Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. (Ảnh: Phạm Thắng)
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường nghe các báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm - Trưởng Ban Soạn thảo cho biết, dự thảo Luật gồm 3 điều, bám sát vào 5 chính sách đã trình Quốc hội trong hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án Luật. Trong đó, đã sửa đổi, bổ sung 77 khoản của 43 điều, bổ sung mới 8 điều và bãi bỏ 1 khoản của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan.

Cụ thể, về giám sát của Quốc hội, dự thảo Luật bổ sung 3 điều quy định: Xem xét việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH về chất vấn, giám sát chuyên đề bằng hình thức chất vấn; Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

Về giám sát của HĐND, bổ sung 2 điều quy định về xem xét việc thực hiện nghị quyết của HĐND, Thường trực HĐND về chất vấn, giám sát chuyên đề bằng hình thức chất vấn.

Về bảo đảm hoạt động giám sát, bổ sung 2 điều quy định về cung cấp, chia sẻ, trao đổi, xử lý, sử dụng thông tin phục vụ hoạt động giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND...

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát; đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục bổ sung, phân tích, làm rõ hơn một số nội dung được dự kiến sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật để tăng tính thuyết phục.

Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cũng phân tích và nêu rõ quan điểm của Ủy ban Pháp luật đối với những vấn đề còn ý kiến khác nhau. Trong đó, về quy định thời điểm Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo, nhiều ý kiến trong UBPL tán thành với Phương án 1 và cho rằng, việc quy định thời điểm Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp giữa năm đối với một số báo cáo sẽ giúp điều hòa hợp lý, giảm tải khối lượng công việc vốn rất lớn của Quốc hội tại các kỳ họp cuối năm, tạo thuận lợi để Chính phủ tổng hợp đầy đủ tình hình, số liệu trong 1 năm, khắc phục tình trạng các cơ quan phải lấy số liệu nhiều lần phục vụ xây dựng báo cáo trình Quốc hội, gây lãng phí về nguồn lực.

Về bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc xem xét kết quả giám sát, đa số ý kiến trong UBPL đề nghị không bổ sung quy định Quốc hội yêu cầu UBTVQH ban hành văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh để thống nhất với quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cụ thể các chủ thể có quyền đề nghị UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Đồng thời, đề nghị không bổ sung quy định Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh, nghị quyết vì vấn đề này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm chủ động của các cơ quan trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, đã được quy định cụ thể tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật tương ứng về tổ chức bộ máy…

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kỳ cuối: Quyết tâm và quyết tâm cao hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Suy cho cùng, điều quan trọng nhất là chất lượng các đạo luật phải đáp ứng được yêu cầu kiến tạo để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hùng cường và thịnh vượng, hội nhập quốc tế sâu rộng. Trên tinh thần đó, chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa, đã quyết tâm, càng phải quyết tâm cao hơn nữa.

longformKế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW

Kế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW
(PLVN) - Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về Tổng kết Nghị quyết 18- NQ/TW đã ban hành Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới , sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn Kế hoạch:

Cần bổ sung tiêu chuẩn 'đầu vào' đối với nguồn đào tạo giáo viên

Quang cảnh phiên làm việc sáng 20/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để đáp ứng vai trò, vị trí của nhà giáo, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào đối với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên, tránh tình trạng như nhiều năm qua, việc tuyển sinh đối với nhiều cơ sở đào tạo nguồn giáo viên có đầu vào gần như thấp nhất theo tiêu chuẩn xét tuyển so với nhiều ngành, lĩnh vực.

Bài cuối: Nghiên cứu hoàn thiện quy định về hoạt động “tái giám sát”

Một cuộc làm việc với các Bộ, ngành của Đoàn giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021”. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Với hoạt động “tái giám sát” hay “giám sát lại” lần đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai vừa qua đã nhận về nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ. Cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hoạt động này mang lại hiệu quả, thiết thực, nhất là trong lĩnh vực sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vốn đòi hỏi phải tiến hành khẩn trương để phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp.

Bài 4: Giám sát lại - thể hiện trách nhiệm đến cùng việc thực hiện các yêu cầu về sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tháng 8 năm 2024 - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -Trong Phiên họp thứ 36 tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành đối với 6 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023. Tại đây, các đại biểu dân cử cùng nhau làm rõ vấn đề nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.

Bài 2: Nhiều khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố, Ảnh: Chinhphu.vn
(PLVN) -Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, nhiều địa phương đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu nhất để việc sắp xếp đạt kết quả tích cực, thuận lợi cho hoạt động của đơn vị hành chính mới, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân. Việc sắp xếp kịp ổn định tổ chức bộ máy và tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp ở cơ sở. Tuy nhiên, qua thực tiễn sắp xếp cho thấy còn rất nhiều khó khăn trong triển khai .

Cần tái giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Bài 1: Sắp xếp để tinh gọn bộ máy

Toàn cảnh Đoàn giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021 làm việc với các bộ, ngành. Ảnh: quochoi.vn
(PLVN) - Năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện chuyên đề giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021”. Năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Để thực hiện hiệu quả hơn chủ trương này trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thêm nhiều giải pháp mới, trong đó có tái giám sát.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam: Từ 'bước chân vạn dặm' đến sự ra đời của Quốc hội Việt Nam

Hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp tại khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, đã dành cả tuổi thanh xuân đi qua nhiều quốc gia, khắp các châu lục. Để rồi sau 30 năm xa Tổ Quốc, khi trở về Người đã mang cả một thời đại hào hùng, bất khuất, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, lập nên nhà nước của dân, do dân, vì dân với Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 4: Dấu ấn ngành Tư pháp ​

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ, nhiều sự việc pháp lý nảy sinh đột xuất cần giải quyết kịp thời và hiệu quả; trên tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua”, Bộ, ngành Tư pháp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, triển khai kịp thời các nhiệm vụ, để lại những dấu ấn nổi bật.