Những điều mẹ NÊN làm:
Nên bỏ phần thức ăn thừa của bé sau mỗi bữa ăn. Vì phần thức ăn đó bị vi khuẩn xâm nhập rất nhanh.
Nên để bé tập ăn một loại thức ăn trong khoảng một tuần rồi mới chuyển qua loại thức ăn khác. Điều này sẽ giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào không.
Nên dùng khay đá đựng thức ăn lỏng cho bé. Mỗi ô trong khay đá chứa được khoảng 28g thức ăn. Khi thức ăn để vào tủ lạnh đã đông cứng, lấy viên thức ăn ra khỏi khay, cho vào bao nylon kín. Thức ăn của bé bảo quản theo cách này có hạn sử dụng là 2 tháng.
Nên hấp rau và trái cây cho bé ăn để giữ được lượng vitamin và chất khoáng nhiều nhất. Các mẹ nên phân biệt rõ giữa việc hấp và luộc nhé.
Nên kiểm tra nhiệt độ thức ăn của bé bằng cách cho 1 thìa thức ăn chạm vào môi trên của mẹ. Thấy vừa miệng là được. Sau đó, mẹ nhớ rửa thìa lại trước khi cho bé ăn.
Những điều mẹ KHÔNG NÊN làm:
Không nên cho bé dưới 2 tuổi ăn các thức ăn như: đậu phộng, nho khô, bắp rang bơ, rau sống, trái cây chưa gọt vỏ.
Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn củ cải đường, rau cải. Vì trong các loại rau này có nhiều chất nitrate tự nhiên, làm giảm huyết cầu tố của trẻ.
Không nên cho đường, muối, gia vị vào thức ăn của bé. Nếu mẹ cho bé ăn cùng gia đình, hãy lấy một phần thức ăn ra cho bé, rồi hãy nêm gia vị.
Không nên sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn cho bé. Vì ngay cả khi mẹ đã khuấy kỹ bát thức ăn vẫn còn có những chỗ dễ khiến bé bị bỏng. Mẹ có thể sử dụng lò vi sóng để làm rã đông thức ăn cho bé.
Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn trái cây nhiều acid như cam, quýt và dứa vì acid có hại cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng vì bé đễ bị dị ứng và khó tiêu. Lòng đỏ trứng gà lại hoàn toàn tốt cho sự phát triển của bé.
Không nên hạn chế chất béo trong 2 năm đầu đời phát triển của bé chỉ vì mẹ lo sợ bé béo phì. Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Không nên cho thức ăn loãng vào bình có lỗ núm vú lớn cho bé ăn đêm. Điều này nguy hiểm cho răng của bé và hình thành một thói quen ăn uống không tốt.
Thu Hà