Những công trình thắm tình quân dân ở Trường Sa

Lễ gắn biển Nhà Văn hóa đa năng trên đảo Cô Lin do Agribank tài trợ.
Lễ gắn biển Nhà Văn hóa đa năng trên đảo Cô Lin do Agribank tài trợ.
(PLO) - Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nói: “Trường Sa giờ đây như một công viên sinh thái giữa Biển Đông”. Các công trình dân sinh, các nhà văn hóa đa năng, trung tâm y tế, chùa chiền… và các công trình mang giá trị, ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần sâu sắc được xây dựng trên các đảo của huyện đảo Trường Sa, có trị giá nhiều tỷ đồng là thành quả từ sự quan tâm của cả nước. 

Trên đảo Cô Lin có một món quà vô cùng ý nghĩa, đó là hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt được lắp đặt trên đảo. Đây là công trình do Bộ Công an gửi tặng các cán bộ, chiến sĩ Trường Sa. Sau khi nước biển được đổ vào một cái can treo trên cao, cho chảy từ từ xuống một máng lọc và bộ phận thẩm thấu đặt bên dưới, mỗi ngày, cán bộ, chiến sỹ đảo Cô Lin có khoảng 30 lít nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt. 

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa được khánh thành vào tháng 5/2017, đúng vào dịp các đoàn công tác ra thăm, tặng quà quân dân trên đảo. Công trình y tế này trị giá gần 30 tỷ đồng, gồm bạn đọc Báo Tuổi Trẻ đóng góp 22 tỉ đồng và những khoản đầu tư khác từ Bệnh viện 175. Khi các đoàn công tác đến thăm ai cũng xúc động, trầm trồ bởi ý nghĩa thiết thực của nó. Trung tá Đỗ Hải Đăng - Chính trị viên đảo Trường Sa chia sẻ: “Công trình thể hiện nghĩa cử cao đẹp, chứa đựng tình yêu thương của người dân cả nước với Trường Sa. Trung tâm Y tế sẽ góp phần chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho quân dân trên đảo và ngư dân làm ăn, đánh cá trên ngư trường Trường Sa”.

Trong ngày khánh thành, Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa đã tiếp nhận ngay một ca cấp cứu. Anh Trần Thanh Nguyên - công nhân xây dựng trên đảo bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ trên công trường, nhập viện trong tình trạng hai cánh tay đầy máu, rách nhiều chỗ. Bác sĩ Trần Đức Linh - phụ trách Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa đã nhanh chóng xử lý, cho cầm máu, khâu nối lại vết đứt và điều trị, sau 1 tuần bệnh nhân đã phục hồi. 32 tuổi, bác sĩ ngoại khoa Trần Đức Linh có 10 năm học tập tại Học viện Quân y ở Hà Nội, sau đó về công tác tại Bệnh viện 175. Ngày khánh thành Trung tâm cũng là tuần thứ 3 anh ra với Trường Sa. Bác sĩ Linh chạy như con thoi thăm khám bệnh nhân, kiểm tra máy móc vừa được đưa từ đất liền ra Trung tâm Y tế. Kiến trúc sư Phan Chung Thanh - Viện Thiết kế Bộ Quốc phòng, đơn vị tư vấn giám sát công trình cho biết: “Dù đã đi nhiều nơi, làm nhiều công trình nhưng việc hoàn thành Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa khiến anh rất xúc động”.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nói: “Trường Sa giờ đây như một công viên sinh thái giữa Biển Đông”. Đây là thành quả từ sự quan tâm của cả nước. Ngoài các công trình dân sinh khác thì nổi bật nhất vẫn là các nhà văn hóa đa năng được xây dựng trên các đảo như: Nhà Văn hóa đa năng đảo Nam Yết trị giá hơn 70 tỷ đồng do Ngân hàng Công thương tài trợ; Nhà Văn hóa đa năng đảo Cô Lin trị giá hơn 37 tỷ đồng do cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng góp tài trợ; Nhà Văn hóa đa năng đảo Đá Lớn C do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tài trợ; Nhà Văn hóa đa năng đảo Đá Lớn B do Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam tài trợ; Nhà Văn hóa đa năng trên đảo Tiên Nữ, đảo Len Đao do Thành ủy Hà Nội tài trợ từ nguồn vốn xã hội hóa…

Có những công trình trên đảo mang giá trị, ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần sâu sắc mà các đoàn công tác đến Trường Sa đều vô cùng ấn tượng. Trong số đó không thể không kể đến công trình bằng gốm trên đảo của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng - Thăng Long, Hà Nội. Từ năm 2012, dưới sự tài trợ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, chị Thủy đã 4 lần tới Trường Sa để thực hiện công trình Lá cờ Tổ quốc Việt Nam bằng gốm sứ rộng 312m2 và một bức tranh cổ động cao 4,5m dài 20m với tên gọi “Trường Sa - sức mạnh Việt Nam”. Cũng chính từ thực hiện nhiệm vụ này, tháng 5/2014, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy đến thăm đảo Sơn Ca, khi nhìn thấy khuôn viên mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp do các chiến sĩ trẻ đảo Sơn Ca dành 103 ngày công để thực hiện dưới sự chỉ đạo của Trung tá Đỗ Thế Tuyến khi đó là Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca, chị đã hình thành ý tưởng xây dựng Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hoạ sĩ Thu Thuỷ nghĩ đến việc cần tạc một bức tượng chân dung tôn vinh vị Đại tướng huyền thoại của dân tộc tại khuôn viên của đảo Sơn Ca. Khi trình bày ý tưởng với Bộ Tư lệnh Hải quân, họa sĩ Thu Thuỷ nhanh chóng được ủng hộ và chấp thuận triển khai thực hiện. Bộ Tư lệnh Hải quân đã quy hoạch khu đất rộng 400m2 để xây dựng công viên Đại tướng. Trung tâm công viên là bức tượng chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tạc từ đá sa thạch nguyên khối do nhà điêu khắc Lê Đình Bảo thực hiện từ tháng 12/2015. Bức tượng đã thể hiện thành công thần thái uy nghi và quyết đoán của vị tướng tài ba. Phía sau bức tượng đài là một bức tường hình vòng cung chạy thành hai cánh ôm. Trên hai cánh bức tường có trang trí hình sóng cuộn gắn gốm mosaic và phía trên gắn 300 bức ảnh tư liệu lịch sử in trên gốm nặng lửa do họa sĩ Nguyễn Thu Thuỷ trực tiếp thực hiện.

Hình mẫu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà quân sự lỗi lạc, vị tướng của nhân dân, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành tấm gương để cán bộ, chiến sĩ đảo Sơn Ca noi theo về trí thông minh sáng tạo, tinh thần tận trung với nước, tận hiếu với dân. Công viên cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ mà đại biểu các đoàn công tác từ đất liền ra đều bày tỏ với cán bộ, chiến sĩ đảo Sơn Ca niềm vinh dự, tự hào, tin tưởng. 

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.