Những công trình “chạy” mưa

Dù đang vào mùa mưa, nhưng tại những công trình xây dựng cơ bản trọng điểm của thành phố, không khí lao động vẫn diễn ra hối hả, khẩn trương. Hơn một tháng qua, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, nhiều đơn vị tổ chức thi công đã tăng từ 2 ca lên 3 ca mỗi ngày.

Dù đang vào mùa mưa, nhưng tại những công trình xây dựng cơ bản trọng điểm của thành phố, không khí lao động vẫn diễn ra hối hả, khẩn trương. Hơn một tháng qua, bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, nhiều đơn vị tổ chức thi công đã tăng từ 2 ca lên 3 ca mỗi ngày.

Mô tả ảnh.
Thi công dưới thời tiết không bảo đảm là áp lực không nhỏ đối với những kỹ sư cầu đường. (Ảnh chụp tại công trình xây dựng cầu qua Sông Bung, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam)
Điệp khúc tăng ca

Những ngày này, không khí lao động tại công trình xây dựng Nhà Thi đấu thể dục-thể thao TDTT thành phố diễn ra thật hối hả và khẩn trương bởi mục tiêu phải hoàn thành vào ngày 30-10-2010 để phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6. Đây là công trình được đánh giá hiện đại nhất Việt Nam, có sức chứa từ 5.000 - 7.000 người, với tổng diện tích hơn 94.000m2. Trong đó, diện tích nhà thi đấu gần 10.500m2, được thiết kế 1 tầng hầm và 4 tầng nổi. Ngay từ khi khởi công xây dựng vào tháng 7-2009, công trình đã được sự quan tâm của đông đảo người dân thành phố Đà Nẵng. Như tâm sự của ông Hoàng Đình Tâm, tổ 40, phường Hòa Thuận Tây: “Lâu rồi, thành phố chưa có cơ sở hạ tầng để đăng cai tổ chức những giải thi đấu TDTT lớn. Công trình hoàn thành sẽ giúp chúng tôi có dịp “rửa mắt” những trận đấu chất lượng cao, quy tụ được nhiều cá nhân xuất sắc trong hoạt động TDTT trong và ngoài nước”.

Theo ông Vũ Văn Quyến, Chỉ huy trưởng Dự án Nhà Thi đấu TDTT thành phố, càng về giai đoạn cuối, đội ngũ công nhân có mặt tại công trình là 24/24 giờ. Để bảo đảm chất lượng công trình trong mùa mưa, chúng tôi đã sản xuất các nút của dàn không gian, lắp đặt thử trước khi đưa vào lắp dựng trong công trình. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các hạng mục công trình ngoài trời trong những ngày nắng ráo. Cách làm này vừa rút ngắn thời gian, vừa bảo đảm công việc thi công không bị gián đoạn, tạo được mái che, bảo đảm ngay trong mùa mưa vẫn có thể thi công được.

Thuận lợi của các công trình dân dụng là vẫn có thể tạo được mái che trong quá trình xây dựng. Ngược lại, tại các công trình xây dựng cầu, đường, máy móc và con người luôn phải làm việc ngoài trời, dù mưa hay nắng. Do yêu cầu về tiến độ công việc, trong những ngày mưa, người công nhân làm việc tại các công trình xây dựng đều chấp nhận tăng ca. Đơn cử, tại công trình xây dựng cầu Rồng, đơn vị nhận thầu đã tập trung mọi nguồn nhân lực, máy móc thiết bị tổ chức thi công liên tục 3 ca, mở đợt thi đua thi công với năng suất và khối lượng tăng gấp đôi so với ngày thường.

Anh N.V.B, công nhân làm việc tại công trình cầu Rồng bộc bạch: “Mùa mưa, công việc không chia đều trong các ngày mà phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Mùa mưa lớn, chỉ cần một chút nắng, tất cả lại tất bật ra công trường để bắt tay vào công việc. Chuyện phải làm 3 ca, ngủ lại công trình trong những ngày nắng hiếm hoi giữa mùa mưa là chuyện bình thường của cánh thợ xây dựng chúng tôi”.

Ngoài việc tăng ca để bảo đảm tiến độ công trình, công nhân xây dựng còn phải làm việc trong điều kiện thời tiết không bảo đảm. Kỹ sư Đỗ Hữu Đạo,

giảng viên Khoa Xây dựng Cầu đường, ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho rằng, những hư hỏng về thiết bị, đường sá do mưa lũ gây ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ cũng như chất lượng công trình. Mặt khác, mặt bằng công trường lầy lội, thiết bị vận chuyển khó khăn do điều kiện thời tiết xấu cũng gây không ít khó khăn trong việc kiểm soát độ an toàn trong lao động, làm phát sinh nhiều chi phí mới... Tại các công trình trọng điểm, buộc phải bảo đảm tiến độ, chất lượng khi xây dựng trong mùa mưa, bên cạnh những công nghệ hiện đại nhất được áp dụng thì kinh nghiệm xử lý tình huống của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công dự án cũng hết sức quan trọng.

Kinh nghiệm xử lý tình huống

Trong một ngày mưa, đến công trình cầu mới Nguyễn Văn Trỗi-Trần Thị Lý đang thi công phần móng cọc, mới phần nào hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của những con người đang ngày đêm bám công trường. Dòng nước đục ngầu sau những ngày mưa lớn từ thượng nguồn đổ về như sắp cuốn trôi đi mọi thứ. Một kỹ sư tại công trường cho biết, trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp tại miền Trung, tất cả các thiết bị, máy móc thi công, vật tư, vật liệu phải vận chuyển lên cao đề phòng bão lũ. Việc di chuyển, vận chuyển các phương tiện, máy móc, vật liệu phải dùng đến xà lan nên rất phức tạp. Ngoài ra, việc thi công trên mặt nước, trên những chiếc xà lan diễn ra vô cùng nguy hiểm. “Vào những hôm trời mưa, điều chúng tôi lo lắng nhất là tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.

Làm việc giữa thời tiết khắc nghiệt của miền Trung, nhiều kỹ sư xây dựng càng ý thức được trách nhiệm của mình. Các anh xem đó là cơ hội để nâng cao tay nghề, bảo đảm trong quá trình thi công gặp trở ngại gì cũng có hướng xử lý, khắc phục kịp thời. Cũng theo anh Đỗ Hữu Đạo, do thời tiết diễn biến thất thường nên vấn đề đặt ra là giải pháp khắc phục chứ không phải là việc tránh mưa lũ. Đối với công trình cầu qua sông, hạng mục thi công phức tạp nhất là móng cọc khoan nhồi, nếu diễn ra trong điều kiện thời tiết mưa lũ thì càng phức tạp, nguy hiểm hơn. Vì thế, Ban điều hành công trình luôn quan tâm đến thông tin thời tiết để có kế hoạch “chạy mưa”, tránh mưa hiệu quả. Đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Điều này từ lâu đã trở thành ý thức, trách nhiệm của những người có vị trí, có chức năng tại các công trình.

Cùng chia sẻ về điều này, Kỹ sư Nguyễn Viết Học, Chỉ huy trưởng công trình cầu Rồng cho rằng, quá trình cọ xát với thực tế công việc tại hiện trường sẽ giúp người kỹ sư xây dựng nhạy bén hơn trong việc xử lý tình huống. Đặc biệt là biết cách điều phối nguồn nhân lực tại công trường, bảo đảm không thừa và thiếu lao động vào mùa mưa. Trên thực tế hiện nay, rất nhiều công trình cùng diễn ra một lúc nên việc tạo dựng các mối quan hệ giữa những người trong nghề là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ bảo đảm cho việc điều phối nhân công từ công trình này sang công trình khác và ngược lại.

Những áp lực công việc xuất hiện vào mùa mưa tại các công trình xây dựng là điều không thể tránh khỏi. Với họ, mùa mưa luôn đồng hành với những khó khăn, thử thách mới, đòi hỏi người xây dựng phải có đủ bản lĩnh và trình độ chuyên môn để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra, nhằm giảm thiểu những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Tiểu Yến

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.