Những danh nhân Việt Nam tuổi Dần

Trong lịch sử dân tộc ta, có lẽ do sự trùng hợp ngẫu nhiên mà xuất hiện những nhân tài: Có người có tài  trị nước kinh bang tế thế, có người là nhà bác học, nhà sử học … sinh nhằm năm Dần. Ngày Xuân, xin được kể về các bậc tiền nhân tuổi Dần đã có nhiều đóng góp cho sự thăng hoa của dân tộc Việt Nam.

Trong lịch sử dân tộc ta, có lẽ do sự trùng hợp ngẫu nhiên mà xuất hiện những nhân tài: Có người có tài  trị nước kinh bang tế thế, có người là nhà bác học, nhà sử học … sinh nhằm năm Dần. Ngày Xuân, xin được kể về các bậc tiền nhân tuổi Dần đã có nhiều đóng góp cho sự thăng hoa của dân tộc Việt Nam.

Những danh nhân Việt Nam tuổi Dần ảnh 1

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam). Ảnh tư liệu

Anh hùng Giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 – năm Canh Dần (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) quê ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.

Người sinh ra trong một gia đình: Cha là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Năm 1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.

Ngày 3/2/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

Năm 1987, UNESCO đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam -Nhà văn hóa kiệt xuất”. Tạp chí TIME của Mỹ bầu chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn, nhà thơ, nhà báo có nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, tập thơ Nhật ký trong tù...

 Đức vua Trần Thái Tông

Trần Thái Tông sinh năm Mậu Dần-1218, là vị vua đầu tiên của nhà Trần, tên thật là Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh. Ông còn là nhà nghiên cứu Phật học, nhà thơ.

Quê quán Trần Thái Tông ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là Mỹ Lộc, Nam Định). Làm vua từ năm 7 tuổi (năm 1225), ở ngôi 32 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm, trước khi truyền ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng (sau là Vua Trần Thánh Tông).

Ông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông. Với thắng lợi vẻ vang lưu truyền sử sách, đức vua Trần Thái Tông trở thành một vị minh quân. Ông còn được sử sách Phật giáo tôn xưng như bậc Thiền sư.

Qua đời vào năm 1277, thọ 59 tuổi, Trần Thái Tông để lại cho đời sau một số tác phẩm như: Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam, Lục thời sám hối khoa nghi...

Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ

Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ sinh năm Canh Dần-1230, tên thật là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung), là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và Hoàng hậu Nguyễn Thánh Thiên Cảm, tước hiệu Hưng Ninh Vương.

Ông là người hướng dẫn Vua Trần Nhân Tông vào cửa thiền; tham gia cả 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi kháng chiến thành công, ông được phong chức Tiết Độ Sứ cai quản phủ Thái Bình, nhưng không lâu sau ông lui về ấp Tịnh Bang lập Dưỡng Chân Trang để tu học Pháp Thiền.

Ông được  Vua Trần Thánh Tông tôn làm Đạo huynh. Nhiều áng thơ-bài kệ do ông sáng tác được kiết tập trong Thượng Sĩ Ngữ Lục được lưu truyền rất nổi tiếng. Ông viên tịch vào năm 1291, thọ 61 tuổi.

Nhà Sử học Lê Văn Hưu

Lê Văn Hưu sinh năm Canh Dần - 1230, tại làng Phủ Lý, huyện Đông Sơn, (nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Thuở nhỏ, khôi ngô tuấn tú, tư chất thông minh, khoa thi Đình năm Đinh Mùi (năm 1248) Lê Văn Hưu đỗ Bảng Nhãn (sau Trạng Nguyên) khi 18 tuổi.

Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan (trông coi việc Hình luật), rồi Hàn lâm Viện học sĩ, kiêm Quốc Sử Việt giám tu. Năm 1272, ông  đã hoàn thành việc biên soạn “Đại Việt Sử ký”, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta ghi lại những việc cốt yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ thời Triệu Đà ( từ năm 136 trước Công nguyên đến thời Lý Chiêu Hoàng năm 1225), tất cả gồm 30 quyển và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen).

Hiện nay, “Đại Việt sử ký” của ông không còn, “Đại Việt ký tục biên” của Phan Phù Tiên nối tiếp theo bộ “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu, ghi chép sự việc từ đời Trần Thái Tông (mở đầu nhà Trần - năm 1218) đến Lê Lợi chiến thắng quân Minh (năm 1427) gồm 10 quyển cũng đã thất truyền; chỉ còn lưu truyền bộ “Đại Việt Sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên biên soạn, gồm 15 quyển, hoàn thành vào năm Kỷ Hợi (năm 1479) dưới thời Lê Thánh Tông.

Trong bài tựa tác phẩm Đại Việt Sử ký toàn thư, Ngô Sỹ Liên viết: “Lê Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phan Phù Tiên là bậc cổ lão của Thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà... Ta không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây sửa sang lại, thêm vào một quyển “Ngoại kỷ” gồm một số quyển gọi là “Đại Việt Sử ký toàn thư”.

Qua đó có thể kết luận, Lê Văn Hưu là nhà sử học đầu tiên của nước ta và người đầu tiên đặt nền móng cho bộ sách “Đại Việt Sử ký toàn thư” hiện đang lưu truyền.

Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm sinh năm Bính Dần -1746, là danh sĩ - nhà văn đời hậu Lê-Tây Sơn, tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, còn gọi là Ngô Thời Nhiệm, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

Ông xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, quê ở Thanh Oai-Hà Tây (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội).

Thi đỗ giải Nguyên năm 1768, rồi Tiến sĩ Tam giáp năm 1775, Ngô Thì Nhâm được bổ nhiệm làm quan Bộ Hộ dưới triều Lê -Trịnh. Năm 1790, Vua Quang Trung mất, ông lui về nghiên cứu Phật học. Đến khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, ông và một số viên quan triều Tây Sơn bị đánh bằng roi đến chết tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tác phẩm còn để lại: Hải Dương chí lược, Hy Doãn thi văn tập, Xuân Thu quản kiến...

Phan Huy Chú

Phan Huy Chú sinh năm Nhâm Dần-1782, là nhà thơ - nhà bác học thế kỷ XIX, tự là Lâm Khanh hiệu Mai Phong, sinh tại làng Thụy Khê, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông là con của Phan Huy ích, nổi tiếng hay chữ từ nhỏ, thi đỗ Tú tài năm 1821. Minh Mạng biết tiếng, triệu ông vào kinh làm biên tu ở Viện Hàn lâm.

Năm 1824, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Năm 1828, làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên, Hiệp trấn Quảng Nam. Năm 1830, lại giữ chức Phó sứ sang nhà Thanh, trở về bị khiển trách vì tội lạm dụng quyền hành. Năm 1832, bị buộc sang Giang Lưu Ba (Indonesia).

Đời quan trường của Phan Huy Chú lúc thăng, lúc trầm, nên sinh chán nản, ông từ quan về làng dạy học, viết sách rồi mất vào năm 1840, thọ 58 tuổi.

Bộ sách Lịch triều Hiến chương loại chí, gồm 49 quyển với 10 năm biên soạn là công trình biên khảo đồ sộ của ông. Ngoài ra, ông còn biên soạn các cuốn sách khác như: Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục, và Hoa trình tục ngâm.

Trương Đăng Quế

Trương Đăng Quế sinh năm Giáp Dần -1794, hiệu Quảng Khê, là văn sĩ, quê gốc tỉnh Hà Tĩnh di cư vào huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông đỗ Cử nhân năm 1819, được dạy học cho vua Thiệu Trị, làm quan đến Phụ chính Đại thần.

Ông là chủ biên của 2 bộ sách giá trị Đại Nam liệt truyện, Đại Nam thực lục tiền biên. Phan Đăng Quế mất vào năm 1865, thọ 71 tuổi.

Nguyễn Xuân Ôn

Nguyễn Xuân Ôn sinh năm Canh Dần -1830, là nhà yêu nước-nhà thơ, hiệu Ngọc Đường quê tại xã Văn Hiến, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông thi đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão (năm 1867), và Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ khoa Tân Mùi (năm 1871), làm Án sát tỉnh Bình Định, Học chính tỉnh Quảng Bình.

Nguyễn Xuân Ôn nhiều lần phản đối đường lối chủ hòa, dâng sớ lên vua Tự Đức trình bày kế hoạch chống giặc nhưng không được chấp nhận, bị cách chức. Ông về quê, chuẩn bị lực lượng, hưởng ứng chiếu Cần Vương, dựng cờ khởi nghĩa ngay tại làng, rồi mở rộng ra các huyện trong tỉnh, gây cho Pháp thiệt hại lớn. Cuối cùng, bị Pháp tấn công bất ngờ, ông bị bắt khi đang ốm. Thực dân giam ông ở thành Nghệ An, sau đó giam ở Huế cho đến lúc mất vì bệnh (năm 1889) thọ 59 tuổi.

Tác phẩm để lại: Ngọc Đường thi văn tập

Ngô Đức Kế

Ngô Đức Kế sinh năm Mậu Dần - 1878, là chí sĩ yêu nước, nhà báo, hiệu Tập Xuyên, quê Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân từ một nhà nho yêu nước, đỗ Tiến sĩ năm 1901, nhưng không ra làm quan.

Theo ý của Phan Bội Châu ông đã cùng Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Hân mở Triều Dương thương điếm ở Vinh, buôn bán hàng nội, trợ cấp kinh phí, liên kết với các đồng chí trong phong trào Đông Du. Năm 1908, ông bị bắt và đày ra Côn Đảo 13 năm. Năm 1922, ông ra Hà Nội làm chủ bút tờ Hữu Thanh đối chọi với tờ tạp chí Nam Phong. Báo bị đóng cửa, ông mở Giác Quần Thư xã (năm 1926), xuất bản một số sách tiến bộ: Phan Tây Hồ di thảo (năm 1927); Đông Tây vĩ nhân.

Ông là người có nhiều uy tín với thanh niên trí thức những năm 20 của thế kỷ XX. Ông qua đời vào năm 1929, hưởng thọ 51 tuổi.

Nguồn: Chinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.