bạn bè giới thiệu, cụ quen biết với cụ bà Phùng Thị Ninh, sinh năm 1942. Cụ bà mất chồng từ thời mới hai mươi lăm tuổi, ở vậy nuôi hai con, giờ đây con cái cũng tương đối ổn.

Hai cụ gặp nhau tâm đầu ý hợp, nên rất quấn quýt. Cho đến một ngày, cụ ông thông báo cho con cháu, cụ muốn làm một bữa cơm nhỏ để "rước" cụ bà về chung sống. Không ngờ, các con cụ bình thường hiếu lễ là vậy, nhất nhất chiều cụ, nhưng đến chuyện lấy vợ của bố, lại phản ứng quyết liệt. Chỉ có cô con ái út là còn biết thông cảm, nhưng tiếng nói yếu hơn hẳn các anh em.

Cụ ông cũng chẳng phải nhu nhược, yếu đuối gì, nên mặc dù các con phản đối, thuyết phục không xong, cụ vẫn đem cụ bà về chung sống, cụ có lương hưu cao, có nhà cửa, đủ nuôi sống hai vợ chồng nên chẳng sợ gì.

Các con cụ, người thì làm giám đốc công ty, người thì lãnh đạo cấp phòng của một đơn vị nhà nước, người làm chủ tịch một hội nghề nghiệp huyện, ai nấy đều có vai có vế và thường rất tự hào vì gia đình đầy gia phong nề nếp của mình. Bởi vậy, họ khó lòng chịu để yên cho cụ ông rước một "bà cụ bá vơ" về nhà ngang nhiên sinh sống như vậy.

Họ tìm đến nhà con cái của cụ bà, nói nặng nhẹ, rồi đem tiền ra mua chuộc. Con cái cụ bà không giàu có, nhưng cũng là người tự trọng, và vốn cũng không muốn mẹ mình làm vậy từ trước đó, nên kiên quyết bắt cụ bà về.

Một ngày nọ, nhân lúc cụ ông đi họp cán bộ hưu trí, họ đưa bà cụ đi mất. Nghe đâu, họ đưa cụ bà ra tận Thái Nguyên, nơi con gái cụ bà đang có chồng làm quan chức ở đấy.

Cụ ông ngơ ngẩn mất hai năm trời mới bình tâm lại. Thậm chí, cả năm đầu cụ không muốn nhìn mặt các con mình, chỉ có cô út được sang thăm nom. Nhưng rồi con cái không nỡ dứt, cụ cũng nghĩ các con thương mình nhưng vì ích kỉ nên mới thế, nên dần gia đình lại hoà thuận như xưa.

Hãy cảm thông cho bố!    

Năm 2006, cụ ông trong một lần đi bệnh viện, đã quen được cụ bà Nguyễn Thị Mỹ. Cụ bà trước đây là giáo viên về hưu, vẫn còn nét xinh và hiền hậu. Cụ có hai người con, nhưng đều sống ở nước ngoài, họ gửi về rất nhiều tiền, nhưng mấy năm mới về thăm cụ một lần, trong khi cụ đang mắc bệnh tim.

Cảm thương, cảm mến, họ làm bạn với nhau, rồi sau nhiều tháng ròng, cụ ông ngỏ ý muốn đưa cụ bà về nhà mình để tiện chăm sóc nhau. Lần này, cụ ông đã tuyên bố trước với các con, nếu đứa nào can thiệp vào chuyện của bố thì bố từ mặt. Thế nên các con cụ ấm ức mà không dám làm gì.

Rồi cụ ông đưa cụ bà về nhà, lúc khoẻ thì hai ông bà cụ vui vầy đi đâu cũng tíu tít bên nhau như đôi chim câu. Lúc cụ bà trở mệt, cụ ông luôn ở bên thuốc thang, chăm nom từng li từng tí như chăm em bé.

Hàng xóm ai thấy cũng cảm động, họ bảo cụ bà có phúc, cuối đời gặp được ông chồng thương mình. Hạnh phúc làm cụ bà như trẻ lại, khoẻ ra.

Nhưng các con cụ ông đâu có yên. Ngày trước, cụ bà Phùng Thị Ninh khoẻ mạnh lành lặn, chăm nom bố mình như thế, họ còn không ưng, huống chi một cụ bà đau yếu, khiến bố mình phải ngày đêm chăm sóc.

Không dám động chạm đến cụ ông, họ chỉ chờ lúc không có mặt cụ ông là cạnh khoé, bới móc cụ bà. Có lần, họ còn nói cụ bà là "cục nợ" của cụ ông. Cụ bà nghe chỉ biết khóc tủi thân.

Chưa hả, các con cụ ông còn giở "bài cũ", họ tìm cách liên hệ với các con cụ bà đang sống ở nước ngoài, để rồi hai người con ít khi quan tâm đến mẹ, nay lại gọi về liên tục, chỉ để nói với cụ bà thôi ngay chuyện "gái trai" ấy.

Áp lực từ nhiều phía, lại mang mặc cảm mình bệnh tật, một ngày nọ, cụ bà âm thầm bỏ đi biệt tăm. Cụ ông, lần này còn đau đớn hơn lần trước, cụ ngồi lặng lẽ cả ngày, chẳng muốn gặp ai, làm gì.

Rồi cụ nhờ người tìm cụ bà ở khắp nơi. Nghe tin ở đâu, cụ lặn lội tìm tới. Cuối cùng, biết được cụ bà nương náu ở một ngôi chùa nọ, cụ ông bỏ nhà tìm đến, thì hay cụ bà đã qua đời vì bệnh tim trở nặng.

Cụ ông không về nhà nữa, thuê gian nhà ở luôn gần chùa. Ngày nào người ta cũng thấy ông cụ ra ngồi trước mộ bà cụ, thầm thì trò chuyện. Đó là thời điểm các con cụ đăng tin tìm cụ ở khắp nơi.

Rồi họ cũng tìm được cụ, cả đám con kéo đến đưa cụ về. Cụ ông lặng lẽ theo họ mà không nói lời nào. Về đến nhà được một tháng thì cụ ông ốm nặng. Một người bạn già sinh hoạt trong câu lạc bộ hưu trí của cụ ông, đến thăm bạn, ôn tồn nói với các con cụ:

"Bố các cháu hy sinh cả đời nuôi các cháu, đến già chỉ có mỗi một hạnh phúc nhỏ nhoi thôi mà các cháu cũng tìm mọi cách ngăn cấm, làm khổ bố các cháu. Các cháu không có sự cảm thông, không chịu đặt vào vị trí của bố để hiểu, các cháu khiến bố các cháu mấy năm nay sống mà chẳng có niềm vui...". Các con cụ ông lúc này chỉ biết cúi gằm mặt, bên giường bệnh của cụ, họ nói cầu mong bố sớm khỏi bệnh, họ sẽ chấp nhận bất cứ mong muốn nào của bố.

Nhưng hai tháng sau ngày được các con tìm về, cụ ông trút hơi thở cuối cùng. Các con của cụ , những người con mà trước kia luôn tự hào gia đình mình nề nếp, hiếu thảo, nay chỉ còn biết khóc ngất bên xác cụ: Bố ơi, bố tha lỗi cho chúng con...

Ngọc Mai

(*): Tên các nhân vật đã được thay đổi

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.