Những người lính giữ trời Trường Sa và hai đầu nỗi nhớ

Trung tá Hoàng Văn Thắng chia tay nhân dân trên Đảo Trường Sa Lớn sau khi anh hoàn thành nhiệm vụ để trở về đất liền.
Trung tá Hoàng Văn Thắng chia tay nhân dân trên Đảo Trường Sa Lớn sau khi anh hoàn thành nhiệm vụ để trở về đất liền.
(PLO) - Mỗi người có một quan điểm riêng về hạnh phúc để kiếm tìm, theo đuổi, vun đắp. Với người lính giữ trời ở Trường Sa và hậu phương của họ, hạnh phúc chỉ đơn giản là được cống hiến trọn vẹn cho Tổ quốc thân yêu.

Những hy sinh thầm lặng

Chúng tôi tới nhà của Trung tá Hoàng Văn Thắng - nguyên Chính trị viên Trạm ra đa 11, Trung đoàn 292 (Sư đoàn Phòng không 377, Quân chủng Phòng không - Không quân) ở phường Phước Long, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đúng lúc trời đổ cơn mưa lớn. Trong gió giông gầm rít và mưa phả trắng trời, tôi nghẹn ngào cùng với những kỷ niệm mà Trung tá Hoàng Văn Thắng kể lại trong những ngày anh đã công tác ở Trường Sa.

Trong kí ức của hơn 4 năm gắn bó với Trường Sa, từ đảo Nam Yết tới Trường Sa Lớn, anh Thắng bắt đầu kể bằng một câu hỏi rằng, trên thế gian này, có ở nơi nào khi bố mẹ mất, con thơ qua đời, vợ trong cơn thập tử nhất sinh… mà người con, người cha, người chồng không thể trở về để chịu tang? Câu hỏi của anh gõ vào đúng những thổn thức lòng tôi trong chuyến công tác ra Trường Sa cách đây gần 2 năm.

Trong chuyến công tác ấy, hình ảnh Thiếu úy chuyên nghiệp (CN) Hoàng Văn Lưu - nhân viên Thông tin Đội bảo đảm Kỹ thuật Sân bay Trường Sa ôm di ảnh bố đẻ vừa qua đời giữa bốn bề sóng biển trong sự sẻ chia của đồng đội làm tôi ám ảnh mãi. Với tôi, chỉ hình ảnh đó thôi đã khiến mọi ngôn ngữ đều bất lực trước những hy sinh thầm lặng của người lính nơi địa đầu sóng nước Trường Sa.

Anh Thắng bảo rằng: “Trong những năm công tác tại Trường Sa, là người được giao chủ trì về công tác đảng, công tác chính trị, tôi thấy rằng, sức mạnh lớn nhất của người lính Trường Sa là sức mạnh tinh thần. Tất cả họ đều có điểm chung là biết gạt qua những cám dỗ tầm thường của đời sống xã hội, những toan tính gạo tiền trước mắt để bên nhau giữ gìn trọn vẹn một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc là Trường Sa. Tôi đã từng gặp những phản ứng xúc động nhất thời của bộ đội Trường Sa, nhưng sau giọt nước mắt và tiếng gọi nghẹn ngào, họ đều vững vàng hơn, xác định tốt hơn nhiệm vụ thiêng liêng mà mình được gánh vác để rèn luyện, phấn đấu, hy sinh trọn vẹn cho lý tưởng, con đường đã chọn”.

Nghe chúng tôi trò chuyện, Thiếu tá CN Nguyễn Thị Thu Thủy - nhân viên Bảo mật Trung đoàn 292, vợ của Trung tá Hoàng Văn Thắng bật khóc. Chị khóc cho những hy sinh thầm lặng của đồng đội và chính mình trong những ngày chồng công tác ở Trường Sa khi anh Thắng kể tiếp rằng: “Ở Trường Sa, chúng tôi thèm nghe tiếng ho của cha mẹ già mỗi sáng để thấy mẹ cha mình vẫn còn mạnh khỏe… những chàng lính trẻ thì ước được nhìn thấy một thân hình và nghe giọng nói cô gái qua đường. Những cán bộ trẻ thì lúc nào cũng mong được nhìn và ôm ấp đứa con thơ mới chào đời vào lòng… Nhưng, những ước muốn tưởng chừng nhỏ bé và rất đỗi giản dị ấy lại quá xa xỉ với người lính canh trời, giữ biển ở Trường Sa…”. Khi tôi hỏi, thế còn chị thì sao? Nước mắt chị Thủy lại rơi…

Hạnh phúc là được cống hiến

Vừa đưa tay lau nước mắt, Thiếu tá CN Nguyễn Thị Thu Thủy vừa thổn thức: “Ai chẳng có những khao khát đời thường. Với người phụ nữ, khi đau ốm, sinh con đều khao khát có chồng ở bên cạnh…”. Tuy vậy, chị cũng khẳng định, càng thương mình bao nhiêu, lại càng thấy thương chồng và đồng đội ở Trường Sa bấy nhiêu, do vậy, phải động viên nhau cùng phấn đấu, cùng hy sinh cho con đường đã chọn mới có thể có hạnh phúc trọn vẹn. Câu nói của chị làm tôi tâm niệm sâu sắc rằng, chính sự hy sinh thầm lặng trong nghĩa tình giản dị thiêng liêng ấy đã tôi luyện cho cả hậu phương và “tiền tuyến” ý chí kiên cường và tạo thành lũy thép vững chãi của người lính trong sự nghiệp gìn giữ bầu trời Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.

Lời của chị Thủy làm tôi nhớ lại hình ảnh, lời tâm sự của chị Võ Thị Hồng, vợ của Trung tá CN Nguyễn Văn Thoan - Kỹ thuật viên Trạm ra đa 21, Trung đoàn 292 khi chị “khăn gói” vào chăm sóc chồng, do anh mắc bệnh đột xuất, nguy hiểm, mới được đồng đội bay ra cấp cứu, đưa về Viện Quân y 175. Chị Hồng bảo: “Kể sao hết được những khó khăn, vất vả, thiệt thòi ngày anh công tác ngoài đảo. Nhưng cái được lớn nhất là anh trở thành tấm gương soi cho các con về lý tưởng sống và trách nhiệm của công dân với đất nước. Thế nên, sống không phải vì mình mà còn vì mọi người thì cuộc sống ấy mới có giá trị”.

Thượng tá Nguyễn Đình Huấn - Phó Chính ủy Trung đoàn 292, người nhiều năm gắn bó với bộ đội ra đa canh giữ Trường Sa khẳng định: “Đơn vị đã có nhiều thế hệ ra với nơi tiền tiêu của Tổ quốc, điều đó đồng nghĩa với các thế hệ hậu phương chịu nhiều thiệt thòi khi gia đình vắng bóng người trụ cột. Tuy vậy, điều đáng phấn khởi nhất là khi trở về đất liền, đa phần họ chín chắn hơn, vững vàng hơn và sống có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ, với đơn vị và gia đình của mình.

Đương nhiên, hậu phương cũng thấu hiểu hơn những khó khăn, vất vả và cả những hy sinh thầm lặng của chồng, cha, ông mình để trân trọng hơn, sống có trách nhiệm hơn với những hy sinh, cống hiến đó. Thế nên, dẫu còn những vất vả trong cuộc sống thường nhật nhưng khi nhận quyết định ra với Trường Sa, cả hậu phương và “tiền tuyến” đều phấn khởi, sẵn sàng…”.

Từ sâu thẳm trái tim tôi ngân lên, ấy là “lũy thép” sừng sững hiên ngang giữa biển trời ở Trường Sa của Tổ quốc là bởi nó được tôi luyện, dựng xây từ xương máu, nước mắt, ý chí, lòng kiên trung, bản lĩnh can trường của những người lính trực tiếp thực thi nhiệm vụ ở Trường Sa hòa cùng sự hy sinh thầm lặng, đóng góp xứng đáng của nhiều thế hệ hậu phương nơi bờ bãi.

Sự hy sinh và cống hiến lặng thầm của họ mãi là mạch ngầm tinh khiết, nơi khởi nguồn, nuôi dưỡng những khát khao tươi đẹp cho tình yêu thương chấp cánh hòa bình và trường tồn nơi tiền tiêu của Tổ quốc thiêng liêng. Trong tôi lại thấp thoáng những con tàu chở nặng yêu thương và lấp lánh niềm tin sáng chói giữa hậu phương và tiền tuyến ở Trường Sa.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.