Những giám đốc đi bốc vác

0:00 / 0:00
0:00
Những chuyến cơm, rau củ của mạnh thường quân đưa đến người nghèo, khu phong tỏa, một phần nhờ những ông chủ dùng ôtô riêng chạy cả chục chuyến mỗi ngày.

Hơn 23 giờ đêm, anh Huỳnh Bảo Toàn thấy trưởng nhóm thông báo trên nhóm chat có một xe rau củ từ Lâm Đồng tiếp tế Sài Gòn đang đậu gần ngã tư Hàng Xanh: Vì xe phải về ngay trong đêm nên cần nhiều người đến phụ dỡ hàng xuống để ngày mai chở đi phân phát cho các bếp ăn, khu phong tỏa.

Anh Toàn thường lái xe một mình rồi tự chuyển hàng hóa xuống sau đó mới gọi bà con đến lấy mà không nhờ sự hỗ trợ vì sợ tập trung đông người. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đọc xong thông báo, anh Toàn lên xe nổ máy chạy đi luôn. Cùng lúc đó, gần chục thành viên khác trong nhóm cũng vừa có mặt. Họ bắt tay vào việc, người trên xe, người dưới xe phụ nhau dở hàng xuống nhanh chóng. Hơn nửa tiếng sau, xe hàng được giải phóng.

Hầu hết các thành viên trong nhóm Phản ứng nhanh Sài Gòn, chống Covid -19 đều là những ông chủ cửa hàng, giám đốc doanh nghiệp. Ngày thường, những chiếc xe của họ để phục vụ kinh doanh nhưng khi dịch bùng phát ở thành phố, cả người và xe lập tức trở thành lực lượng tình nguyện, hoạt động miễn phí bất kể ngày đêm.

Nhóm Phản ứng nhanh Sài Gòn được lập từ tháng 4. Ban đầu chỉ có 10 thành viên là chủ doanh nghiệp với 10 chiếc xe bán tải cá nhân nhưng hiện nay đã lên đến hơn 80 thành viên. Nhóm nhận làm cầu nối hỗ trợ chở hàng hóa, nhu yếu phẩm từ tay mạnh thường quân đến những điểm cần như bệnh viện dã chiến, khu phong tỏa, bếp ăn từ thiện... Ngoài ra, nhóm còn có một đội phun khử khuẩn miễn phí cho các khu bị phong tỏa.

Một buổi dỡ hàng lúc nửa đêm của nhóm Phản ứng nhanh Sài Gòn. Video: Trần Quốc Toản.

Anh Minh Hải, 28 tuổi, chủ một doanh nghiệp kinh doanh sơn nước, trưởng nhóm cho biết: "Cứ khoảng 10 giờ tối, ban điều phối sẽ đăng kế hoạch di chuyển của ngày mai để anh em đăng ký. Có những người nhận 4-5 chuyến trong một ngày vì cảm thấy tiện đường. Sợ không còn chuyến nào cho mình, nên mọi người ai cũng người tranh nhau chở. Chúng tôi hay gọi vui các chuyến là ‘đơn hàng’. Ai đăng ký xong chuyến rồi thì gọi là đã ‘chốt đơn".

Anh Huỳnh Bảo Toàn là giám đốc một công ty về nhà di động thông minh. Người đàn ông bắt đầu tham gia vào nhóm từ hơn nửa tháng trước theo lời giới thiệu của một người bạn. Ban đầu, anh nghĩ sẽ chi tham gia hỗ trợ mọi người một vài ngày.

"Người tặng quà đôi khi không có xe để chở đến mà người bị cách ly thì đâu có ra ngoài được. Nhiều khi thấy mọi người cầm trên tay bó rau, bịch gạo do mình chuyển đến rất vui vẻ tôi mới thấy việc mình đang làm rất ý nghĩa", anh Toàn nói rồi tiếp tục tham gia chở hàng mỗi ngày cho đến nay.

Lúc Sài Gòn chưa thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16, anh Toàn cùng các anh em khác lái xe về Tiền Giang chở gạo người dân tiếp tế cho Sài Gòn. Ở đó, anh được người dân hỗ trợ chuyển lên xe, việc của anh chỉ cầm lái. Nhưng khi về Sài Gòn thì không còn ai phụ, anh Toàn cùng 4 -5 người trong nhóm chủ động bốc vác chuyển gạo xuống.

Ông giám đốc "đô con" nhận bao gạo đặt trên vai. Lâu ngày không mang vác nặng nên dù thường xuyên tập thể dục nhưng anh vẫn thở dốc. Từ xe vào điểm tập kết chỉ vài mét, nhưng khi xếp xong mấy tấn gạo vào vị trí, mồ hôi ai cũng túa ra như tắm.

Từ việc nghĩ chỉ hỗ trợ nhóm vài ngày, anh Toàn đã lái xe liên tục hơn nửa tháng nay để vận chuyển hàng hóa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Có những buổi sáng phải chở rau củ trước từ sớm nên chẳng kịp ăn sáng, xe bị dính đầy bùn đất nên anh phải về rửa xe rồi mới đi giao cơm trưa cho khu cách ly. Đến bếp cơm, nhiều người giục anh ăn rồi hẵng đi nhưng anh từ chối. Người đàn ông luôn tâm niệm, phải cố gắng hết sức để mọi người được ăn cơm đúng bữa. Đến nơi, anh cũng không nhờ ai phụ bưng xuống vì sợ tập trung đông người, một mình chuyển hết đồ trên xe xuống. Riêng anh, khi hoàn thành xong nhiệm vụ mới dám tấp xe vào lề đường, ăn vội hộp cơm đã nguội ngắt từ bao giờ.

Anh Trần Quốc Toản, 42 tuổi, là giám đốc một công ty về dịch vụ công nghệ tại Sài Gòn. Hơn một tháng trước, trong những ngày tình hình dịch bệnh bắt đầu chuyển biến phức tạp, anh Toản lướt Facebook và thấy nhóm Phản ứng nhanh. Nghĩ công ty mình có chiếc xe bán tải mùa dịch cũng ít vận chuyển hàng hóa, để không thì phí nên muốn hỗ trợ nhóm.

Sau khi được nhóm trưởng thêm vào nhóm chat để đăng ký chở hàng, một buổi trưa khi đang nghỉ ngơi sau giờ làm anh thấy nhóm cần xe ra Bình Thuận chở thanh long nông dân tặng. Chỉ trong vài giây, anh Toản quyết định lên đường ngay. Hôm đó, nhóm còn có thêm 4 -5 thành viên nữa cũng lái xe đi.

Nông dân Bình Thuận tuy rất nhiệt tình nhưng nghe các tài xế đều ở Sài Gòn ra nên ai cũng "sợ lây dịch". Vì thế, mọi người chủ động tập kết thanh long ra một điểm xa khu dân cư, vắng người rồi đi để lại các thành viên bốc vác lên xe rồi di chuyển về.

Những ngày đó, anh Toản và cả nhóm cũng thường xuyên chở khoai lang của bà con miền tây gửi lên. Có ngày chở cả chục chuyến, anh không còn nhớ mình đã vác được bao nhiêu tấn khoai trên vai.

"Đâu phải giám đốc là không làm được việc nặng, ngày xưa chúng tôi cũng làm ‘cu li’ mà nên cả", anh Toản cười, kể lại.

Vừa lái xe, anh giám đốc Toản còn kiêm luôn nhiệm vụ bốc vác. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trở lại Sài Gòn, người dân không dè chừng những người đàn ông mặc đồ bảo hộ như anh Toản nữa. Chở hàng đến khu phong tỏa, anh được mọi người đứng trong vẫy tay ra cám ơn. Có người đàn ông chỉ ra lấy một cây cải, hỏi ra mới biết là nhà ông không thiếu thức ăn, chỉ cần lấy một cây nấu bữa canh là đủ. Có cô gái trong khu trọ từ chối lấy gạo vì nhà vẫn còn. Sợ người vận chuyển buồn, cô gái phân trần: "Không phải em chê mà tại nhà còn gạo thiệt. Anh để dành cho người khác cần hơn".

"Khi chở gạo đi ai chẳng mong sẽ phân phát hết cho người dân nhưng sự ‘biết đủ’ và nhường lại cho người khác lại càng quý hơn. Sài Gòn sẽ nhanh vượt qua đại dịch nếu còn những tấm lòng như thế", anh Toản nói.

Trưởng nhóm Minh Hải còn cho biết, ngoài việc tự mình lái xe chở hàng, những ông chủ doanh nghiệp như anh Toàn, anh Toản cũng thường lấy xe tải của công ty giúp nhóm chở những chuyến hàng như gạo, trang thiết bị y tế vốn nặng và cồng kềnh.

"Mới đây, giám đốc Toàn còn tặng một cabin nhà vệ sinh di động cho bệnh viện dã chiến để chăm lo cho các y bác sĩ. Anh ấy tâm sự, bác sĩ khỏe, có điều kiện sinh hoạt tốt mới có sức cứu chữa bệnh nhân", Minh Hải nói.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.