Những di tích độc đáo gắn với hành trình mở cõi trên đất Quảng Nam

Hai câu đối phía trước mộ của ông Phạm Nhữ Tăng do vua Lê Thánh Tông ngự bút.
Hai câu đối phía trước mộ của ông Phạm Nhữ Tăng do vua Lê Thánh Tông ngự bút.
(PLO) - Tại xã Quế Phú (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) tồn tại các di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh gồm các đình, nhà thờ, miếu và các kiến trúc, vật thể Chăm-Pa cổ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những di tích này gắn liền với danh nhân lịch sử Phạm Nhữ Tăng. Ông là người dẫn đầu đạo quân cùng với vua Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành. 

Cuộc chinh phạt đại thắng đã mở bờ cõi nước Nam rộng đến tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Sau đó, Phạm Nhữ Tăng được nhà vua cho trấn giữ tại thành Bình Định. Sau khi qua đời, thi hài ông được đưa về an táng tại làng Hương Quế (nay thuộc xã Quế Phú). Tương truyền đích thân vua Lê Thánh Tông đã ngự giá đến chỉ đạo lễ an táng và lưu bút tích trên lăng mộ. 

Từ thủa mang gươm đi mở cõi

Theo gia phả dòng họ Phạm và các tư liệu lịch sử cho thấy, từ đầu thế kỷ XV, người họ Phạm từ phía Bắc đã vào định cư ở đất Thăng Hoa (Quảng Nam ngày nay). Phạm Nhữ Tăng sinh ra năm 1422 và lớn lên tại vùng đất này. Ông là con trai của Phạm Nhữ Dự - người có công giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh; là cháu nội Phạm Nhữ Dực, người từng giữ chức Chánh đô án vũ sứ phụ trách di dân ở khu vực Quảng Nam - Quảng Ngãi dưới triều Hồ Hán Thương (1401). 

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Nhữ Trợ - cháu đời thứ 17 của ông Phạm Nhữ Tăng, Chủ tịch Hội đồng gia tộc Phạm Nhữ cho biết: “Vào năm Đại Hòa thứ ba (1445) triều vua Lê Nhân Tông, Phạm Nhữ Tăng thi đỗ đệ nhị Điện hoằng Từ khoa, được phong làm Thái bảo, kiêm Tri quân Dân chính Sự vụ. Năm 1460, ông là Nghĩa sĩ tham gia xướng nghĩa cùng các trung thần Nguyễn Xí, Lê Quyết Trung, Lê Nhân Thuận, Lê Niệm, Đinh Liệt… dẹp hàng trăm loạn đảng, phế truất Lê Nghi Dân, rước Lê Thánh Tông lên ngôi vua.

Các sắc phong đời vua Lê phong tặng cho ông Phạm Nhữ Tăng và con cháu họ Phạm.
Các sắc phong đời vua Lê phong tặng cho ông Phạm Nhữ Tăng và con cháu họ Phạm.

Vào những năm đầu của triều đại nhà Lê, vua nước Chăm-Pa là Trà Toàn có mưu đồ muốn “gây sự” với nước Đại Việt. Một mặt, Trà Toàn cử người sang cầu viện nhà Minh, một mặt cho quân liên tục quấy nhiễu bờ cõi, biên cương của Đại Việt. Trước tình hình đó, mùa xuân năm Hồng Đức thứ hai (1471), vua Lê Thánh Tông hạ chiếu bình Chiêm. Đích thân nhà vua cũng chỉ huy binh mã, cất quân sang Chăm-Pa hỏi tội Trà Toàn. 

Trong Chiếu bình Chiêm, vua Lê Thánh Tông có nêu rõ: “Đánh cướp Hóa Châu, giết hại binh thú gần hai tháng mịt mù khói lửa, họa tày trời ta mới dẹp yên…”. Lúc này, Phạm Nhữ Tăng được vua Lê Thánh Tông phong làm Trung quân Đô thống, lãnh ấn tiên phong, chỉ huy 20 vạn quân. Ông dẫn đạo quân tiên phong, phát pháo xuất quân, mở cửa thành, trương cờ lớn thêu bốn chữ “Bình Chiêm hưng quốc”. Vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh theo sau.

Trước khi lên đường tiến quân, vua Lê Thánh Tông đã sai các võ tướng cho người ngầm vẽ địa đồ kỹ lưỡng khu vực đóng quân của quân Chiêm Thành ở cửa Thi Lị Bị Nại (tức cửa Thị Nại, thuộc Quy Nhơn, Bình Định ngày nay). Nhờ vậy, tướng sĩ của Đại Việt do Phạm Nhữ Tăng chỉ huy đã nhanh chóng buộc quân Chiêm Thành phải bỏ Thi Lị Bị Nại chạy vào cố thủ ở kinh thành Vijaya (còn gọi là thành Đồ Bàn, tức thành Bình Định hiện nay). 

Thừa thắng xông lên, võ tướng Phạm Nhữ Tăng cho quân bao vây, phá thành Đồ Bàn, tiêu diệt quân Chiêm, bắt sống Trà Toàn. Tướng Chăm-Pa là Bô Trì Trì phải chạy tháo thân về đất Phan Lung xưng chúa rồi cho sứ sang dâng sớ lên triều đình ta xin cống. 

Cuộc chinh phạt thắng lợi, ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ hai (Tân Tỵ - 1471), nước Đại Việt được mở xuống đến núi Thạch Bi (tức khu vực giáp ranh 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa ngày nay). Sau đó vua Lê Thánh Tông cho thành lập Thừa tuyên Quảng Nam kéo dài từ đèo Hải Vân vào đến núi Thạch Bi. Đô Thống phủ của Thừa tuyên Quảng Nam lúc ấy đặt tại thành Đồ Bàn. 

Phạm Nhữ Tăng được vua cử lưu trấn tại thành Bồ Bàn, giữ vững an ninh, tổ chức di dân mở đất, lập làng xã và được trao chức Đô ty Quảng Nam kiêm trấn phủ Hoài Nhân (Hoài Nhơn).

Trong thời gian giữ chức Đô ty Quảng Nam, Phạm Nhữ Tăng tập trung cho việc phát triển phủ Thăng Hoa, cho lập “địa bạ” để quản lý ruộng đất. Ngoài ra, ông cùng các bậc tiền bối của các tộc họ Nguyễn, Trần, Lê khai khẩn, tạo lập Ngũ Hương gồm 5 làng: Hương Quế, Hương Lộc, Hương An, Hương Yên và Hương Lư (nay thuộc hai xã Quế Phú và Hương An, huyện Quế Sơn).

Ngôi miếu thờ bò thần Nandin độc đáo.
Ngôi miếu thờ bò thần Nandin độc đáo.

Triều đình ghi công, con cháu tưởng nhớ

Theo gia phả dòng họ Phạm, ở thành Bồ Bàn được hơn 6 năm thì Phạm Nhữ Tăng ngã bệnh. Mặc dù ngay khi hay tin, nhà vua đã cho thái y tức tốc đến nơi chăm lo thuốc thang, nhưng do bệnh nặng nên ông không qua khỏi. Ông qua đời vào ngày 21/2 năm Hồng Đức thứ tám (1477). 

Sau khi ông qua đời, vua Lê Thánh Tông lấy làm thương tiếc, bèn hạ chiếu ghi rằng: “Khanh là người có công mở mang bờ cõi, phục vụ ba triều, đã vì triều đình coi trọng, vì đất nước an nguy. Song khanh số sống đã tận, sức cùng không chữa được, thọ bệnh mà chết, ta đây lòng không yên. Khanh khi sống vì nghĩa mà vô tư, vì nước mà ra sức. Ta đối với khanh rất nặng tình, sáu năm yêu nước mến vua, nếm mật nằm gai, con cháu ngày sau thừa hưởng”.

Ông Phạm Nhữ Trợ bên lăng mộ của ông Phạm Nhữ Tăng.
Ông Phạm Nhữ Trợ bên lăng mộ của ông Phạm Nhữ Tăng.

Thi hài Phạm Nhữ Tăng được an táng tại thành Trường Xà, cách thành Đồ Bàn khoảng 6km về phía tây. Sáu tháng sau, vua cho dời hài cốt ông về làng Hương Quế, nơi quy tụ của dòng họ Phạm từ nhiều đời. Lễ di quan cử hành rất trọng thể. Đi đầu có hai thới voi của triều đình, trấn, lọng, chiêng, trống, nhạc, cờ, trướng, liễn của triều thần phúng điếu, phía sau có tả văn, hữu võ…, sau cùng là ngựa, voi của các quan. 

Đoàn hộ tống đi hơn một tháng trời mới ra đến nơi. Tương truyền, lúc này vua Lê Thánh Tông ngồi trên xe gỗ do ngựa trắng kéo, ngự vào tận huyệt mộ để coi việc trị táng, sai các quan viên làm lễ an thổ rất long trọng. Vua cho xây lăng mộ và ngự bút câu đối ngay trước mộ Phạm Nhữ Tăng: “Nghĩa sĩ uẩn mưu cơ, hiệp lực nhất tâm bình Chiêm quốc. Miếu đài khai tráng lệ, hương hồn thiên cổ hiển Nam bang”. Nghĩa là: “Nghĩa sĩ lắm mưu cơ, góp sức một lòng đánh bại nước Chiêm Thành. Miếu đài thêm rạng rỡ, hương hồn ngàn thuở rạng trời Nam”. Hiện câu đối hai bên mộ này vẫn còn tại khu lăng mộ Phạm Nhữ Tăng.

Sau khi xây lăng mộ, nhà vua ban cấp tự điền cho xã dân lo việc phụng tự. Vua cũng ban sắc phong cho ông. Về sau, vua Lê Thần Tông, niên hiệu Dương Hòa sắc phong ông là Chánh ngự Nam phương Phạm phủ quân phò Hựu thượng Đẳng thần. Ngôi mộ của danh tướng Phạm Nhữ Tăng tọa lạc ở địa thế “Lục long tranh châu”, phía trước nhìn ra Bàu Sanh, nơi quanh năm có dòng nước chảy, phía sau tựa vào sườn ngọn Núi Quế. 

Do tác động bất lợi của thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, khu lăng mộ của ông dần hư hỏng, xuống cấp. Chính quyền địa phương đã 3 lần trùng tu sửa chữa vào các năm 1957, 1969 và 1996. Để tưởng nhớ đến công lao của danh nhân lịch sử Phạm Nhữ Tăng, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và TP. Đà Nẵng đã lấy tên ông đặt tên cho đường phố. Lăng mộ Phạm Nhữ Tăng cũng đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2006.

Đình thờ Tam tộc mang đậm nét độc đáo về lịch sử, văn hóa.
Đình thờ Tam tộc mang đậm nét độc đáo về lịch sử, văn hóa.

Những dấu tích để lại

Ngoài di tích lăng mộ Phạm Nhữ Tăng, tại làng Hương Quế còn có một di tích nữa đó là đình thờ Tam vị tiền hiền làng Hương Quế (còn gọi là đình thờ Tam tộc). Đây là nơi thờ cúng các bậc tổ tiên, các anh hùng liệt sĩ ba dòng họ Phạm, Nguyễn và Trần. 

Trong công cuộc bình Chiêm mở cõi như đã nêu ở phần đầu, bên cạnh Phạm Nhữ Tăng còn có các tướng Trần Văn Chơn (nguyên là Đô đốc chỉ huy hải quân), Nguyễn Ngọc Thanh (là hậu duệ bốn đời của danh thần lỗi lạc Nguyễn Trãi). Vì có công lớn nên đã được nhà vua sắc phong, ban thưởng và cho trấn an tại các vùng đất mới để bảo vệ biên cương. Làng Hương Quế là nơi Phạm Nhữ Tăng cùng với hai danh tướng họ Nguyễn, Trần đã chọn để làm nơi an cư lạc nghiệp cho các thế hệ con cháu sau này. 

Nhà thờ họ Phạm và 3 ngôi miếu cổ nằm giữa cánh đồng.
Nhà thờ họ Phạm và 3 ngôi miếu cổ nằm giữa cánh đồng.

Nói về đình thờ Tam tộc, ông Phạm Nhữ Trợ cho biết: “Đình thờ được hình thành sau năm 1471 trong thời vua Lê Thánh Tông (1470 - 1497). Theo thời gian và do chiến tranh tàn phá, đình thờ xuống cấp, hư hỏng nên đã được di chuyển qua 5 địa điểm trong làng. Đình thờ hiện tại được xây dựng từ năm 1960, theo lối kiến trúc đình cổ, nhà ba gian. Gian giữa thờ thủy tổ tộc Phạm, gian bên phải thờ thủy tổ tộc Nguyễn và gian bên trái thờ thủy tổ tộc Trần. 

Đình thờ Tam tộc là một trong những di tích hiếm hoi còn sót lại ở Quảng Nam, bởi nó không chỉ gìn giữ được các bản sắc, giá trị văn hóa làng xã của Việt Nam mà còn in đậm giá trị lịch sử, phản ánh đời sống và quá trình di dân của cư dân Việt trên tiến trình mở mang bờ cõi. Với các đặc điểm văn hóa, lịch sử đặc sắc, ngày 12/5/2016, đình thờ Tam tộc làng Hương Quế đã được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và được khởi công trùng tu.  

Ngoài đình thờ Tam tộc thờ chung 3 vị tiền hiền, mỗi tộc họ đều xây dựng riêng một nhà thờ để thờ cũng tổ tiên mình. Trong đó, nhà thờ tộc Phạm là một công trình đặc biệt đã được xếp hạng di tích. Nhà thờ được xây dựng tại làng Hương Quế từ thế kỷ 16, dưới thời Hồng Đức. Đây được xem là một trong những công trình kiến trúc cổ nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 

Ngôi nhà thờ được xây dựng theo bố cục một gian, hai chái; mái lợp ngói âm dương, bờ nóc trang trí “Lưỡng long tranh châu”, các bờ mái trang trí chim phượng và hoa lá cuốn cách điệu. 

Giếng Chăm cổ mới được phát hiện trong quần thể di tích.
Giếng Chăm cổ mới được phát hiện trong quần thể di tích.

Ông Phạm Nhữ Thiên, hậu duệ đời thứ 18 của ông Phạm Nhữ Tăng cho biết: “Ngoài việc thờ cúng tổ tiên, nơi đây còn lưu giữ gia phả tộc họ và 7 tờ sắc phong từ các đời vua Lê, chúa Nguyễn cách đây gần 6 thế kỷ. Trong đó có đại ấn "Đế mạng chi bửu" của vua Lê Thánh Tông và "Chế mạng chi bửu" của vua Lê Thần Tông ban tặng cách đây gần 6 thế kỷ vẫn còn nguyên vẹn, được bảo vệ cẩn thận qua nhiều thế hệ. 

Đặc biệt, trong khuôn viên nhà thờ có ba miếu cổ thờ các vị: Thánh mẫu Thiên y Ana, bò thần Nandin và một bia ký khắc chữ Chăm-Pa cao khoảng 1,7m, rộng khoảng 0,9m”.

Trong những miếu thờ trên, đáng chú ý có miếu thờ bò thần Nandin. Theo tìm hiểu, bò thần Nandin còn có tên khác là Kapin hoặc Kapil. Tượng bò ở tư thế nằm được tạc từ chất liệu đá đặc biệt, có người cho rằng là thiên thạch. Ngoài hai mắt tròn, bò Nandin còn có con mắt thứ ba giữa trán. Theo quan niệm của người xưa, con mắt này gọi là thiên nhãn phát ra những phép thuật nhiệm mầu và là mối liên kết giữa con người và thần linh. Theo quan niệm của người Chăm, bò Nandin là bò đực và là vật cỡi của thần Siva.

Có thể nói Nhà thờ họ Phạm là một trong những di tích hiếm hoi và quý giá, bởi những hiện vật mang tính lịch sử được các thế hệ dân làng và các đời vua chúa trân trọng, luôn tu bổ, thờ phụng. Đặc biệt, ba miếu thờ trong khuôn viên nhà thờ họ Phạm là bằng chứng cho thấy mối giao lưu văn hóa, tín ngưỡng và quá trình cộng cư của hai dân tộc Việt - Chăm trong lịch sử một cách sinh động. 

Lịch sử về mối giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt - Chăm đã một lần nữa được tái hiện khi mới đây, nhân dân và chính quyền xã Hương An (Quế Sơn) đã phát hiện một giếng Chăm cổ được xây dựng từ thế kỷ thứ 12. Vị trí phát hiện giếng cổ cách nhà thờ tộc Phạm khoảng 20m. 

Giếng được xây dựng theo kết cấu hình vuông, mỗi cạnh rộng gần 1 mét và được xây bằng gạch Chăm cổ, giống như chất liệu được sử dụng để xây dựng các đền tháp của người Chăm cổ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chiên Đàn. Ngày 5/5 vừa qua, Sở Văn hóa-TT&DL tỉnh Quảng Nam phối hợp với chính quyền và nhân dân thôn 6, xã Hương An khoanh vùng nhằm bảo vệ giếng Chăm cổ này.  

Ông Tôn Thất Hướng, Trưởng phòng Di sản (Sở Văn hóa-TT&DL tỉnh Quảng Nam) cho biết, qua khảo sát và nghiên cứu bước đầu, các nhà khảo cổ nhận định nơi phát hiện giếng Chăm cổ đã từng tồn tại một cộng đồng người Chăm sinh sống cách đây hàng chục thế kỷ. Vì giếng Chăm cổ mới được phát hiện nằm cạnh bờ ruộng nên các cơ quan chức năng đã khoanh vùng, đóng cọc, làm hàng rào bảo vệ giếng nhằm ngăn chặn tình trạng xâm thực trong quá trình sản xuất. 

Hiện tại, tỉnh Quảng Nam đang mời các chuyên gia thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu, thẩm định để tìm ra giá trị lịch sử của giếng Chăm cổ. Qua đó có thêm chứng cứ khoa học để khẳng định rằng khu vực này từng tồn tại một cộng đồng người Chăm sinh sống.

Đọc thêm

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).
(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.