Những điểm cần làm rõ trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam

(PLVN) - CQĐT Bộ Công an có kết luận bổ sung vụ án xảy ra tại Công ty lương thực Trà Vinh, theo đó nguyên TGĐ Công ty lương thực miền Nam (LTMN) Huỳnh Thế Năng (Công ty mẹ của Công ty lương thực Trà Vinh) cùng 3 thuộc cấp bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm trong bản kết luận điều tra cần làm rõ. 

Vốn sở hữu là 3.632 tỷ đồng hay 4.456 tỷ đồng?

Một trong những điểm cần sáng tỏ để làm căn cứ luận tội các bị can liên quan đến vụ án là xác định vốn sở hữu của Tổng công ty LTMN tại thời điểm chuyển giao quyền Tổng giám đốc vào tháng 4.2014.

Theo hồ sơ, ngày 14/4/2014, ông Huỳnh Thế Năng (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty LTMN), người bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án xảy ra tại Công ty lương thực Trà Vinh, nhận bàn giao công việc từ ông Nguyễn Ngọc Nam (quyền Tổng giám đốc). 

Trước đó 14 ngày (31/3/2014), Tổng công ty xác nhận nguồn vốn chủ sở hữu là hơn 4.456 tỷ đồng.

Việc xác định nguồn vốn chủ sở hữu diễn ra trước khi bổ nhiệm người điều hành mới có hợp lệ không? Và, trách nhiệm khoản lỗ hơn 873,3 tỷ đồng, nguyên nhân gây ra chênh lệch nguồn vốn chủ sở hữu thuộc về ai? Đây là những vấn đề mà cơ quan điều tra nên làm rõ.

Về vấn đề nguồn vốn chủ sở hữu, theo biên bản xác minh ngày 27/4/2020 của Cơ quan điều tra, trong năm 2014, hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Lương thực miền Nam lỗ trước thuế là hơn 873,3 tỷ đồng. 

Trong số hơn 873, tỷ đồng tiền lỗ thì có đến hơn 824,3 tỷ đồng (tức hơn 94%) là do hệ lụy từ thời trước để lại. Điều này đã được thể hiện tại Biên bản Giám sát tài chính năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Báo cáo số 308/TCTKT-BC ngày 31.5.2016 của Phòng Tài chính Kế toán Tổng công ty lương thực miền Nam về việc phân tích nguyên nhân lỗ lũy kế đến thời điểm 31/3/2015. Khoản lỗ này được liệt kê như sau:

Lỗ do hệ lụy từ thời kỳ trước để lại là hơn 574 tỷ đồng, bao gồm: hơn 118 tỷ đồng trong lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy hải sản không hiệu quả; hơn 256 tỷ đồng do trích lập quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi từ năm 2013; gần 199 tỷ đồng từ việc trích lập dự phòng đầu tư tài chính không hiệu quả từ những năm trước. 

Ngoài ra còn có khoản lỗ xuất phát từ nguyên nhân khách quan trị giá hơn 250 tỷ đồng bao gồm, hơn 36,4 tỷ đồng do trích lập quỹ dự phòng giảm giá tồn kho và hơn 213, 8 tỷ đồng xuất phát từ việc chấp nhận lỗ để thực hiện đúng cam kết trong việc xuất khẩu 600 ngàn tấn gạo sang Philippines.

Những nguyên nhân và hệ lụy này đã được khẳng định trong kết luận số 155/TB-VPCP ngày 27.04.2015 của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận Thanh tra số 2734/KL-TTCP ngày 25/9/2015 của Thanh tra Chính phủ.

Như vậy, tổng các khoản lỗ do hệ lụy thời trước để lại và do các nguyên nhân khách quan là hơn 824,3 tỷ đồng. Và nếu trừ đi con số hơn 824,3 tỷ đồng này thì vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2014 của Tổng công ty LTMN chỉ còn lại hơn 3.632 tỷ đồng.

Vào thời điểm ông Huỳnh Thế Năng nghỉ hưu, số tiền chủ sở hữu tại Tổng công ty LLMN là hơn 3.895 tỷ đồng, lấy số tiền này trừ đi con số hơn 3.632 tỷ đồng vào thời điểm ông nhậm chức thì vốn sỡ hữu của Tổng công ty LLMN tăng thêm gần 263 tỷ đồng. 

Những điểm cần làm rõ trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Lương thực miền Nam

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Trần Văn Tâm – Giám đốc Công ty Lương thực Trà Vinh (ảnh: DĐDN)

Theo Bản kết luận điều tra số 26/C03-P12 ngày 20/3/2019 trong vụ án xảy ra tại Công ty lương thực Trà Vinh thì những hành vi sai phạm khởi phát từ ngày 9/01/2012.

Theo đó, tính đến cuối năm 2012, số lượng tồn kho khống tại Công ty Lương thực Trà Vinh được xác định là hơn 15.778 tấn (trị giá hơn 136,1 tỷ đồng) và đến cuối năm 2013, lượng hàng tồn kho khống tăng lên hơn 16.188 tấn (trị giá hơn 153,7 tỷ đồng), đồng thời tăng nợ khống phải thu cuối năm lên trên 104,6 tỷ đồng.

Đồng thời, cũng theo Bản kết luận điều tra này, trong 2 năm 2012 và 2013, Công ty lương thực Trà Vinh đã kinh doanh thua lỗ với tổng số tiền hơn 392,9 tỷ đồng (năm 2012 là 274,6 tỷ đồng, năm 2013 là trên 118,3 tỷ đồng).

Như vậy có thể thấy rằng, việc xảy ra sai phạm tại Công ty lương thực Trà Vinh xảy ra vào thời điểm năm 2012-2013, thế nên việc Cơ quan điều tra tập trung điều tra vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Tổng công ty LTMN trong giai đoạn này là cần thiết. Bởi chính những sai phạm trong giai đoạn này chính là mấu chốt dẫn đến vụ án sau này.

Vai trò của người phụ trách Phòng Tài chính Kế toán

Theo hồ sơ bản kết luận điều tra, người phụ trách phòng Tài chính Kế toán vào thời điểm 2012 - 2013 là ông Nguyễn Ngọc Nam. 

Theo đó: “Từ năm 2012-2017, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao thì đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được phân công. Ngoài ra, ông Nam đã chủ động phát hiện và phối hợp với cơ quan điều tra  Bộ Công an điều tra làm rõ sai phạm tại Công ty lương thược Trà Vinh nên không đủ cơ sở xem xét xử lý hình sự” – Kết luận điều tra nhận định, và:

“Tuy nhiên, năm 2012, năm 2013, ông Nam được phân công phụ trách Phòng Tài chính Kế toán Tổng công ty chưa chỉ đạo Phòng Tài chính Kế toán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra định kỳ tình hình sử dụng vốn của Công ty lương thực Trà Vinh dẫn đến không kịp thời phát hiện ra sai phạm tại Công ty lương thực Trà Vinh; năm 2015, khi được giao chỉ đạo công tác kiểm tra xử lý hàng tồn kho tại Công ty lương thực Trà Vinh, đã không làm hết trách nhiệm được giao, nên không phát hiện việc nâng khống hàng tồn kho tại Công ty lương thực Trà Vinh. Để xảy ra sai phạm tại Công ty lương thực Trà Vinh trong một thời gian dài, ông Nam cũng có phần liên đới trách nhiệm”.

Từ bản kết luận điều tra có thể thấy rằng, vai trò của ông Nguyễn Ngọc Nam là quan trọng, thế nên việc điều tra lại những sai phạm liên đới là điều cần thiết. Năm 2015, ông Nam đã không làm hết trách nhiệm được giao trong việc kiểm tra xử lý hàng tồn kho tại Công ty lương thực Trà Vinh. 

Về sai phạm này, Bản kết luận điều tra số 26/C03-P12 ngày 20/3/2019 thể hiện, vào thời điểm cuối năm 2014, tổng lượng hàng tồn kho nâng khống lên trên 37.893 tấn (trị giá trên 323,6 tỷ đồng). Giá trị hàng tồn kho nâng khống này tương đương với hàng tồn kho trên sổ sách. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng hàng tồn trong kho sẽ rất ít và theo một số người, điều này có thể nhìn thấy bằng mắt thường!

Cần xem xét thêm trách nhiệm của Hội đồng thành viên 

Kết luận trưng cầu giám định trách nhiệm của Lãnh đạo Tổng công ty LTMN ngày 11/9/2019 của Giám định viên Bộ Tài chính đã xác định rằng: “Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty lương thực Trà Vinh được thể hiện trong báo cáo tài chính của Công ty mẹ- Tổng công ty LTMN. Việc xảy ra sai phạm và hậu quả tại Công ty lương thực Trà Vinh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty mẹ, việc không phát hiện ra sai phạm tại Công ty lương thực Trà Vinh dẫn đến sai lệch trong báo cáo tài chính của Công ty mẹ. Vì vậy, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty LTMN qua các thời kỳ trong giai đoạn năm 2012-2017 chịu trách nhiệm trong quản lý điều hành chung khi để xảy ra sai phạm và hậu quả tại Công ty lương thực Trà Vinh”.

Tin cùng chuyên mục

Căn nhà 27 Lê Vĩnh Huy, Hải Châu, Đà Nẵng.

Kết luận điều tra vụ 'lướt cọc' tại Đà Nẵng: Luật sư đánh giá cần làm rõ thêm một số vấn đề

(PLVN) - Sau hơn 3 năm khởi tố, Công an Đà Nẵng vừa ra Kết luận điều tra số 99 (KLĐT) với bà Huỳnh Thị Châu (SN 1975, ngụ quận Cẩm Lệ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. CQĐT cho rằng bà Châu “lừa đảo chiếm đoạt” 2,5 tỷ đồng liên quan căn nhà số 27 Lê Vĩnh Huy, Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.

Đọc thêm

Tranh luận về một dịch vụ của Viện Tài nguyên và Môi trường biển: Kiểm nghiệm nước dằn tàu có cần Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép?

Trụ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
(PLVN) - Từ năm 2022, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã thực hiện dịch vụ quan trắc mẫu nước dằn tàu cho các tàu hoạt động tuyến quốc tế; trong khi đơn vị này chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

7 vấn đề trong vụ cựu Bí thư Bến Cát kêu oan

Ông Khanh trong một phiên xử.
(PLVN) - 7 năm, hơn 2.600 ngày, hơn nửa thập kỷ, là quãng thời gian một đứa trẻ từ khi sinh ra nay đã học đến lớp 2; cũng là quãng thời gian ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967) từ chỗ là người đứng đầu Đảng bộ TX Bến Cát (tỉnh Bình Dương) trở thành người mang thân phận bị can, bị cáo, hết bị tạm giam rồi được tại ngoại, nhưng vẫn chưa có phán quyết cuối cùng của tòa.

Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Một số mỏ khoáng sản hết hạn khai thác “quên” đóng cửa

Một mỏ khai thác đất chưa thực hiện biện pháp phục hồi môi trường.
(PLVN) - Theo Luật Khoáng sản năm 2010, trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày giấy phép khai thác khoáng sản (GPKTKS) chấm dứt hiệu lực, chủ mỏ phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường, đất đai; di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản.

Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô: Kì 4 - Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vi phạm

Lực lượng Cảnh sát đường thuỷ tiến hành lập biên bản vi phạm trường hợp điều khiển phương tiện đường thuỷ sai quy định. (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Ngay sau khi nhận được phản ánh từ báo PLVN về loạt bài Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép khu vực sông Lô thuộc địa phận giáp ranh giữa xã Hạ Giáp, xã Trị Quận, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; cơ quan chức năng hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã phối hợp vào cuộc xử lý vi phạm.

Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô: Kì 3: Trách nhiệm thuộc về ai?

Phương tiện có dấu hiệu hoạt động trái phép trên sông Lô
(PLVN) -  Công cuộc đấu tranh phòng , chống tham nhũng, tiêu cực, cùng với chủ trương khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đang được Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh, tình trạng khai thác tài nguyên cát, sỏi với nhiều sai phạm trên sông Lô như loạt bài mà Báo PLVN phản ánh đã và đang đặt ra vấn đề: Hành vi sai phạm ngang nhiên diễn ra trong một thời gian dài, tại sao cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý? Có hay không việc buông lỏng quản lý, ngại va chạm, đùn đẩy trách nhiệm hay một nguyên nhân nào đó đang gây “khó khăn” trong việc xử lý? Trách nhiệm này thuộc về ai?

Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô: Kì 2: Sai phạm nối tiếp sai phạm

Các phương tiện khai thác cách vị trí sạt lở (khoanh đỏ) khoảng vài chục mét.
(PLVN) -   Không chỉ khai thác cát, sỏi ngoài giờ quy định ròng rã từ sáng sớm đến tối, trên tuyến sông Lô khu vực giáp ranh giữa xã Trị Quận, xã Hạ Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, các đối tượng khai thác còn ngang nhiên sử dụng các phương tiện vận chuyển không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi sai quy định trên sông Lô: Kì 1: Ngang nhiên khai thác tài nguyên ngoài giờ quy định

các phương tiện đang tiến hành khai thác cát sỏi trên sông Lô ngày 30/5
(PLVN) -  Mặc dù pháp luật đã quy định cấm khai thác cát, sỏi ở bờ sông có nguy cơ sạt, lở và quy định về giờ khai thác để bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, nhưng tại khu vực sông Lô thuộc địa phận giáp ranh giữa xã Hạ Giáp, xã Trị Quận, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều phương tiện vẫn ngang nhiên khai thác cát, sỏi sai giờ quy định khiến nguồn tài nguyên đang từng ngày bị “ chảy máu” nghiêm trọng.

Bẫy lừa đảo“việc nhẹ lương cao”qua Telegram

Hình ành minh hoạ
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, sự phát triển của mạng xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp con người kết nối với nhau tốt hơn, tuy nhiên nó cũng mang đến nhiều rủi ro tiềm tàng. Đây được coi là “môi trường” thuận lợi cho kẻ gian lừa đảo người dùng dưới nhiều hình thức tinh vi, khó lường.

Vụ bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành tại Hà Nội: Đề nghị truy tố 2 bảo mẫu tội “Giết người”

Đối tượng An và Lành.
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) vụ án bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành xảy ra tại cơ sở trông giữ trẻ trên địa bàn huyện Thường Tín; chuyển hồ sơ đến VKSND Hà Nội đề nghị truy tố Nguyễn Thị An (SN 1993) và Nguyễn Thị Lành (SN 1992, cùng ngụ thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên) tội “Giết người”.

Dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai: Chuyển công an điều tra vi phạm

Dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai: Chuyển công an điều tra vi phạm
(PLVN) - UBND Đồng Nai vừa có Kết luận thanh tra 04/KL-UBND (KLTT) thanh tra toàn diện 3 dự án do Sở KH&CN làm chủ đầu tư. Trong đó có dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (giai đoạn 1) tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ; đến nay chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, chưa quyết toán dự án hoàn thành.

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi quỹ BHXH, BHYT

Nhiều hồ sơ, tài liệu được cơ quan chức năng niêm phong, thu giữ.
(PLVN) - Mới đây, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Đồng Nai đồng loạt khám xét 8 phòng khám đa khoa trên địa bàn các phường Long Bình Tân, Tân Hiệp, Bửu Long, Long Bình và Trảng Dài.

Thủ đoạn của 3 công ty chuyên cho vay nặng lãi

Cảnh sát khám xét, thu thập các tài liệu.
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT Công an quận 10 (TP HCM) vừa khởi tố 9 bị can là các giám đốc, trưởng phòng, trưởng bộ phận, trưởng nhóm tại Cty TNHH MTV TMDV Digital Credit, Cty TNHH Fincap VN, Cty TNHH Sofi Solutions để điều tra hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tiếp vụ phát hiện phạm nhân trốn trại gần 40 năm: Báo cáo đề nghị Công an Hà Nội giải quyết sự việc

Tiếp vụ phát hiện phạm nhân trốn trại gần 40 năm: Báo cáo đề nghị Công an Hà Nội giải quyết sự việc
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn tố cáo của một công dân phản ánh việc ông Xuân Văn Thọ (SN 1957, sống tại thôn Quảng Tái, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đang là phạm nhân bị giam giữ tại Trại giam Trại Chăm (nay là Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình) nhưng trốn về địa phương và sinh sống trong thời gian dài.

Hy hữu: Phạm nhân trốn trại, trại giam không truy tìm

Đơn của người tố cáo và Công văn 490/VKS-ƯH gửi Báo PLVN.
(PLVN) - Ngày 11/4/2023, Báo PLVN nhận được đơn tố cáo của một công dân về việc ông Xuân Văn Th (SN 1957; ngụ thôn Quảng Tái, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đang là phạm nhân bị giam giữ tại Trại giam Trại Chăm (nay là Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình) nhưng lại trốn về sinh sống tại địa phương trong thời gian dài.