Những “góc khuất” chưa kể phía sau nghề thám tử tư

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Thám tử tư là dịch vụ mới xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm nay. Nhiều người cho rằng, đây là sản phẩm của một xã hội hiện đại. Trong nhiều trường hợp, khi người ta bị "lung lay niềm tin" họ đã nhờ đến những thám tử chuyên nghiệp để giải tỏa những lo lắng, tò mò. Tuy nhiên, những biến tướng và những chiêu trò từ nghề thám tử này không phải ai cũng biết được... 

Khi thám tử "hai mang"

Trên một diễn đàn mạng dành cho dân văn phòng, một số người đã cảnh báo chị em khi sử dụng dịch vụ thám tử tư. Một người có nick name Mẹ Nhím cho biết: "Cô bạn thân của mình nghi chồng ngoại tình, thế là tìm đến một văn phòng thám tử tư trên phố Thái Hà, Hà Nội.

Tuy nhiên, sau khi có thông tin về người chồng, hai thám tử của văn phòng này liền "quay 180 độ", dùng những bức hình đã có, tống tiền anh chồng... Đây là một chiêu trò mới của những văn phòng thám tử "loại 2"... Mong mọi người để ý và xem xét thật kỹ khi thuê thám tử...".

Sau khi đọc được lời cảnh báo này trên mạng, rất nhiều người đã vào xác nhận rằng, họ hoặc bạn bè của họ đã từng là nạn nhân của những thám tử "rởm" này. Theo khảo sát của nhóm PV, ở Hà Nội có gần 30 văn phòng hoạt động dịch vụ thám tử tư. Những văn phòng này có từ 3 – 8 người hoạt động vào giờ hành chính, có số điện thoại nóng và website để khách hàng liên lạc.

Trong vai một người đến nhờ văn phòng "sherlock home Việt Nam" xác định thông tin về người yêu, tôi đến một văn phòng thám tử tư tại phố Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hồng, lễ tân của văn phòng cho tôi biết: "Ở văn phòng nhận tìm kiếm và xác minh thông tin những vấn đề liên quan đến việc vợ hoặc chồng ngoại tình, tìm kiếm thông tin về con nuôi, tìm kiếm con thất lạc, giám sát con cái khi chưa đến tuổi trưởng thành, tìm kiếm và cung cấp thông tin về người bạn đang yêu mà tiến tới hôn nhân... nói chung nhiều lắm. Mỗi ngày có từ 5 – 7 khách hàng tìm đến dịch vụ của chúng tôi...".

Lân la làm quen với chị Trần Thu D từ một cái nick trên mạng, chị đồng ý gặp chúng tôi để kể lại sự việc. Trong quán cà phê trên phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội chị D cho biết, chị năm nay 35 tuổi, có chồng và hai con, một trai, một gái. Lúc lấy nhau, do hai bên gia đình cũng có điều kiện nên vợ chồng chị không phải lo về kinh tế.

Mấy tháng trước, do thấy chồng có nhiều biểu hiện lạ, về nhà xa lánh vợ con, không chăm lo cho cuộc sống gia đình, thường xuyên chát yahoo, vào facebook tới khuya, lúc vợ vào thì luống cuống tắt máy tính nên chị nghi ngờ chồng có bồ.

Sau nhiều lần kiểm tra, gặng hỏi không được, chị quyết định thuê thám tử tư để theo dõi xem anh có người thứ 3 không. Tìm đến một văn phòng thám tử tên H.N trên đường Láng Hạ, chị được nhân viên ở đây báo giá 6 triệu đồng cho một tuần điều tra.

Nếu có gì trục trặc, thám tử sẽ về báo cáo cho chị để xin ý kiến. Sau khi có đầy đủ thông tin về anh K - chồng chị D. thám tử của văn phòng H.N đi thực hiện nhiệm vụ. Cứ mỗi cuối ngày, chị D lại nhận được điện thoại của thám tử văn phòng H.N báo cáo về tình hình ảnh K như, ngày hôm nay đi đâu, làm gì, với ai.

Trong khi đó, tối nào chồng chị đi làm về mặt cũng "tỉnh bơ" như không biết đến sự ghen tuông đang cồn cào trong lòng chị... Một lần đi làm về, anh K gọi chị vào phòng nói chuyện, anh gắt gỏng hỏi chị có phải đang nhờ thám tử theo dõi anh không.

Chị D đang ngạc nhiên vì sao anh K có thể biết được chuyện này thì anh cho biết, đã hai ngày nay, anh bị thám tử của văn phòng H.N tống tiền, họ đòi 15 triệu đồng nếu không sẽ phát tán “ảnh nhạy cảm” đến công ty nơi anh đang làm việc... Đến lúc này hai vợ chồng mới “ngã ngửa” ra rằng, họ đang bị "chơi xỏ" khi bị thám tử rởm “ăn” hai mang.

Thám tử... gạ tình thân chủ

Ở trên các diễn đàn mạng, nhiều người còn đưa ra những câu chuyện về việc bị thám tử "loại 2" gạ tình. Chị Lê Vân K (ngõ 133, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Do có cậu con trai đang học lớp 10, nghịch ngợm và không chịu học nên vợ chồng tôi đã nhờ đến văn phòng thám tử B trên phố Nguyên Hồng để điều tra xem con đi đâu, gặp gỡ ai, làm gì... để có cách quản lý. 

Sau ba ngày điều tra, tôi nhận được cuộc điện thoại của thám tử đến một địa chỉ để "báo cáo tình hình" về cậu con trai. Xe dừng lại ở địa chỉ cho trước, thì tôi thấy đó là một khách sạn nhỏ trên phố Đào Tấn, Hà Nội.

Gọi điện lại xem thám tử có nhầm không thì anh ta ỡm ờ cho rằng, địa chỉ không nhầm đâu, tôi cứ lên là sẽ biết nhiều chuyện bí mật. Biết mình bị lừa và bị gạ tình, tôi báo cho chồng để ngay lập tức cắt hợp đồng với văn phòng thám tử B".

Chị K cũng cho biết chuyện thám tử gạ tình... thân chủ không còn là hiếm. Như ở cơ quan chị, có cô gái tên N chuẩn bị lấy đăng ký kết hôn và cưới một người đàn ông hơn 5 tuổi nhưng N không biết nhiều về chồng sắp cưới. Lúc nào cũng lấy lý do là nhà ở tỉnh xa, nên mỗi khi N đòi về quê, anh này đều từ chối. Thấy bất an, N tìm đến văn phòng thám tử để điều tra thông tin về người yêu.

Từ sau khi có số điện thoại của N ngày nào thám tử cũng nhắn tin và gọi điện với nội dung... ngoài công việc như rủ đi ăn, uống cà phê, thậm chí là shopping. Mỗi khi N hỏi về thông tin mình muốn điều tra, thám tử đều bảo là đã cho người đi tìm hiểu và sẽ có kết quả sau.

Bốn ngày sau, thám tử gọi cho N đến văn phòng để đưa thông tin, tức tốc chạy xe đến, thì N thấy văn phòng vắng hoe, chưa kịp hỏi gì về thông tin chồng sắp cưới thì N bị thám tử tiến đến gần, cầm tay, định giở trò sàm sỡ. Quá sợ hãi, N lấy cặp tài liệu trên bàn cự lại gã thám tử "rởm" và chạy vội ra ngoài.

Thuê “thám tử” theo dõi người thân có phạm pháp?

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư  TP.Hà Nội) khẳng định, chưa có bất kỳ quy định nào cho phép “thám tử tư” hoạt động. Hành vi theo dõi, ghi hình, quay phim đời tư người khác là hành vi trái pháp luật…  

“Thám tử tư” ở Việt Nam đang hoạt động ngoài vòng pháp luật

-Xin ông cho biết quy định pháp luật về vấn đề này?   

Cho đến thời điểm này, Nhà nước ta chưa có bất kỳ một quy định nào hợp pháp hóa hoạt động của các “thám tử tư”. Pháp luật Việt Nam hiện hành nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ điều tra, hoạt động “thám tử tư” dưới mọi hình thức. Trên thực tế, các công ty “thám tử” thường núp bóng dưới cái tên công ty cung cấp thông tin. 

-Các thám tử tư thường tiến hành các hoạt động thu thập thông tin cá nhân theo yêu cầu của khách hàng. Vậy những hoạt động này có vi phạm pháp luật không? Người bị thu thập thông tin cá nhân có thể làm gì để bảo vệ mình? 

Điều 38, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) thì thông tin riêng tư, bí mật của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ (trừ trường hợp việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, hoặc được người đó cho phép). Do vậy, hoạt động bí mật thu thập thông tin cá nhân của các “thám tử tư” là trái với quy định của pháp luật và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bí mật đời tư của cá nhân.

Nếu người bị thu thập thông tin đời tư cá nhân có đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của “thám tử tư” và thiệt hại đã xảy ra thì có thể khởi kiện dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 604, BLDS. Nếu hành vi thu thập thông tin đời tư cá nhân của “thám tử tư” gây hậu quả nghiêm trọng có thể sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 125, Bộ luật Hình sự. 

Luật hóa là cần thiết, nhưng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng

-Các công ty hoạt động kiểu “thám tử” được mở ra dưới kiểu cung cấp dịch vụ thông tin chứng tỏ nhu cầu về cung cấp thông tin đang thực sự rất cần thiết. Vậy theo luật sư, nên hay không việc hợp thức hóa hoạt động này? 

Theo góc nhìn cá nhân tôi, sớm muộn gì Nhà nước cũng hợp thức hóa hoạt động “thám tử”. Điều quan trọng là pháp luật mình chưa thống nhất được giới hạn của các hành vi mà các “thám tử tư” được phép thực hiện. Vì nếu cứ để “trôi” như hiện tại, cấm cũng không cấm triệt để, mà cho phép hoạt động cũng không cho phép mà nhu cầu thực tế lại có, thì thà rằng hợp pháp hóa với những quy định chặt chẽ, quyền lợi của khách hàng được đảm bảo, đời tư cá nhân không bị xâm hại quá sâu sẽ tốt hơn rất nhiều. 

-Vậy theo luật sư, cần có những quy định cụ thể như thế nào? 

Phải đưa ra những lĩnh vực cụ thể, chi tiết mà “thám tử tư” không được quyền điều tra, không được quyền công bố. Cần phải có những tính toán rất kỹ lưỡng khi hợp pháp hóa hoạt động thám tử vì đây là một vấn đề rất nhạy cảm liên quan đến danh dự, nhân phẩm của người khác. 

Xin cảm ơn Luật sư!

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.