Những giả thuyết kinh ngạc nhất về chuyến bay MH370

Chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 trước khi mất tích
Chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 trước khi mất tích
(PLO) - Kể từ khi chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích trong ngày 8/3, mỗi ngày trôi qua lại có thêm các tình tiết, câu chuyện và giả thuyết mới được hé lộ. Dưới đây là các hướng giả thuyết có sức nặng hoặc kỳ cục, nhưng lại được dư luận bàn tán nhiều nhất trong thời gian qua. 
Nghi vấn máy bay bị cháy
Đây là một trong những giả thuyết mới nhất liên quan tới MH370, do viên phi công Chris Goodfellow đưa ra trên trang mạng xã hội Google Plus của ông. Giả thuyết của Goodfellow nói rằng lửa cháy, chứ không phải đánh cướp, chiếm quyền kiểm soát và các động cơ khác, là nguyên nhân khiến máy bay mất tích. 
Goodfellow viết: "Khi nghe tin, tôi lập tức tìm kiếm trên Google Earth các sân bay gần nhất so với máy bay. Cú rẽ trái đóng vai trò chủ chốt ở đây. Cơ trưởng là người rất giàu kinh  nghiệm với 18.000 giờ bay. Có thể một số phi công trẻ được phỏng vấn trên CNN không chú ý tới cú rẽ trái này. 
Chúng tôi, những phi công già luôn được tập luyện để biết rõ những sân bay gần nhất, nơi lánh nạn an toàn nhất khi bay. Các sân bay ở phía sau, ở dưới và trước chúng tôi đều được ghi nhớ trong đầu. Luôn là thế. Bởi nếu có điều gì đó xảy ra anh sẽ không muốn suy nghĩ xem mình phải làm gì. Anh đã biết mình cần làm gì.
Bản năng nói với tôi rằng cơ trưởng... đã bay thẳng tới sân bay Palau Langkawi của Malaysia, nơi có đường băng dài hơn 4 km và không gian tiếp cận với sân bay không bị cản trở. Cơ trưởng không trở lại Kuala  Lampur vì phải bay qua các dãy núi cao hơn 2.400 mét. Ông biết địa hình ở Langkawi thân thiện hơn và khoảng cách cũng ngắn hơn. 
 "Với tôi việc mất hoạt động liên lạc và thiết bị truyền phát tín hiệu cho thấy đây là một vụ cháy. Cháy thiết bị điện sẽ không nhanh, mạnh và tỏa nhiều khói độc. Tuy nhiên nếu cháy lốp bánh trước máy bay (chuyện từng xảy ra trên một chiếc DC-8 của Nigeria sau khi cất cánh), khói sẽ tỏa ra rất nhiều" - Goodfellow viết. 
Ông chỉ ra rằng các phi công có thể đã không gọi điện về mặt đất để báo cáo vụ cháy do quy trình đảm bảo an toàn bay có nêu rõ việc phi công phải ưu tiên "lái máy bay, điều hướng", trước khi tiến hành liên lạc. Ông đánh giá cơ trưởng có thể đã tìm cách lái máy bay về sân bay gần nhất: 
"Bản năng nói với tôi rằng cơ trưởng... đã bay thẳng tới sân bay Palau Langkawi của Malaysia, nơi có đường băng dài hơn 4 km và không gian tiếp cận với sân bay không bị cản trở. Cơ trưởng không trở lại Kuala  Lampur vì phải bay qua các dãy núi cao hơn 2.400 mét. Ông biết địa hình ở Langkawi thân thiện hơn và khoảng cách cũng ngắn hơn." 
Đây cũng là lý do để máy bay đảo hướng và bay thẳng về hướng Tây mà không vòng vèo đi đâu. Theo Goodfellow, phi công đã thiết lập chế độ bay tự động để rảnh tay tìm kiếm nguyên nhân cháy. Khi cô lập các thiết bị điện tử để tìm nguyên nhân, phi công đã tắt các thiết bị liên lạc như hệ thống báo cáo dữ liệu tự động ACARS và hệ thống truyền phát tín tín hiệu. Tuy nhiên do quá mải tìm cách chữa cháy, phi công đã bị nhấn chìm trong khói độc và bất tỉnh hoặc chết. 
Do cửa vào khoang lái bị khóa chặt nên hành khách và các thành viên còn lại của phi hành đoàn đã không thể xông vào, can thiệp tới hoạt động điều khiển máy bay. Chiếc Boeing 777 bay tự động nhanh chóng vọt qua Palau Langkawi, đi ra Ấn Độ dương và rơi xuống biển khi hết xăng. 
Ẩn náu trên không, mất áp suất và trúng tên lửa?
Giả thuyết của Goodfellow được đánh giá thực tế và có sức nặng nhất cho tới nay. Nhưng các giả thuyết khác cũng khá thú vị. Một trong đó nói rằng do các phi công đã ngắt toàn bộ hệ thống liên lạc nên họ hoàn toàn có thể bay dưới "bóng" một chiếc máy bay khác. Hiểu nôm na việc này có nghĩa họ bay ngay phía trên hoặc dưới một chiếc máy bay chở khách khác trong suốt một hành trình dài, khiến các loại rađa không thể phát hiện được họ. 
Phi công Keith Ledgerwood là người đưa ra giả thuyết trên. Ông nói rằng MH370 đã bay trong cái bóng của một chiếc máy bay thuộc Singapore Airlines di chuyển cùng hướng trong đêm 8/3. Với việc hệ thống ACARS và truyền phát tín hiệu đã bị ngắt, chiếc máy bay gần như có thể di chuyển vô hình tới nơi nào đó hẻo lánh ở Ấn Độ, Pakistan hoặc Afghanistan và hạ cánh mà không hề bị phát hiện. 
Khả năng giảm áp suất máy bay cũng được đặt ra. Thông thường khi máy bay hoạt động ở độ cao trên 2.400 mét - mốc giới hạn đánh dấu việc khiến lượng ôxy trong máu người bắt đầu giảm xuống, không khí bên trong khoang máy bay phải được tăng áp sao cho bằng với áp lực dưới mặt đất. Nếu vì bất kỳ lý do nào đó mà xảy ra tình trạng rò khí trên máy bay, hoặc máy bay hoạt động ở độ cao quá lớn, tác động mà những người đi trên nó phải nhận sẽ vô cùng khủng khiếp. 
"Những gì xảy ra đầu tiên khi máy bay mất áp lực không khí là bộ não của bạn sẽ trở nên lờ đờ. Bạn sẽ bị lẫn lộn, tư suy không còn sáng suốt nữa" - Randy Padfield, một phi công lão luyện với hơn 10.000 giờ bay và là Giám đốc điều hành trang tin hàng không uy tín Aviation International News nói - "Rồi sau đó bạn rơi vào giấc ngủ, trước khi chết vì thiếu oxy". 
Trong hướng giả thuyết này, tình trạng giảm áp có thể xảy ra vì tai nạn và khiến tất cả những người trên máy bay trở thành nạn nhân. Hoặt tình trạng giảm áp là sản phẩm của một âm mưu đen tối, do ai đó thực hiện nhằm hãm hại tất cả mọi người. 
Khả năng máy bay nổ tung trên không cũng được tính tới, chủ yếu do người ta không tìm thấy mảnh vỡ nào ở dưới biển. Việc máy bay phát nổ ở độ cao hơn 10km sẽ khiến các mảnh vỡ li ti của nó rơi xuống biển, trên một diện tích rất rộng và rất khó tìm kiếm. Một quả bom hoàn toàn có thể làm được việc này. 
Cuối cùng là khả năng máy bay bị quân đội một nước nào đó bắn hạ. Khả năng này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực do MH370 đã mất hết khả năng liên lạc. Trong những năm 1980, quân đội Mỹ từng bắn nhầm một chiếc máy bay chở khách của Iran và tiền lệ này làm người ta lập tức liên tưởng tới số phận vẫn chìm trong bí ẩn của MH370./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.