Những gia đình trẻ con trên “Cổng trời” Ea Rớt

Như ở rất nhiều buôn làng xa xôi khác, nạn tảo hôn đang diễn ra khá phổ biến ở thôn Ea Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc). Những gia đình của các cặp vợ chồng nhỏ tuổi đầy những câu chuyện cười ra nước mắt.

Như ở rất nhiều buôn làng xa xôi khác, nạn tảo hôn đang diễn ra khá phổ biến ở thôn Ea Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc). Những gia đình của các cặp vợ chồng nhỏ tuổi đầy những câu chuyện cười ra nước mắt.

Phút dỗi hờn của vợ chồng Sám và Sua
Phút dỗi hờn của vợ chồng Sám và Sua

Chuyện tảo hôn ở bản H’Mông nghèo

Từ trung tâm thành phố đến xã Cư Pui có chiều dài khoảng 100km. Và từ xã muốn đến thôn Ea Rơt phải lội bộ băng qua những cánh rừng âm u hơn 30 cây số. Con đường dẫn lên thôn Ea Rớt gập ghềnh với nhiều hố bẫy người đi đường. Có những đoạn đường dốc thăm thẳm, có đoạn vắt vẻo qua những con suối .Thôn Ea Rớt, xã Cư Pui, huyện (Krông Bông, Đắc Lắc) hiện có khoảng 254 hộ dân là đồng bào H’Mông, Dao từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng kinh tế mới, cùng sinh sống trên đỉnh Ea Lang, hay còn gọi là “cổng trời” ở nơi đây.

Băng qua bốn quả đồi chúng tôi thấy một căn nhà nằm lọt thỏm ở giữa, đó là nhà của cặp vợ chồng Lò Văn Dũng( sinh năm 1990) và Vũ Thị Song (sinh năm 1992) vào đúng buổi trưa, lúc Song mới dẫn trâu đi ăn trên đồi về. Thấy người lạ, Song khép nép, hai đứa con nhỏ chạy vội đến ôm chặt mẹ. Ban đầu hỏi chuyện, Song không nói gì, chỉ lắc đầu . Mãi đến khi có  cô giáo trẻ dạy mầm non trong thôn, giới thiệu là bạn của cô giáo thì Song dần mở lời và dẫn chúng tôi vào nhà tham quan , “khoe” những đồ vật do hai vợ chồng tự tay sắm.

Bà mẹ trẻ Vũ Thị Song trong căn nhà của mình.
Bà mẹ trẻ Vũ Thị Song trong căn nhà của mình.

Song học hết lớp 3, lấy chồng từ năm 2007, lúc đó Song mới 15 tuổi, chồng Song mới bước sang tuổi 17. Một năm sau, Song sinh ra đứa con đầu tiên, hai năm sau sinh tiếp bé gái nữa . Năm đầu cưới nhau, vợ chồng Song ở với cha mẹ, đến khi sinh đứa con thứ hai  là lúc vợ chồng trẻ ra ở riêng để tạo dựng cuộc sống cho mình.

Mới 20 tuổi nhưng nhìn Song già dặn, những nếp nhăn đã hiện ra trên khuôn mặt của bà mẹ trẻ. Khi chúng tôi nói nhìn Song đen, già hơn tuổi, Song cười, mắt khẽ liếc nhìn qua đứa con gái, Song nói: “mình lúc trẻ cũng trắng, đẹp gái lắm, thanh niên ai cũng mê. Từ lúc lấy chồng sớm, sinh con, lao động kiếm tiền thì phải nhanh già thôi”.

Hai đứa con gái của Song đứa 4 tuổi, đứa mới lên 2 đang ngồi  nghe mẹ kể chuyện. Nhìn con Song , đứa nào cũng gầy ốm. Song bảo lúc mới sinh chúng ra, đứa nào cũng nhỏ thó, nhất là đứa đầu. Song  sinh con gái đầu khi mới 16 tuổi, do sinh non nên đứa nhỏ rất yếu . Về phần mình, Song cũng ngất xỉu sau khi  sinh vì quá sức. Tôi hỏi lấy chồng sớm khổ không? Song trả lời: “Lấy chồng sớm khổ lắm. Trước kia sống với ba mẹ đỡ vất vả hơn, lấy chồng rồi cái chi cũng phải tự lo hết, mệt lắm”. “Thế có hối hận không”?  “Con gái đến tuổi thì lấy chồng thôi, tuổi em không lấy là họ nói ế. Đời mình hối tiếc nhất là nghỉ học sớm. Hồi trước mình học xong lớp 3 thì nghỉ . Bố mẹ nói mình đi học lại nhưng mình không đi. Mà nghỉ học không làm chi thì phải lấy chồng. Mình không đi học là không biết chữ, không biết cách chăm sóc khi con đau mô”.

Tôi hỏi lúc nào thì sinh con tiếp, Song lắc đầu e thẹn: “Mình không đẻ nữa đâu, đẻ nhiều mệt người, đau hoài à. Đẻ ra đứa nào cũng ốm yếu hết. Nhà mình lại nghèo, bây giờ không có cơm ăn, áo mặc cho hai con nhỏ , đẻ nữa thì lấy chi mà nuôi, đẻ con ra để con đói rét thì tội lắm.”

Mâu thuẫn của gia đình trẻ con

Đi sâu vào trong làng chúng tôi gặp cặp vợ chồng Lào Seo Sám (sinh năm 1993) và Lí Thị Sua ( sinh năm 1996) . Cả hai làm tôi ấn tượng bởi sự hồn nhiên, ngây thơ. Sám và Sua cưới nhau từ năm 2011, lúc Sám mới 17 tuổi, vợ Sám mới đến 14 tuổi. Cặp vợ chồng teen này đã có với nhau được một con trai 5 tháng tuổi.

“2 đứa là nhiều rồi, mình không đẻ nữa mô, đẻ không có ai nuôi”
“2 đứa là nhiều rồi, mình không đẻ nữa mô, đẻ không có ai nuôi”

Lúc Sám đang đá bóng với thanh niên trong xóm thì Sua địu con đến tìm chồng. Sua đứng ngoài, tay vẫy vẫy vào sân bóng như để gọi ai đó. Chốc lát Sám bước ra, chạy đến chỗ Sua rồi hỏi dồn dập bằng tiếng Mông: “anh đang đá banh, tìm anh mần chi rứa? Về trước đi, tí về sau mà”. Sua nhăn mặt, cau mày : “Con khóc, em giỗ mà không nín, về với em đi”. “Nhưng anh đang đá banh, chưa hết giờ, chưa về được đâu”. Lúc này Sua không nói nữa, cô bé cúi mặt khóc. Thấy thế, Sám đỡ Sua dậy: “thôi, nín đi, về thì về, nhưng đừng khóc nữa nghe chưa”:

Trên đường về nhà Sám tôi hỏi cậu ta, Thế có thương vợ không?: “Có chớ, vợ sinh con cho mình răng không thương được”. Tôi lại hỏi: “thế có đánh vợ lần nào chưa”? “Đánh đâu mà đánh, chúng em chỉ cãi nhau thôi”. “Vì sao lại cãi nhau” ? “Tại vợ chồng có nhiều thứ chưa hiểu nhau, như chuyện con khóc, vợ chồng giỗ mãi không nín cũng cãi nhau. Bọn em còn trẻ, mới quen, mới cưới nhau, nhiều chuyện chưa hiểu thì cãi nhau, cô ấy cũng hay nũng nịu với em nữa. Tôi hỏi tiếp: “Thế  cưới nhau sớm thế, sao không yêu nhau thêm tí nữa cho hiểu nhau rồi mới cưới”. “Không được đâu, vợ chồng mình quen nhau một thời gian, tuổi này là cưới được rồi bằng tuổi mình đi lấy vợ lấy chồng hết, không cưới là ế đấy”. Sám đáp lại.

Đang nói một lúc thì con trai của Sám khóc, Sua bế con trên tay, đưa qua đưa lại. Sám quay sang nói với vợ: “Cho con bú đi”. “Mới cho bú đó, hết sữa rồi, em không biết đâu, anh giỗ con đi”. Sám nhăn mặt, lắc lư đứa con trên tay, Sám nói: “Thôi mà, đừng khóc nữa, con ba ngoan”. Vợ chồng Sam cứ giỗ nhưng con vẫn cứ khóc. Một chốc sau thì mẹ Sám về, bà nội ôm đứa cháu vỗ về một lúc thì đứa bé ngừng khóc.

Phép vua thua lệ làng

Trao đổi với chúng tôi trưởng thôn Lò Tiến Dũng xác nhận, những năm qua trên địa bàn thôn có nhiều trường hợp tảo hôn. Nhiều người lên chức cha,  mẹ còn rất sớm, khi chưa đủ tuổi kết hôn. Ở đây quan niệm con cái phải lấy vợ lấy chồng sớm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn.

Hệ quả của nạn tảo hôn là những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc
Hệ quả của nạn tảo hôn là những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc

Ông Y Lin Niê, phó chủ tịch UBND xã Cư Pui, cho biết: Các vụ tảo hôn, chủ yếu là  người đồng bào, tập trung ở các thôn Êa Uôl, Êa Lang, Cư Rang, Cư Tê, Êa Bar, Ea Rớt. Phong tục, tập quán của người dân đã ăn sâu trong tiềm thức, trình độ còn hạn chế là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tảo hôn kéo dài, mặc dù hằng năm, xã thường xuyên xuống từng cơ sở để tuyên truyền giáo dục.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Mậu Liên- Trưởng phòng Tư pháp huyện Krông Bông không giấu nổi sự thất vọng: Tình trạng tảo hôn không chỉ có ở Ea Rớt mà còn có ở một số nơi trong huyện. Hàng năm chúng tôi đã tổ chức rất nhiều buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào để hạn chế tình trạng trên, nhưng do đồng bào dân tộc thiểu số từ phía Bắc vào và một số đồng bào địa phương mà nếp ăn, nếp nghĩ đã ăn sâu vào họ từ rất lâu rồi nên rất khó thay đổi. Sắp tới chúng tôi sẽ quyết liệt hơn và sâu sát hơn.

Những chính sách và ưu đãi của nhà nước như: Điện, đường, trường, trạm đã tới được những vùng sâu xa nhất của đất nước, thông tin luôn được cập nhật, nhưng những hủ tục vẫn  đang còn tồn tại làm kìm hãm sự phát triển đồng bộ của xã hội. Thiết nghĩ công tác tuyên truyền pháp luật ở những nơi như thế này cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa.

Ngọc Anh

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.