Những sai lầm khi chữa ung thư

Các bác sĩ đã chỉ ra những sai lầm rất hay gặp phải khi chữa bệnh ung thư khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.

TS. Phạm Cẩm Phương, PGĐ Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai đưa ra một thực trạng đáng báo động, hiện nay ti lệ mắc bênh ung thư ở nước ta cũng như thế giới gia tăng. Tại BV Bạch Mai, bệnh nhân đến khám có dấu hiệu trẻ hóa. Nếu như trước đây bệnh ung thư phổi, ung thư gan hay gặp ở độ tuổi trên 50 nhưng ngày nay nhiều người trẻ tuổi cũng mắc bệnh này.

Tuy nhiên, không phải ai bị bệnh cũng tuân thủ điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Có không ít trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư do thiếu hiểu biết đã tìm đến những phương pháp chữa trị chưa có cơ sở khoa học hoặc áp dụng các phương pháp truyền miệng không tốt cho sức khỏe.

Uống nước hoa quả chữa bệnh ung thư

Sự việc này bắt đầu từ thông tin lan truyền trên mạng xã hội rằng trên thế giới có một vài bệnh nhân ung thư không cần điều trị mà vẫn khỏi bệnh nhờ vào thải độc vitamin C liều cao từ hoa quả, như uống nước ép cam, cà rốt, nước ép dâu hay nước ép nho hàng ngày. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: “Không thể khỏi bệnh ung thư chỉ bằng cách uống nước hoa quả”.

chữa ung thư, nhịn ăn chữa ung thư, uống nước hoa quả chữa ung thư
Chỉ uống nước hoa quả không thể đẩy lùi ung thư

Theo PGS. Lâm, trong nước hoa quả giàu vitamin C nhưng bên cạnh đó hoa quả lại nhiều chất điện giải. Nếu ăn quá nhiều hoa quả có thể gây ra rối loạn điện giải, cơ thể đi ngoài nhiều, mất nước. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mọi người chỉ cần ăn 300 gam hoa quả mỗi ngày là đủ cung cấp cho cơ thể.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, TS. Phương cho rằng, bản thân chị em phụ nữ khi ăn hoa quả và uống nước ép cũng thấy rất sảng khoái và tin rằng làn da của mình đẹp hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, để điều trị ung thư thì cần phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, và gần đây có phương pháp điều trị hệ thống miễn dịch – hiện cũng mới chỉ là liệu pháp bổ sung.

Nhịn ăn để tế bào ung thư chết đi

Theo PGS. Lâm, nhiều người bệnh ung thư quan niệm không ăn để chữa bệnh vì họ rất sợ tế bào ung thư sẽ phát triển nếu ăn nhiều. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Nhiều bệnh nhân do ăn kiêng triền miên, hạn chế ăn uống vì sợ tế bào ung thư phát triển nên tử vong do suy kiệt sức khỏe trước khi tử vong do ung thư.

PGS. Lâm khuyến cáo, bệnh nhân ung thư cần phải ăn đủ các thực phẩm với đầy đủ vitamin và khoáng chất để cơ thể có đủ sức chiến đấu chống lại sự tàn phá của các tế bào ung thư. Ăn đầy đủ các chất bột, đường, đạm, chất béo…. có trong rau, thịt, cá…

TS. Phương cũng cho rằng, đối với bệnh ung thư nếu không mắc các bệnh lý phối hợp như đái tháo đường, mỡ máu cao… thì không nên kiêng khem gì cả mà nên ăn đa dạng, ăn uống lành mạnh, có chế độ sinh hoạt hợp lý.

“Đừng nghĩ rằng không ăn thì khối u không phát triển, đây là một điều hoàn toàn sai lầm, khối u vẫn phát triển và lấy các chất của cơ thể bạn dù bạn có ăn hay không. Nếu bệnh nhân không ăn uống sẽ dễ suy kiệt, suy mòn do ung thư, không đủ sức khỏe để theo các liệu trình điều trị tiếp theo để giảm nguy cơ tái phát của bệnh ung thư, phòng ngừa tình trạng di căn sau này. 

Bệnh nhân cũng nên tái khám định kỳ để phòng ngừa các tổn thương tái phát, di căn của bệnh để có chiến lược điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó yếu tố lạc quan cũng rất quan trọng với bệnh nhân ung thư, giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh lý phối hợp khác trong quá trình điều trị ung thư”- TS. Phương tư vấn.

Nhầm tưởng Trinh nữ Hoàng cung là thuốc chữa ung thư

Không ít người nhầm tưởng rẳng Trinh nữ Hoàng cung là bài thuốc chữa được bệnh ung thư. PGS. Lâm cho biết, đây không phải thuốc chữa bệnh mà chỉ là bài thuốc hỗi trợ những người ung thư tử cung, ung thư tiền liệt tuyến,… Hiện có bệnh viện cũng đã áp dụng cho người bệnh uống để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không thể chữa được bệnh ung thư.

PGS.TS Phạm Duệ, Bác sĩ cao cấp đến từ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cũng lưu ý, hiện có một loại cây khác rất giống cây Trinh nữ Hoàng Cung. Khi đặt hai loại cây này cạnh nhau khó có thể phân biệt, do vậy người dân cũng cần hết sức cảnh giác khi dùng cây này hoặc dùng các bài thuốc bào chế từ các loại cây này.

Theo các bác sĩ, để ngăn ngừa bệnh ung thư một cách hiệu quả, người dân nên tạo cho mình có thói quen lành mạnh, hạn chế tiếp xúc tối đa với các chất gây độc hại cho cơ thể để chúng không xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Ví dụ như việc hút thuốc lá chủ động hay thụ động là thói quen sinh hoạt không tốt cần loại bỏ; hạn chế lạm dụng rượu bia, cần sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao, tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh lý lây nhiễm khác cũng có tác dụng tốt giảm nguy cơ mắc ung thư như tiêm phòng viêm gan b, hay phòng ung thư cổ tử cung.

Bên cạnh đó, người dân cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin phòng bệnh hơn là đến lúc bị bệnh mới tìm cách chữa./.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Đã có hàng nghìn người bệnh được các bệnh viện trong nước thực hiện phẫu thuật bằng robot thành công. (Ảnh: Bệnh viện K)
(PLVN) - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò then chốt, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ra đời đã trở thành động lực thúc đẩy ngành Y tế Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.