Những 'thủ lĩnh' tinh thần vùng biên

Báo Pháp luật Việt Nam luôn đồng hành cùng BĐBP tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân vùng biên giới Điện Biên (Ảnh minh họa)
Báo Pháp luật Việt Nam luôn đồng hành cùng BĐBP tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân vùng biên giới Điện Biên (Ảnh minh họa)
(PLO) - Những năm qua, đội ngũ già làng, trưởng dòng họ, người uy tín trong cộng đồng 16 dân tộc tỉnh Điện Biên đã trở thành trung tâm đoàn kết các dân tộc, cùng nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn dân cư, là những hạt nhân “thắp lửa” cho các phong trào thi đua yêu nước trên phên giậu Tổ quốc.

Chân dung những “thủ lĩnh” vùng biên

Ông Giàng Chứ Só (SN 1964, ở xã Na Sang, huyện Mường Chà) có thâm niên hơn 10 năm là người có uy tín,  đi đầu trong đấu tranh ngăn chặn những đối tượng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây rối an ninh trật tự tại bản Huổi Hạ, nơi 72 hộ dân tộc Mông sinh sống. Bản Huổi Hạ cách trung tâm xã Na Sang 10km đường rừng, có đường biên giới tiếp giáp với Lào dài 7km và 3 mốc quốc giới, những năm qua nổi lên là địa bàn phức tạp về an ninh chính trị. Các đối tượng xấu đã lợi dụng trình độ dân trí thấp để tuyên truyền đạo trái pháp luật, kích động dân di cư tự do, chặt phá rừng làm nương, gây bất ổn an ninh nông thôn.

Hiểu những khó khăn, vướng mắc của các gia đình, dòng họ trong bản, ông Só đã kịp thời phản ánh, đề xuất nhiều kiến nghị quý báu để cấp ủy, chính quyền xã và Đồn Biên phòng (BP) Mường Mươn có biện pháp giải quyết thấu đáo, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Trong những đợt cao điểm về di cư tự do, ông Só và các trưởng bản, trưởng dòng họ luôn sát cánh cùng tổ công tác cắm xã của Đồn BP Mường Mươn tổ chức hàng chục cuộc họp dân, vận động bà con nâng cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn tuyên truyền kích động của kẻ xấu, kiên quyết không tham gia phá rừng. Thông qua người có uy tín, Đồn BP Mường Mươn đã triển khai hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”. 72 hộ gia đình bản Huổi Hạ đều đăng ký tham gia “Tự quản đường biên, mốc giới và an ninh trật tự ở khu vực biên giới”.

Ông Lò Văn Cỏn - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Mường Chà cho biết: “Các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ và người có uy tín trong huyện là lực lượng quan trọng trong đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Những người có uy tín như ông Giàng Chứ Só, Lò Văn Đón (xã Mường Mươn), Sùng Dụ Giàng (xã Ma Thì Hồ), Mùa Chờ Pình (xã Hừa Ngài), Lò Văn E (xã Mường Tùng)... thực sự là điểm tựa vững chắc cho các cộng đồng dân cư hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bản làng văn hóa, nông thôn mới”.

Rời Mường Chà, chúng tôi lên ngã ba biên giới của Tổ quốc tìm gặp bác Pờ Á Sinh (64 tuổi) - người nhiều năm liền được bầu làm người uy tín của bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, một “thủ lĩnh” thực sự của đồng bào Hà Nhì trong các phong trào phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Dẫn chúng tôi tham quan các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở đang được Nhà nước đầu tư xây dựng theo Nghị quyết 30a và Đề án 79 của Chính phủ, bác Sinh phấn khởi cho biết: “Sín Thầu không còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”, nhờ bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên, Sín Thầu vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn do tình trạng di dịch cư tự do, hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật diễn biến phức tạp trong huyện Mường Nhé”.

Để bà con thay đổi tập quán canh tác, không chặt rừng làm nương rẫy mà chuyển sang trồng lúa nước, bác Sinh đã kỳ công hàng tháng trời đến vận động, hướng dẫn từng gia đình trong bản. Nhờ cuộc cách mạng trong sản xuất, đời sống người dân bản Tả Kố Khừ ngày càng khởi sắc, nhiều gia đình khá giả nhờ nguồn thu ổn định từ nông sản hàng hóa.

Ngoài ra, bằng uy tín của mình, bác Sinh cùng đội ngũ người uy tín trong cộng đồng thường xuyên giáo dục con cháu trong gia đình, dòng họ và dân bản giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, thực hiện qui ước, hương ước của bản, xây dựng gia đình văn hóa, bản làng văn hóa. 100% các gia đình trong bản ký cam kết không di cư, không tiếp tay cho người di cư tự do vào địa bàn phá rừng.

Phát huy vai trò người uy tín, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới

Đại tá Hoàng Minh Tuấn - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên cho biết: “Tiếng nói, hành động của các vị già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín có tác dụng dẫn dắt, định hướng cho văn hóa ứng xử của cả cộng đồng nơi sinh sống. Họ có khả năng vận dụng những phong tục, tập quán để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong đời sống xã hội. Xác định vị trí, vai trò rất quan trọng của đội ngũ này, ngày 31/7/2009, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 981 về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa hoạt động của người có uy tín  đi vào chiều sâu”.

Để phát huy khả năng đóng góp của người có uy tín vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, thời gian qua, các đơn vị BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ người có uy tín trên địa bàn 29 xã biên giới. Chỉ tính riêng trong năm 2016, đội ngũ người có uy tín đã phối hợp cùng BĐBP tuyên truyền, vận động được 56.931 lượt người thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”.

7 năm qua, bằng nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo, các đơn vị trong BĐBP tỉnh Điện Biên đã động viên, khích lệ tạo điều kiện cho những người có uy tín phát huy cao nhất vai trò, vị trí của mình, gương mẫu đi đầu và vận động nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, vai trò của người có uy tín phát huy mạnh mẽ trong củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn biên giới.

Nhiều người bằng kinh nghiệm của mình đã chủ động tham gia giải quyết kịp thời những vướng mắc từ cơ sở, nhất là trong xử lý mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, khiếu kiện, tranh chấp đất đai, cảm hóa, giáo dục đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật..., không để xảy ra điểm “nóng” về an ninh nông thôn. Với tinh thần trách nhiệm cao, những người có uy tín đã chủ động phối hợp với đồn BP đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các phần tử xấu tuyên truyền, kích động, gây rối trật tự an ninh tại cơ sở, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân đề cao cảnh giác, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Những thành tựu trên đã góp phần củng cố nền biên phòng toàn dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên toàn tuyến biên giới tỉnh Điện Biên.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.