Những người Việt có tên trong tài liệu Panama có phải là 'trốn thuế'?

Những người Việt có tên trong tài liệu Panama có phải là 'trốn thuế'?
(PLO) - Sau khi một loạt tên tuổi người Việt được công bố có trong tài liệu Panama, dư luận đặt ra câu hỏi liệu có phải tất cả những người có tên trong đó đều phạm pháp? Luật sư Nguyễn Duy Hùng – Đoàn Luật sư Hà Nội đánh giá dưới góc độ pháp lý, chúng ta không nên đánh đồng việc có tên trong hồ sơ Panama đồng nghĩa với hành vi “trốn thuế” hay hành vi pháp lý gây phương hại cho đất nước.
 

Tờ Tuổi trẻ dẫn nguồn từ Tạp chí Vox của Mỹ đã cùng nêu lên và giải đáp những thắc mắc về bản chất thực sự của vụ việc và cả ranh giới pháp lý rất đỗi mong manh, mơ hồ giữa việc tránh thuế hợp pháp và trốn thuế bất hợp pháp.

Các công ty vỏ bọc hoạt động ra sao?

Các nơi tránh thuế (các quốc gia, bang hoặc vùng lãnh thổ) là những nơi có quy định đóng thuế rất thấp hoặc không hề áp thuế. Đây cũng là nơi có hệ thống pháp luật về tài chính khá “thoải mái”, cho phép tình trạng kém minh bạch tồn tại trong hệ thống ngân hàng.

Panama là một nơi tránh thuế điển hình. Vì quốc gia này không áp thuế với lợi tức thu được từ các giao dịch quốc tế và cũng không áp thuế kinh doanh.

Chính phủ chỉ yêu cầu các công ty nước ngoài trả cho họ mỗi năm 300 USD thuế duy trì doanh nghiệp thường niên.

Cũng giống như Panama, các nơi như Bahamas, Quần đảo Cayman hay Quần đảo British Virgin đặc biệt hấp dẫn giới giàu có.

Vì tại những nơi này, khung pháp lý của họ khiến người giàu dễ dàng che giấu các tài sản khỏi con mắt săm soi của cơ quan thuế tại quốc gia chính thức mà họ sống và làm việc.

Các tập đoàn đa quốc gia lợi dụng những nơi tránh thuế để giảm thiểu tối đa mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải đóng.

Họ làm việc đó bằng cách luân chuyển trong nội bộ các tài sản sinh lời tới những chi nhánh đặt tại các nước có mức thuế thấp. Chẳng hạn Apple chuyển toàn bộ doanh thu toàn cầu của họ cho một công ty con ở Ireland, quốc gia có mức thuế thu nhập thấp hơn nhiều so với Mỹ.

Thường thì các cá nhân không trực tiếp đứng tên lập công ty vỏ bọc. Họ sẽ tìm đến các công ty luật kiểu như Mossack Fonseca, nhờ họ thành lập công ty bình phong với mục đích duy nhất là che giấu tài sản.

Theo đó, chủ nhân thực sự của các công ty đó sẽ tồn tại ở trạng thái nặc danh. Trên giấy tờ, các công ty vỏ bọc thường do các luật sư nắm quyền điều hành mà về thực tế, họ chẳng có bất cứ quyền kiểm soát thực sự nào với hoạt động của công ty.

Các công ty bình phong vẫn có quyền nắm giữ các khoản đầu tư, có thể mua biệt thự và những du thuyền trị giá nhiều triệu USD, để rốt cuộc là chúng sẽ giúp những người chủ thực sự che giấu tài sản khỏi công ty thuế và các cuộc điều tra nếu có.

Thành lập một công ty bình phong không phải là hành động phạm pháp. Việc trả thuế thấp hơn ở Panama hay ở một nơi tránh thuế cũng không phạm pháp nốt. Đây được xem là những cách thức hợp pháp để người ta có thể trả ít nhất có thể mức thuế phải đóng.

Tuy nhiên việc trốn thuế, nghĩa là không khai báo chính xác tình trạng tài sản thực tế của bạn, lại là phạm pháp.

Có tên trong Hồ sơ Panama liệu có phải là 'trốn thuế'?

Tờ VietnamFinance giới thiệu bài phân tích của Luật sư Nguyễn Duy Hùng – Đoàn Luật sư Hà Nội về tính pháp lý của vụ Hồ sơ Panama.

Luật sư Nguyễn Duy Hùng

Luật sư Nguyễn Duy Hùng

Phải khẳng định rằng dưới góc độ pháp lý, chúng ta không nên đánh đồng việc có tên trong hồ sơ Panama đồng nghĩa với hành vi “trốn thuế” hay hành vi pháp lý gây phương hại cho đất nước.

Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư năm 2014 và các Nghị định hướng dẫn ghi nhận quyền Đầu tư ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân. Theo đó, các tổ chức, cá nhân có quyền đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước Sở tại nới doanh nghiệp đầu tư.

Ở Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan cấp phép đầu tư ra nước ngoài. Việc các quốc gia, vùng lãnh thổ mà nhà đầu tư hướng tới có quy định thông thoáng về thuế là quyền của các quốc gia đó. Như vậy, nếu các tổ chức, cá nhân Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama nhưng thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài và thực hiện đúng pháp luật của các quốc gia, vùng lãnh thổ họ đầu tư thì hoàn toàn hợp pháp. Chúng ta không thể đánh đồng khái niệm Hồ sơ Panama với khái niệm “trốn thuế” hay đại loại với ý nghĩa không tích cực.

Tuy nhiên, nếu các tổ chức, cá nhân có tên trong Hồ sơ Panama lợi dụng chính sách thông thoáng của quốc gia, vùng lãnh thổ đó để tiến hành đầu tư mang tính hình thức, mở công ty nhưng không hoạt động, chỉ là “bình phong”, thuê các công ty luật ở các vùng quốc gia, lãnh thổ đó quản lý… nhằm che đậy những hành vi rửa tiền, che dấu tài sản, những giao dịch bất hợp pháp thì có thể bị điều tra, xem xét mức độ vi phạm để xử lý theo quy định.

Vấn đề lách thuế, trốn thuế của các doanh nghiệp Việt Nam

Đã là đầu tư thì lợi nhuận luôn được quan tâm và hướng tới hàng đầu trong kinh doanh. Bên cạnh việc phát sinh lợi nhuận thì phải đóng thuế - đó là quy luật. Tuy nhiên, hiện nay điều kiện phát triển kinh tế của các quốc gia không giống nhau. Vì vậy chính sách thuế, ưu đãi của các quốc gia, vùng lãnh thổ cũng khác nhau.

Vấn đề là, trong thời đại toàn cầu hóa với sự phát triển rầm rộ của các công ty đa quốc gia thì giới hạn giữa các biên giới, quốc gia cũng thu hẹp dần. Nói tóm lại ranh giới giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ không còn rõ ràng, và sự dịch chuyển giữa các quốc gia của các công ty là điều bình thường. Đây là mầm mống của cái gọi là “lách thuế”; “trốn thuế” như là một vấn nạn toàn cầu.

Ở Việt Nam bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, đóng góp cho sự phát triển đất nước thì cũng đã và đang tồn tại nhiều hình thức “lách thuế” của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp FDI đố là vấn đề “chuyển giá”, vấn đề kinh niên làm đau đầu các cơ quan quản lý nhà nước bấy lâu, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp trong nước cũng tìm mọi cách để trốn thuế, lách thuế như: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn, không kê khai vào doanh thu chịu thuế, trong khi đó luôn thổi phồng chi phí đầu vào, lấy hóa đơn khống nhằm giảm doanh thu, khấu trừ thuế đầu vào…

Dưới góc độ pháp lý, chúng ta không đánh đồng khái niệm “trốn thuế” và “lách thuế”. Nếu như “trốn thuế” là hành vi vi phạm pháp luật, thì “lách thuế” lại hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật, “lách thuế” là doanh nghiệp đã tận dụng được các khe hở của pháp luật, lợi dung sự lỏng lẻo và các tình huống mà pháp luật chưa dự liệu được trên thực tế. Xa hơn một chút, các doanh nghiệp lợi dụng sự chênh lệch về các ưu đãi thuế giữa các quốc gia để cân nhắc đầu tư, chuyển lợi nhuận.

Trở lại với câu chuyện thiên đường thuế, nếu như mức thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường của Việt nam là 20% (trong giai đoạn hiện nay), thì ở các “Thiên đường thuế” mức thuế suất này là 0%. Điều này dẫn đến, các nhà đầu tư tiến hành thành lập các công ty tại các “thiên đường thuế”, sau đó dùng tư cách pháp nhân này đầu tư vào Việt Nam và rồi khi phát sinh lợi nhuận lại chuyển ngược lại “thiên đường thuế” để được hưởng các ưu đãi. Tuy nhiên, đây lại là hoạt động đầu tư hợp pháp, đúng luật. Vậy, khi nào thì những hoạt động này là phi pháp, là trốn thuế?

Chỉ có thể coi là “trốn thuế” khi những công ty được lập ra chỉ là những công ty ảo, những công ty “bình phong”; lập ra với một mục đích rửa tiền, che dấu tài sản hoặc tận dụng ưu đãi thuế mà không hoạt động trên thực tế.

Ban Nội chính trung ương: Hồ sơ Panama là nguồn tin quan trọng

Nếu danh sách trong hồ sơ Panama chính xác thì sẽ là một trong những căn cứ để Cục Chống tham nhũng đề xuất với Thủ tướng cùng các cơ quan trung ương vào cuộc xác minh

Tờ Người lao động dẫn lời ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, cho biết: “Ban Nội chính trung ương xem đây là một nguồn tin quan trọng và đang theo dõi vụ việc. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có chỉ đạo và hoạt động nào của Ban Nội chính trung ương liên quan đến việc này và mới dừng ở việc bám sát tình hình”.

Còn Cục trưởng Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ (TTCP) Phạm Trọng Đạt lưu ý: TTCP vẫn nắm bắt, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan tới các cá nhân người Việt Nam có tên trong hồ sơ Panama. Đây mới chỉ là thông tin tham khảo, không ngoại trừ có thể là thông tin không chính xác. Còn nếu chính xác, sẽ là một trong những căn cứ để cục đề xuất với Thủ tướng, Chính phủ cùng các cơ quan trung ương vào cuộc xác minh.

“Vào cuộc hay không phải chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp trung ương, vì phải phối hợp với rất nhiều lực lượng. Phải phối hợp với quốc tế mới thực hiện được chứ không thể tin ngay các tài liệu đó và cũng không thể đơn phương làm được” - ông Đạt nói.

Trả lời báo giới, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cho rằng đây là vấn đề liên quan đến nhiều cơ quan chức năng. Ngành thuế sẽ kiểm tra thông tin này và sẽ có báo cáo.

Thông tin từ Tổng cục Thuế, ngay trong ngày 10-5, cơ quan này đã thành lập tổ công tác điều tra về nghĩa vụ thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có tên trong hồ sơ Panama. Tổ công tác có nhiệm vụ làm rõ có dấu hiệu trốn thuế hay không đối với tổ chức, cá nhân bị nêu tên. Cụ thể là sẽ đối chiếu, trích xuất dữ liệu nộp thuế trên cơ sở dữ liệu thuế tại Việt Nam; làm rõ các mối quan hệ kinh doanh, các giao dịch giữa cá nhân, tổ chức ở Việt Nam liên kết với những cá nhân, tổ chức nào ở bên ngoài; tính toán sơ đồ tạo ra thu nhập, tìm bản chất của phương thức giao dịch. Từ đó đối chiếu với chính sách pháp luật Việt Nam để đánh giá. Các nghiệp vụ để làm rõ vấn đề này khá phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan khác như Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước.

Vậy xử lý như thế nào đối với tổ chức, cá nhân có tên trong Hồ sơ Panama? Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, thận trọng trong vấn đề xử lý Hồ sơ Panama, tránh làm ảnh hưởng đến quyền tự do, kinh doanh đã được Hiến pháp ghi nhận; đồng thời thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin và thận trọng trong vấn đề xử lý thông tin.

Nếu thực sự những tổ chức, cá nhân có tên trong Hồ sơ Panama có dấu hiệu “trốn thuế” “vi phạm pháp luật”… chúng ta cần phải phối hợp với các quốc gia, vùng lãnh thổ, cái gói là thiên đường thuế để điều tra những hành vi vi phạm (nếu có) từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của các nước sở tại và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia./.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).