Ngay từ cuối năm 2004, khi Bộ GD&ĐT có chủ trương triển khai thí điểm đào tạo một số ngành theo chương trình tiên tiến quốc tế thì Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) đã xác định đây là cơ hội để trường có điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới chuẩn mực quốc tế, đáp ứng mục tiêu phấn đấu xây dựng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên trở thành Trường đại học nghiên cứu tiên tiến, có chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở một số lĩnh vực ngang tầm với các trường đại học tiên tiến ở trong khu vực và quốc tế.
Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Dưới đây là 5 bài học kinh nghiệm của chúng tôi được rút ra từ thực tiễn.
1. Tạo sự đồng thuận và tính chủ động cao
Ngay từ khi được giao thực hiện dự án, chúng tôi đã xác định đây là thời cơ nhưng cũng là thách thức lớn đối với trường. Muốn dự án thành công phải: Tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao trong lãnh đạo trường, lãnh đạo các khoa; Tạo được sự đồng thuận và quyết tâm trong toàn thể cán bộ viên chức, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp tham gia giảng dạy và quản lý chương trình đào tạo; Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đơn vị (cấp khoa) thực hiện chương trình có quyền chủ động, sáng tạo cao trong quá trình triển khai dự án; Có sự lãnh đạo kiên quyết, triệt để, cụ thể của lãnh đạo trường và lãnh đạo khoa. Luôn luôn bám sát mục tiêu của dự án.
2. Phải thường xuyên bám sát nhiệm vụ trọng tâm
Nhà trường đã quan tâm giải quyết sự bất cập là một số cán bộ có trình độ chuyên môn tốt nhưng lại chưa có đủ năng lực để giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh hoặc ngược lại một số cán bộ trẻ có khả năng tiếng Anh tốt thì trình độ chuyên môn còn hạn chế. Bằng cách, tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng Anh ở trong nước do giáo viên bản ngữ trực tiếp giảng dạy. Đồng thời, trường cũng đã liên hệ với Trung tâm ngoại ngữ của trường đối tác để gửi cán bộ học tăng cường tiếng Anh trong thời gian đi thực tập chuyên môn ở đó (được ưu tiên giảm học phí đáng kể so với học viên khác).
Mỗi học kỳ, các khoa cử khoảng 3- 4 cán bộ sang trường đối tác thực tập từ 2 đến 4 tháng với nhiệm vụ chủ yếu là dự giờ, biên soạn bài giảng, học tập phương pháp giảng dạy, trao đổi học thuật và phát triển hợp tác NCKH. Nhà trường chỉ phải chi kinh phí đi lại và ăn ở, trường đối tác tạo điều kiện về nơi làm việc, miễn phí truy cập internet, có tài khoản để vào website môn học, và cử giáo sư hướng dẫn, giúp đỡ liên hệ chỗ ở giá cả hợp lý… Trước khi sang nước ngoài, Hiệu trưởng ký hợp đồng giao nhiệm vụ cho GV. Trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ sớm đạt học vị TS và đạt tiêu chuẩn được phong chức danh GS, PGS.
3. Kết hợp chặt chẽ giảng viên nước ngoài và trong nước
Mỗi môn học trong chương trình đào tạo đều có một cán bộ có trình độ từ TS trở lên phụ trách và có từ 1 đến 2 cán bộ trợ giảng. Cho đến nay, hầu hết các môn học của khóa 1 và khóa 2 đều do GS nước ngoài giảng dạy trong thời gian từ 2-3 tuần/môn học. Đối với các môn học do GS nước ngoài giảng dạy, các bộ môn đều cử cán bộ dự giờ để học tập về nội dung bài giảng cũng như về phương pháp sư phạm.
1. Tạo sự đồng thuận và tính chủ động cao
Ngay từ khi được giao thực hiện dự án, chúng tôi đã xác định đây là thời cơ nhưng cũng là thách thức lớn đối với trường. Muốn dự án thành công phải: Tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao trong lãnh đạo trường, lãnh đạo các khoa; Tạo được sự đồng thuận và quyết tâm trong toàn thể cán bộ viên chức, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp tham gia giảng dạy và quản lý chương trình đào tạo; Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đơn vị (cấp khoa) thực hiện chương trình có quyền chủ động, sáng tạo cao trong quá trình triển khai dự án; Có sự lãnh đạo kiên quyết, triệt để, cụ thể của lãnh đạo trường và lãnh đạo khoa. Luôn luôn bám sát mục tiêu của dự án.
2. Phải thường xuyên bám sát nhiệm vụ trọng tâm
Nhà trường đã quan tâm giải quyết sự bất cập là một số cán bộ có trình độ chuyên môn tốt nhưng lại chưa có đủ năng lực để giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh hoặc ngược lại một số cán bộ trẻ có khả năng tiếng Anh tốt thì trình độ chuyên môn còn hạn chế. Bằng cách, tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng Anh ở trong nước do giáo viên bản ngữ trực tiếp giảng dạy. Đồng thời, trường cũng đã liên hệ với Trung tâm ngoại ngữ của trường đối tác để gửi cán bộ học tăng cường tiếng Anh trong thời gian đi thực tập chuyên môn ở đó (được ưu tiên giảm học phí đáng kể so với học viên khác).
Mỗi học kỳ, các khoa cử khoảng 3- 4 cán bộ sang trường đối tác thực tập từ 2 đến 4 tháng với nhiệm vụ chủ yếu là dự giờ, biên soạn bài giảng, học tập phương pháp giảng dạy, trao đổi học thuật và phát triển hợp tác NCKH. Nhà trường chỉ phải chi kinh phí đi lại và ăn ở, trường đối tác tạo điều kiện về nơi làm việc, miễn phí truy cập internet, có tài khoản để vào website môn học, và cử giáo sư hướng dẫn, giúp đỡ liên hệ chỗ ở giá cả hợp lý… Trước khi sang nước ngoài, Hiệu trưởng ký hợp đồng giao nhiệm vụ cho GV. Trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ sớm đạt học vị TS và đạt tiêu chuẩn được phong chức danh GS, PGS.
Quan điểm của trường ĐH KHTN là phải tuyển được chất lượng SV càng cao càng tốt |
3. Kết hợp chặt chẽ giảng viên nước ngoài và trong nước
Mỗi môn học trong chương trình đào tạo đều có một cán bộ có trình độ từ TS trở lên phụ trách và có từ 1 đến 2 cán bộ trợ giảng. Cho đến nay, hầu hết các môn học của khóa 1 và khóa 2 đều do GS nước ngoài giảng dạy trong thời gian từ 2-3 tuần/môn học. Đối với các môn học do GS nước ngoài giảng dạy, các bộ môn đều cử cán bộ dự giờ để học tập về nội dung bài giảng cũng như về phương pháp sư phạm.
Một số môn học các SV được GV nước ngoài cấp tài khoản truy cập miễn phí website môn học như SV của trường đối tác. Sinh viên trao đổi với GV thông qua website môn học như SV của Mỹ. Đề thi cho SV do GS nước ngoài ra và chấm. Kết thúc môn học, các GV đều được yêu cầu có nhận xét về tinh thần thái độ và kết quả học tập của SV. Trường còn tranh thủ mời GS nước ngoài xemina về khoa học hoặc về quản trị đại học. Ngoài học tập, các SV được tham gia công tác NCKH ngay từ năm thứ hai.
Vì trình độ tiếng Anh ban đầu của SV không cao nên chúng tôi dành như trọn vẹn năm thứ nhất để giảng dạy tiếng Anh cho SV. Trường đã mời giáo viên bản ngữ (60-70%) kết hợp với GV của trường để giảng dạy tiếng Anh cho SV trong năm thứ nhất. Tất cả các môn Toán, Vật lý và chuyên môn đều được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường đã lấy phiếu góp ý của SV với từng môn học với 100% các môn học của các lớp SV chính quy từ năm học 2009-2010, mỗi học kỳ xử lý khoảng hơn 35.000 phiếu góp ý bằng phần mềm. Và tổ chức định kỳ một năm 2 lần tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo trường với SV, lãnh đạo khoa thì gặp gỡ trao đổi thường xuyên.
4. Cần phải tuyển được sinh viên có chất lượng tốt
Trong thời gian qua, đa số các học sinh phổ thông không thích học các ngành khoa học cơ bản, đây là khó khăn lớn vì nếu không tuyển được SV giỏi thì khó khích lệ sự nhiệt tình của các GS nước ngoài. Vì vậy, quan điểm của trường là phải tuyển được chất lượng SV càng cao càng tốt. Với mỗi khóa bên cạnh các SV chỉ đủ điểm chuẩn của ngành có những SV được tuyển thẳng hoặc có điểm thi tuyển sinh vượt 3, 4 điểm so với điểm chuẩn.
Một trong những tiêu chí của Chương trình là tuyển được SV nước ngoài thì đến nay trường đã có 4 SV của châu Âu tham gia. Một số GV nước ngoài đã lập biểu đồ so sánh kết quả học tập của SV Trường Đại học KHTN với SV của trường đối tác cùng học môn học đó và kết quả cho thấy là tương đương nhau (tỷ lệ có kết quả tốt còn cao hơn SV của trường đối tác).
Hàng năm, trường đối tác đều nhận SV sang thực tập 2 tháng trong dịp hè. Năm học 2009-2010 đã có 11 SV của ngành Hóa học được sang thực tập. Trong số đó có 5 em được trường đối tác cấp kinh phí toàn phần (bao gồm vé máy bay, đi lại và tiền ăn, ở), các em còn lại được miễn phí nhà ở. Các GS nước ngoài đánh giá cao kết quả nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của SV.
Vì trình độ tiếng Anh ban đầu của SV không cao nên chúng tôi dành như trọn vẹn năm thứ nhất để giảng dạy tiếng Anh cho SV. Trường đã mời giáo viên bản ngữ (60-70%) kết hợp với GV của trường để giảng dạy tiếng Anh cho SV trong năm thứ nhất. Tất cả các môn Toán, Vật lý và chuyên môn đều được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường đã lấy phiếu góp ý của SV với từng môn học với 100% các môn học của các lớp SV chính quy từ năm học 2009-2010, mỗi học kỳ xử lý khoảng hơn 35.000 phiếu góp ý bằng phần mềm. Và tổ chức định kỳ một năm 2 lần tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo trường với SV, lãnh đạo khoa thì gặp gỡ trao đổi thường xuyên.
4. Cần phải tuyển được sinh viên có chất lượng tốt
Trong thời gian qua, đa số các học sinh phổ thông không thích học các ngành khoa học cơ bản, đây là khó khăn lớn vì nếu không tuyển được SV giỏi thì khó khích lệ sự nhiệt tình của các GS nước ngoài. Vì vậy, quan điểm của trường là phải tuyển được chất lượng SV càng cao càng tốt. Với mỗi khóa bên cạnh các SV chỉ đủ điểm chuẩn của ngành có những SV được tuyển thẳng hoặc có điểm thi tuyển sinh vượt 3, 4 điểm so với điểm chuẩn.
Một trong những tiêu chí của Chương trình là tuyển được SV nước ngoài thì đến nay trường đã có 4 SV của châu Âu tham gia. Một số GV nước ngoài đã lập biểu đồ so sánh kết quả học tập của SV Trường Đại học KHTN với SV của trường đối tác cùng học môn học đó và kết quả cho thấy là tương đương nhau (tỷ lệ có kết quả tốt còn cao hơn SV của trường đối tác).
Hàng năm, trường đối tác đều nhận SV sang thực tập 2 tháng trong dịp hè. Năm học 2009-2010 đã có 11 SV của ngành Hóa học được sang thực tập. Trong số đó có 5 em được trường đối tác cấp kinh phí toàn phần (bao gồm vé máy bay, đi lại và tiền ăn, ở), các em còn lại được miễn phí nhà ở. Các GS nước ngoài đánh giá cao kết quả nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của SV.
Trước khi vào phòng thí nghiệm, các em phải trải qua bài kiểm tra kỹ thuật phòng thí nghiệm. Sau khi kết thúc đợt thực tập, các em được trường cấp chứng chỉ môn học. Em Bùi Anh Thư đã được GS giúp đỡ đăng ký bản quyền phát minh sáng chế tại Mỹ về kết quả nghiên cứu của mình ngay tại Trường ĐHKHTN. Tháng 7/2010, Trường đã cử đoàn 4 SV của CTTT ngành Toán tham dự Olympic sinh viên Toán học tại Bungari vào. Cả 4 em đều đạt giải (3 giải Bạc, 1 giải Đồng), Đoàn được xếp thứ 16/96.
5. Chọn đối tác có uy tín và nhiệt tình
Các đối tác mà chúng tôi lựa chọn đều là các trường đại học của Hoa Kỳ có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các trường đại học của thế giới:
- Ngành Hóa học: Liên kết với University of Illinois at Urbana and Champagne (đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng các trường đại học và đứng thứ 32 về lĩnh vực Hóa học của thế giới).
- Ngành Toán học: Liên kết với University of Washington (đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các trường đại học và đứng thứ 17 về lĩnh vực Toán học của thế giới).
- Ngành Môi trường: Liên kết với Indiana University (đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng các trường đại học và đứng thứ nhất về lĩnh vực Môi trường của Hoa Kỳ).
Việc lựa chọn được các đối tác mạnh là hết sức thuận lợi cho trường trong việc triển khai CTTT cũng như phát triển hợp tác quốc tế với các đối tác khác. Các trường đối tác đã đồng ý sẽ cấp một số học bổng học sau ĐH cho các SV có kết quả học tập tốt sau khi tốt nghiệp. Mặc dù với pha I, ngành Hóa học đã không được cấp kinh phí từ năm học 2009-2010 nhưng trường vẫn tiếp tục tuyển sinh và tìm kiếm các nguồn kinh phí khác để duy trì dự án.
5. Chọn đối tác có uy tín và nhiệt tình
Các đối tác mà chúng tôi lựa chọn đều là các trường đại học của Hoa Kỳ có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các trường đại học của thế giới:
- Ngành Hóa học: Liên kết với University of Illinois at Urbana and Champagne (đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng các trường đại học và đứng thứ 32 về lĩnh vực Hóa học của thế giới).
- Ngành Toán học: Liên kết với University of Washington (đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng các trường đại học và đứng thứ 17 về lĩnh vực Toán học của thế giới).
- Ngành Môi trường: Liên kết với Indiana University (đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng các trường đại học và đứng thứ nhất về lĩnh vực Môi trường của Hoa Kỳ).
Việc lựa chọn được các đối tác mạnh là hết sức thuận lợi cho trường trong việc triển khai CTTT cũng như phát triển hợp tác quốc tế với các đối tác khác. Các trường đối tác đã đồng ý sẽ cấp một số học bổng học sau ĐH cho các SV có kết quả học tập tốt sau khi tốt nghiệp. Mặc dù với pha I, ngành Hóa học đã không được cấp kinh phí từ năm học 2009-2010 nhưng trường vẫn tiếp tục tuyển sinh và tìm kiếm các nguồn kinh phí khác để duy trì dự án.
Sở dĩ có được đối tác mạnh trước hết là nhờ vào năng lực của Trường Đại học KHTN với 225 TS và TSKH (chiếm 57%); 14 GS, 115 PGS (chiếm 33%). Bên cạnh đó, công tác NCKH của trường cũng đóng vai trò quan trọng khẳng định niềm tin của đối tác. Hàng năm, trường đều có trên 100 bài báo đăng ở tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, trong đó một số bài có chỉ số trích dẫn cao. Ngoài ra phải kể đến vai trò của các SV tốt nghiệp của trường đang làm nghiên cứu sinh tại trường đối tác. Năng lực và kết quả học tập của các em đã được các GS nước ngoài đánh giá rất cao (nhất là các em đã tốt nghiệp hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng của nhà trường). Chúng tôi xác định đối tác mạnh là cần thiết nhưng chưa đủ, rất cần sự nhiệt tình cộng tác của các trường liên kết. Lãnh đạo các khoa cũng như các GS của trường liên kết đều nhiệt tình và sẵn sàng sang Việt Nam giảng dạy. Họ đều không lấy kinh phí bản quyền chương trình, tiền thù lao giảng dạy và luôn chủ động giúp đỡ trường trong việc mở rộng hợp tác về NCKH, nhiệt tình tư vấn trong quản trị đại học cũng như tìm kiếm các nguồn tài trợ.
PGS.TS Bùi Duy Cam
(Hiệu trưởng Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội)
GDTĐ
(Hiệu trưởng Trường Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội)
GDTĐ