Những vấn đề đặt ra từ dịch heo tai xanh ở Cát Tiên

Sau nhiều năm không xảy ra dịch bệnh trên vật nuôi, từ cuối tháng 7 tới cuối tháng 10 năm nay dịch heo tai xanh lại bùng phát dữ dội ở nhiều địa phương trong tỉnh. Cát Tiên là nơi dịch xuất hiện đầu tiên và cũng là địa phương cuối cùng được UBND tỉnh công bố hết dịch.

Sau nhiều năm không xảy ra dịch bệnh trên vật nuôi, từ cuối tháng 7 tới cuối tháng 10 năm nay dịch heo tai xanh lại bùng phát dữ dội ở nhiều địa phương trong tỉnh. Cát Tiên là nơi dịch xuất hiện đầu tiên và cũng là địa phương cuối cùng được UBND tỉnh công bố hết dịch. Do thời gian kéo dài và diễn ra trên toàn bộ địa bàn huyện, thiệt hại của Cát Tiên trong đợt dịch này là vô cùng lớn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, năm nay tuy bị dịch heo tai xanh với 27.045 con heo phải tiêu hủy, song tổng đàn heo của tỉnh vẫn có tăng trưởng 6% so với năm 2009 với khoảng 354.057 con. Các huyện hiện có tổng đàn heo lớn là Đức Trọng (80.000 con), Bảo Lộc (71.200 con), Di Linh (59.585 con), Lâm Hà (48.000 con)… Với sản lượng thịt heo sản xuất trong năm ước đạt 60.363 tấn và đàn heo thịt còn khá lớn, các địa phương trong tỉnh hoàn toàn có khả năng thỏa mãn như cầu thực phẩm của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Theo số liệu của UBND tỉnh, trong đợt dịch heo tai xanh này, toàn tỉnh đã phải tiêu hủy 27.000 con heo với tổng trọng lượng lên tới 1.550 tấn (trong đó riêng Cát Tiên phải tiêu hủy 21.235 con với tổng trọng lượng 1.278 tấn) để dập dịch UBND tỉnh đã phải chi tạm ứng cho các địa phương có dịch 25 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh.

Ở thời điểm hiện tại có thể nói dịch heo tai xanh ở Cát Tiên đã cơ bản được khống chế, và cũng là thời điểm để nhìn nhận lại nguyên nhân vì sao dịch tái phát và kéo dài. Theo đánh giá của của UBND tỉnh thì nguyên nhân dẫn tới dịch heo tai xanh bùng phát ở Cát Tiên cũng như ở các địa bàn khác trong tỉnh thời gian qua là: Việc khai báo, giám sát phát hiện dịch và công tác thông tin chưa kịp thời; công tác chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn từ Trung ương tới địa phương còn lúng túng, chưa hiệu quả và cũng chưa có thuốc đặc trị để phòng chống dịch; công tác tiêm phòng dịch chưa đạt yêu cầu…

Sở dĩ có tình trạng này - qua tìm hiểu của chúng tôi - thì hệ thống cán bộ chăn nuôi - thú y ở cấp huyện và cơ sở hiện tại còn quá mỏng (mỗi trung tâm nông nghiệp cấp huyện chỉ có 1 hoặc 2 cán bộ chăn nuôi - thú y) nên việc quản lý dịch bệnh, triển khai các biện pháp phòng chống dịch như thống kê đàn heo, cấp phát vật tư, tiến hành khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi, tiêm vác xin phòng dịch đều gặp khó khăn.

Tại cuộc họp đánh giá tình hình phát triển KT-XH 9 tháng đầu năm nay do UBND tỉnh tổ chức, ông Nguyễn Văn Yên- Giám đốc Sở Tài chính (nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh) đã đưa ra một câu hỏi khó giải đáp là tại sao dịch heo tai xanh ở Cát Tiên chậm được khống chế và số lượng heo ở huyện này phải tiêu hủy (và được Nhà nước hỗ trợ) đến thời điểm đó có lẽ đã… cao hơn tổng đàn heo thống kê của huyện (?). Câu hỏi này đã gây được chú ý của những người tham dự cuộc họp kể cả ông Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên và ông Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh.

Đem câu hỏi này tới Chi cục Thú y tỉnh (Sở NN-PTNT) chúng tôi nhận được câu trả lời là… “số lượng đầu heo phải tiêu hủy vì dịch vừa qua ở Cát Tiên là chính xác, còn tổng trọng lượng heo hơi tiêu hủy có thể có tăng hơn so với thực tế; Việc số lượng đầu heo phải tiêu hủy bằng hoặc cao hơn số liệu thống kê tổng đàn heo 6 tháng đầu năm của các địa phương là do số liệu thống kê đàn heo hàng năm của huyện không chính xác…”.

Thực tế này cho thấy, do thống kê đàn heo (và có thể cả đối với các loại gia súc, gia cầm khác) không đúng với thực tế đã làm khó khăn cho công tác phòng dịch của địa phương cũng như của ngành thú y trong việc dự trù vật tư, vác xin, thuốc khử trùng, huy động nhân lực để triển khai các biện pháp phòng chống dịch; Vì vậy kết quả tiêm phòng vác xin hàng năm nếu so với tổng đàn thống kê thì đều đạt 80-90%, nhưng lại đạt quá thấp so với tổng đàn heo thực tế có tại địa phương. Do còn nhiều đầu heo không được thực hiện các biện pháp phòng dịch (trong đó có tiêm phòng vác xin) nên việc dịch tái phát và bùng phát nhanh là điều khó tránh.

Hơn nữa, cũng theo Chi cục Thú y thì mặc dù UBND tỉnh đã quyết định phải tiêu hủy ngay toàn bộ số heo có biểu hiện triệu chứng bị dịch, song một số xã, thị trấn của Cát tiên … “còn lúng túng trong việc tiêu hủy hay giữ lại đàn heo có triệu chứng bệnh- nhất là với đàn heo nái… Do đó còn tình trạng có hộ tiêu hủy đến lần thứ 5, thứ 6; thậm chí có hộ có heo bị tiêu hủy đến lần thứ 12…” nên dịch có điều kiện để lây lan và kéo dài. Công tác giám sát phát hiện, khai báo dịch của người chăn nuôi cũng như của hệ thống thú y từ cơ sở tới tỉnh chậm và bất cập trong khi nhiều hộ có heo bệnh đã tiến hành chữa trị không khỏi đã bán chạy heo bệnh đã làm dịch lạy lan sang các địa bàn, địa phương lân cận…

Cùng với dịch heo tai xanh, thời gian qua ở một số địa bàn của tỉnh bệnh lở mồm long móng cũng đã xuất hiện trên gia súc bộ móng guốc. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành NN-PTNT và các địa phương trong tỉnh tăng cường các công tác giám sát và phát hiện dịch bệnh tới tận từng thôn buôn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về dịch heo tai xanh và các biện pháp phòng chống dịch; tổ chức vệ sinh khử trùng tiêu độc trên phạm vi toàn tỉnh… và tiến hành tái đàn heo sau khi hết dịch. Tuy nhiên về lâu dài, để phòng chống dịch hiệu quả cao việc tăng cường cán bộ chăn nuôi - thú y cho các trung tâm nông nghiệp huyện và các xã, thị trấn cần được quan tâm hơn cùng với việc các địa phương cần phải thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi các loại trên địa bàn.
Đức Hưng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.