Những người thầy của trẻ em đường phố

Anh Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Giáo dục sức khỏe và Phát triển cộng đồng Tương Lai.
Anh Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Giáo dục sức khỏe và Phát triển cộng đồng Tương Lai.
(PLVN) - Những “người thầy” có tấm lòng nhân ái của trẻ em đường phố không chỉ dạy các em tri thức, nhận thức về cuộc sống mà còn dạy các em những kĩ năng thiết yếu để không bị tổn thương, dạy các em làm người tốt, sống có ước mơ, biết nỗ lực cho khát vọng chân chính…

Dạy chữ, dạy làm người

Trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ thiệt thòi và thiếu thốn đủ thứ, mà một trong những cái thiếu quan trọng nhất là sự học. Trần Minh Lâm là cậu bé 13 tuổi, làm nghề đánh giày ở khu vực Bùi Viện, quận 1. Quê em ở tận miền Trung, sau những năm bão lũ, gia đình em khăn gói vào Sài Gòn sinh sống. Ban đầu, em cũng được đi học đàng hoàng, nhưng sau đó cha em bệnh qua đời, một mình mẹ em bán hàng rong nuôi 3 con nhỏ hết sức vất vả nên em cũng nghỉ làm đi đánh giày phụ mẹ. Em thì còn biết được mặt chữ, có thể đọc, viết cơ bản, nhưng các em em thì chưa một ngày được đến trường.

Những ngày tháng đi đánh giày, Lâm gặp được cô giáo trẻ Nguyễn Thị Mỹ Ngọc. Mỹ Ngọc là sinh viên năm cuối một trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Từ một năm nay, Mỹ Ngọc thường ra công viên 23/9 ở trung tâm TP vào  cuối tuần để dạy cho các em lang thang, cơ nhỡ. Với những em nhỏ chưa biết chữ, Ngọc dạy các em học chữ, các em đã biết chữ như Lâm thì dạy sang cả một số từ tiếng Anh căn bản. Cuối tuần, Lâm cũng dẫn hai em nhỏ của mình ra để cô Ngọc dạy chữ.

“Em thấy mừng lắm vì đó giờ em cứ lo hai đứa em của em không được đi học thì sẽ không biết chữ luôn. Em muốn dạy tụi nó mà không biết dạy làm sao. May mắn là em gặp cô Ngọc tốt bụng. Hai đứa em em giờ đã biết đọc truyện tranh rồi. Cô Ngọc còn hứa sẽ liên hệ để hai em em được học ở trung tâm buổi tối”, Lâm chia sẻ. 

Những năm vừa qua, đã có không ít cá nhân, tổ chức xã hội tích cực trong việc hỗ trợ các em lang thang được ăn đủ no, được đi học đàng hoàng. Những lớp học “dã chiến” kiểu công viên, nhà riêng, cơ sở tập trung để dạy học cho trẻ cơ nhỡ cũng được thành lập từ những con người có lòng hảo tâm.

Không ít sinh viên, công nhân viên chức văn phòng, giáo viên về hưu… đã tích cực góp sức mình để giáo dục trẻ em đường phố, đem con chữ và những bài học làm người đến với các em.

Giờ đây, cô giáo Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi, giáo viên nghỉ hưu ở Bình Dương đã được nhiều người biết đến. Hoàn cảnh của cô khá đặc biệt: Cả cuộc đời cống hiến cho nghề giáo. Không lập gia đình, nghỉ hưu cô làm nghề bán vé số, vừa có công ăn việc làm để không phải “ngồi không”, vừa có dư chút đỉnh tiền giúp đỡ những người cần đến.

Và những người mà cô hướng đến giúp đỡ ở đây chính là những trẻ em nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn. Trước đó, trong hành trình đi bán vé số, cô chứng kiến cảnh đời của những đứa trẻ nghèo, phải bươn chải ra đời lao động từ sớm. Muốn góp sức mình giúp đỡ các em, cô Ba đã xin vào dạy miễn phí cho một lớp học tình thương ở Bình Dương. Vậy là ngày thì đi bán vé số, tới hơn 5 giờ chiều, cô lại có mặt ở lớp học tình thương để cặm cụi chuẩn bị bữa ăn do nhà hảo tâm tài trợ, rồi dạy các em.

Dù bản thân đồng lương ít ỏi, đang ở nhà trọ, nhưng cô vẫn trích thu nhập hàng tháng của mình để hỗ trợ mỗi em học sinh 5 kg gạo. Gần 5 năm nay, cô đã miệt mài như thế, dạy biết bao trẻ em nghèo, cơ nhỡ từ không biết chữ cho đến đọc viết thành thạo. Không chỉ là dạy chữ, cô còn dạy các em cả những bài học đạo đức, dạy cách làm người, sống tử tế, có ước mơ…

Với kĩ năng của nhà giáo lâu năm cộng với tấm lòng nhân hậu, cô đã tận tình, kiên nhẫn dạy dỗ các em. Các em nhỏ học với cô đều khen cô dạy chu đáo, tận tình và dễ hiểu. Cô kể rằng, cô đi bán vé số mỗi ngày, có những phụ huynh có con học cô, những người biết đến lớp học tình thương của cô mua ủng hộ vé số, gọi cô bằng cô giáo. Tuổi già của cô bên bọn trẻ, mong góp phần nuôi dạy chúng thành người, đã cảm thấy thực sự ý nghĩa.

Cô giáo Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi ở Bình Dương ngày đi bán vé số, chiều tối dạy học cho các em hoàn cảnh khó khăn.
 Cô giáo Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi ở Bình Dương ngày đi bán vé số, chiều tối dạy học cho các em hoàn cảnh khó khăn.

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đường phố

TP.HCM có hàng ngàn trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nhà hoặc sống chui rúc trong những căn nhà lụp xụp khu ở chuột với cha mẹ. Các em đối mặt với nhiều vấn đề: Không được chăm sóc về sức khỏe, chưa được đảm bảo về đời sống vật chất, không được học hành tử tế, và đáng ngại hơn, còn có cả nguy cơ bị lôi kéo làm điều xấu, bị lạm dụng tình dục.  

Không chỉ dạy chữ cho các em, có những người thầy có lòng còn hướng đến việc giáo dục kĩ năng sống, hướng nghiệp cho các em lang thang, hoàn cảnh khó khăn. Như anh Trần Minh Hải, 49 tuổi, sống tại TP.HCM đã hơn 25 năm gắn bó với hoạt động giáo dục kĩ năng cho trẻ đường phố.

Cách đây gần 20 năm, anh Hải ứng tuyển và trở thành một trong 15 tình nguyện viên đầu tiên của Quỹ Terre des Hommes - một tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ chuyên hỗ trợ bảo vệ quyền trẻ em. Từ một thanh niên tâm huyết, dành nhiều đồng cảm đến trẻ em đường phố, anh đã nỗ lực, trau dồi bản thân để từng bước hoàn thiện kiến thức và kĩ năng qua các khóa đào tạo và văn bằng đại học.

Không thể kể hết những hoạt động cho trẻ em lang thang, trẻ sống trong những mái ấm, nhà mở, trẻ em vùng sâu, vùng xa ít hoặc không có cơ hội tiếp cận cơ hội học tập, vui chơi mà anh Hải và cộng sự đã thực hiện. 8 năm trước, anh Trần Minh Hải trở thành Giám đốc Trung tâm Giáo dục sức khỏe và Phát triển cộng đồng Tương Lai, tổ chức phi lợi nhuận thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Anh đã cùng các cộng sự thực hiện nhiều dự án ý nghĩa cho trẻ em, thanh thiếu niên, tiếp cận, hỗ trợ và trao học bổng cho hàng ngàn em nhỏ.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giới tính, giúp các em tránh những nguy cơ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục, Dự án Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ra đời, được anh tổ chức tại TPHCM, Vĩnh Long, An Giang… với hàng chục ngàn em nhỏ và phụ huynh được truyền thông về vấn đề này.

Ở TP Cần Thơ nhiều người biết đến “thầy Hậu”, một người thầy không đứng lớp nhưng đã góp phần giáo dục cho biết bao trẻ em cơ nhỡ, hoàn cảnh khó khăn. Là một giáo dục viên đường phố, hàng ngày, trên chiếc xe máy cà tàng, thầy chạy đến những khu dân cư nhập cư, nghèo khó, khu nhà ổ chuột để bắt đầu cho công việc đầy ý nghĩa của mình.

Sinh ra trong gia đình nghèo khó, đông anh em, anh Hậu phải gác lại ước mơ bước vào giảng đường ĐH đi làm công nhân đóng gói sản phẩm. Trong một dịp tình cờ, anh Hậu gặp một thành viên của dự án Bình Minh và trở thành giáo dục viên với công việc tiếp xúc, tìm hiểu, giúp đỡ và hỗ trợ về mặt học hành và cả tìm nơi học nghề cho các em có gia đình khó khăn hoặc trẻ lang thang… Hoàn cảnh bản thân khó khăn, nhưng anh Hậu đã dành hết thời gian, tâm sức, tấm lòng của mình để giúp đỡ các em nhỏ. Có em bị cha mẹ bạo hành, được anh phát hiện, đấu tranh cho quyền lợi của em, khuyên nhủ cha mẹ các em. Có em gặp khó trong xin việc làm vì quá khứ không hay anh đứng ra bảo lãnh. Một số em nhỏ không có giấy tờ tùy thân, anh liên hệ, cố gắng làm CMND cho các em đi làm. Có em muốn khởi nghiệp mà không có vốn trong tay, anh đi tìm các tổ chức, nhà hảo tâm để vay vốn cho em khởi nghiệp thành công, giờ nhiều em đã có cơ sở ổn định, ăn nên làm ra, lập gia đình. 

Cứ như thế, anh trở thành “thầy Hậu”, thành người bạn đồng hành trong nỗ lực vượt qua số phận của các em. 

Còn rất nhiều người thầy thầm lặng như thế trong cuộc sống. Họ có thể là những người sống trong những gian nhà chật hẹp, nhưng trái tim rộng mở bao la. Họ không giàu có, nhưng rất giàu tình người. Họ đã góp phần giúp các em thoát mù chữ, không chỉ học hỏi về tri thức mà còn học được kĩ năng sống, học làm người. Tin rằng, những đứa trẻ được nhận tấm lòng từ những người thầy ấy nhất định sẽ trở thành những người tốt, sống có ích cho xã hội.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.