Những món súp nổi tiếng thế giới của Trung Quốc

Súp tổ yến, súp chua cay nóng hay hoành thánh là những món được nhiều người yêu thích trong ẩm thực Trung Quốc.

Súp hoành thánh Hoành thánh có nhân thịt heo xay, tôm, rau băm nhỏ, gói trong vỏ bột mì và đem hấp chín. Hoành thánh có thể làm thành món súp riêng, hoặc ăn kèm sợi mì trứng, với nước dùng từ thịt gà, lợn hoặc hải sản. Ảnh: Oh My Food Recipes

Súp tổ yến Được ví như "trứng cá muối của phương Đông", yến sào là một món ăn tinh tế, thường xuất hiện trong các món ăn ở châu Á. Ở những nơi như Hong Kong, món ăn này cầu thường vượt cung, giá tổ yến lên tới 10.000 USD/kg. Tại Trung Quốc đại lục, tiêu thụ yến sào là truyền thống có hơn nghìn năm, bắt đầu từ thời nhà Đường. Khi đó, súp tổ yến bổ dưỡng chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, nhằm chống lão hóa, hồi phục sức khỏe. Ảnh: Luxury Haven

Súp vi cá mập Món ăn được làm từ vi cá mập nấu trong nước hầm thịt gà và một số gia vị khác. Nó thường xuất hiện trong các bữa tiệc sang trọng của người Trung Quốc. Súp vi cá mập cũng là một trong bốn món được gọi là Big Four (4 món đặc biệt nhất) trong ẩm thực Trung Quốc, đại diện cho sự thịnh vượng, sức khỏe. Ba món súp còn lại là bào ngư, hải sâm và bao tử cá. Tuy nhiên món ăn này đến nay vẫn mang nhiều tranh cãi, vì sự tàn nhẫn trong quá trình thu gom vây cá mập. Ảnh: Reuters

Mì qua cầu (guo qiao mi xian) Món mì đặc sản của Vân Nam gồm nước hầm gà, mì gạo, thịt và rau. Thực khách sẽ được phục vụ một tô nước dùng, một đĩa mì gạo và một khay đựng các nguyên liệu ăn kèm. Tất cả được đổ lẫn vào tô nước dùng nóng hổi. Người dân địa phương tin rằng, cách ăn này sẽ giúp món ăn ngấm gia vị và thơm ngon hơn so với để đầu bếp trộn lẫn giúp khách. Ảnh: N509FZ/Wikipedia

Dan Hua Tang Súp hoa trứng hay canh cà chua trứng là món ăn truyền thống của người Trung Quốc, và cũng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Súp gồm cà chua thái nhỏ, hành lá nấu trong nước luộc thịt, cuối cùng khuấy thêm trứng. Bát súp thanh nhẹ này thường được phục vụ sau những món nhiều dầu mỡ, có thể ăn nóng hoặc nguội và dùng kèm cải muối chua zha cai. Ảnh: Taste Atlas

Súp bí đao Đây là món ăn truyền thống của ẩm thực Quảng Đông, và nổi tiếng khắp Đông Nam Á. Từ mâm cơm gia đình đến những bữa tiệc đặc biệt, súp bí đao được chế biến tùy theo tính chất của bữa ăn. Món ăn được đánh giá cao nhờ tác dụng hồi phục sức khỏe, lợi tiểu, mát gan, giải độc, tăng cường miễn dịch. Dù phần ruột không có mùi vị đặc trưng, nhưng dễ ngấm vị ngọt của nước luộc gà hay thịt lợn. Ảnh: Spruce Eats

Canh chua cay Có nguồn gốc từ Tứ Xuyên hoặc Bắc Kinh, canh chua nóng là một món ăn cổ điển, phù hợp vào mọi dịp và thời tiết, đặc biệt cho mùa đông. Canh gồm măng tre, đậu phụ, mộc nhĩ, nước dùng có vị huyết heo. Vị cay nồng ấm của tiêu đỏ hoặc trắng, và vị chua đến từ giấm. Đây là món ăn khai vị để tăng cảm giác thèm ăn, tiêu hóa tốt. Món này cũng được dùng để giải rượu. Ảnh: Wikipedia

Paomo Đặc sản đất Tây An này gồm bánh mì không men ngâm trong nước hầm thịt cừu. Đầu tiên, thực khách được phục vụ hai miếng bánh mì đặt trong một chiếc bát. Nhiệm vụ của bạn là dùng tay xé vụn bánh. Sau đó, phục vụ mang bát vào bếp, thêm mì gạo, nước hầm thịt cừu và rau. Món ăn kèm thịt bò hoặc cừu, thêm tỏi ngâm, tương ớt ngọt. Ảnh: SBS

Đọc thêm

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.