Vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em hiệu lực bảo vệ từ 95% đến 100%

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Theo Bộ Y tế, vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em là vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Mỹ sản xuất, đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vaccine đảm bảo an toàn cho trẻ em. 

Vaccine phòng COVID-19 Comirnaty của Pfizer-BioNTech có chỉ định tiêm cho người 12 tuổi trở lên. Hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ 95% đến 100% sau khi tiêm liều thứ 2 khoảng 7 ngày.

Bộ Y tế đã yêu cầu thực hiện tiêm trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ.

Việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em song song với việc tiếp tục ưu tiên tiêm chủng cho người lớn từ trên 18 tuổi trở lên, đủ các mũi vaccine phòng COVID-19.

Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong thời gian qua, với các điểm tiêm tại trạm y tế xã/phường, các trường học, các trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số trẻ có bệnh nền, béo phì).

Ngày 28/10, TP HCM đồng loạt triển khai tiêm vaccine cho trẻ em theo độ tuổi đã được hướng dẫn tại TP Thủ Đức và các quận, huyện. Các tỉnh, thành khác cũng đã sẵn sàng triển khai tiêm, chỉ chờ nguồn vaccine được phân bổ từ Bộ Y tế. Sau đây là các thông tin cần biết khi tiêm vaccine phòng Covid-19 Pfizer do Bộ Y tế hướng dẫn:

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.