Những trường hợp nào trẻ cần đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại cơ sở y tế?

TP HCM triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Ảnh: HCDC
TP HCM triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Ảnh: HCDC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Các trường hợp trẻ nên tiêm tại các cơ sở y tế, cụ thể là bệnh viện gồm: trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính; khi nghe tim, phổi bất thường; trẻ phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào”, TS.BS Lê Kiến Ngãi, BV Nhi Trung ương cho biết.

Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo hình thức Chiến dịch

Chiều 29/10, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn về tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em tuổi 12 - 17 cho tất cả các tỉnh.

Lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Đồng thời, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong lứa tuổi này góp phần tăng diện bao phủ vaccine phòng COVID-19 trong cộng đồng.

Buổi tập huấn tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Buổi tập huấn tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Tại Việt Nam, Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi triển khai trên toàn quốc từ tháng 11, theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên tiêm trước cho nhóm 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ mắc COVID-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.

Song song với tổ chức Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 12 - 17 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; bao phủ vaccine cho nhóm người từ 50 tuổi trở lên để bảo vệ họ trước nguy cơ mắc bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh, theo chỉ đạo tại Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo hình thức Chiến dịch, tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học.

Với trẻ trong độ tuổi 12-17 tuổi đang đi học sẽ được lập danh sách theo lớp và triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh phổ thông trung học, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10; tiếp đến là học sinh Trung học cơ sở từ lớp 9, 8, 7. Với những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng đế đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho các cháu.

Sẽ sử dụng vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ

Cũng theo TS Hồng, vaccine sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12 -17 tuổi là vaccine Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21 - 28 ngày).

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phát biểu tại buổi tập huấn.

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phát biểu tại buổi tập huấn.

“Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, rất cần sự phối hợp của các thầy cô giáo, cha mẹ. Cha mẹ, người giám hộ cần ký Phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng và phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng”, TS Hồng lưu ý.

Các trường hợp trẻ cần đăng ký tiêm vaccine COVID-19 tại các cơ sở y tế

Tại buổi tập huấn, TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương đã tập huấn cho cán bộ y tế tại các điểm cầu về hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo quy định của Bộ Y tế.

Điểm nổi bật trong việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em là huy động sự song hành của hệ thống bệnh viện và hệ thống dự phòng, đảm bảo mỗi trẻ được tiêm vaccine được quản lý, theo dõi trong điều kiện an toàn nhất.

Các trường hợp trẻ nên tiêm tại các cơ sở y tế, cụ thể là bệnh viện gồm: trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính; khi nghe tim, phổi bất thường; trẻ phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào”, TS.BS Lê Kiến Ngãi, BV Nhi Trung ương cho biết.

Đồng thời, những trường hợp cần trì hoãn tiêm chủng là: trẻ đang mắc các bệnh cấp tính bao gồm cả bệnh nhiễm trung, không nhiễm trùng; đối với trẻ sốt, không có dấu hiệu nguy hiểm thì trẻ có thể tiêm được hoặc trường hợp trẻ mang thai dưới 13 tuần.

Ngoài ra, tại buổi tập huấn các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương làm rõ về các phản ứng sau tiêm chủng và các tình huống có thể xảy ra sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em theo các mức độ khác nhau; cách xử trí, theo dõi, điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau tiêm mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.