Sau một đêm và sáng đấu tranh kiên quyết của các phó đoàn - trong đó thầy Minh của đoàn ta đã có nhiều ý kiến (và trường hợp thành công về mặt tổ chức của IMO 2007 ở Việt Nam được nhiều đoàn đưa ra làm ví dụ), ban tổ chức đã cho phép các thầy được gặp học sinh sau buổi thi.
>> Chuyện hậu trường Olympic Toán quốc tế
Chúng tôi lên xe đến chỗ các em mà lòng sao hồi hộp. Rất vui là các em đều tươi tỉnh. 5 em làm được 2 bài đầu. Riêng Trung làm được cả 3 bài. Minh Hiếu thì buồn vì bài đầu tiên em đã làm được, chỉ có một bước thử lại nhầm lẫn ngớ ngẩn. Nhìn cậu chàng xơ xẩn cả người, rất thương. Tôi lo em bị trừ nhiều điểm. Nhưng thầy Minh trấn an ngay, nếu thế chỉ bị trừ 1điểm. Tin lời thầy, tôi yên tâm, chắc Hiếu cũng yên tâm hơn. Và sau này, kết quả đã cho thấy thầy nói đúng. Chỉ có điều, đó là 1 điểm quyết định làm em mất huy chương Bạc.
Chúng tôi ngồi trong vườn cây, cạnh hồ nước mênh mông. Gió chiều lạnh nhưng tất cả đều thấy thật vui vì thầy trò gặp nhau, vì bọn trẻ con làm thế là tốt rồi, vì thật thanh bình sau chuyến đi dằng dặc hôm qua.
Thầy Minh dặn dò các em chiến thuật làm bài cho ngày mai: Việt Nam mình mạnh về hình học nên nhất quyết phải "chiến" xong bài Hình, còn bài tổ hợp chỉ dành tối đa thời gian là 1 tiếng rưỡi thôi, không được thì bỏ vì không hy vọng gì đâu. Và nếu bài 6 không là tổ hợp thì phải tấn công để cố lấy vài điểm.
Nhìn thầy như một huấn luyện viên phân tích tình hình và bày ra chiến thuật, tôi thấy các em học sinh thật may mắn vì không phải bao giờ đoàn đi thi cũng được dặn dò như thế. Ngoài việc được học thi, các em cũng rất cần có kỹ năng làm bài.
"Xong rồi, hỏng rồi"
Chúng tôi hy vọng ngày thứ 2 các em cũng sẽ làm được như ngày đầu, thế thì có thể có huy chương vàng.
Ngày hôm sau, ngay khi nhìn thấy đề thi, chúng tôi đã choáng. Bài 6, tất nhiên là khó rồi, nhưng ngay cả bài 5 cũng cực kỳ khó. Bài 5 là bài tổ hợp, hỏi có một thuật toán cho bài toán trò chơi hay không. Thầy Minh bảo thế này là xong rồi, quân nhà ta chắc chắn được bài 4 nhưng chỉ thế thôi. May ra, có hai cậu nhặt nhạnh được ý gì bài 6.
>> Chuyện hậu trường Olympic Toán quốc tế
Chúng tôi lên xe đến chỗ các em mà lòng sao hồi hộp. Rất vui là các em đều tươi tỉnh. 5 em làm được 2 bài đầu. Riêng Trung làm được cả 3 bài. Minh Hiếu thì buồn vì bài đầu tiên em đã làm được, chỉ có một bước thử lại nhầm lẫn ngớ ngẩn. Nhìn cậu chàng xơ xẩn cả người, rất thương. Tôi lo em bị trừ nhiều điểm. Nhưng thầy Minh trấn an ngay, nếu thế chỉ bị trừ 1điểm. Tin lời thầy, tôi yên tâm, chắc Hiếu cũng yên tâm hơn. Và sau này, kết quả đã cho thấy thầy nói đúng. Chỉ có điều, đó là 1 điểm quyết định làm em mất huy chương Bạc.
Chúng tôi ngồi trong vườn cây, cạnh hồ nước mênh mông. Gió chiều lạnh nhưng tất cả đều thấy thật vui vì thầy trò gặp nhau, vì bọn trẻ con làm thế là tốt rồi, vì thật thanh bình sau chuyến đi dằng dặc hôm qua.
Thầy Minh dặn dò các em chiến thuật làm bài cho ngày mai: Việt Nam mình mạnh về hình học nên nhất quyết phải "chiến" xong bài Hình, còn bài tổ hợp chỉ dành tối đa thời gian là 1 tiếng rưỡi thôi, không được thì bỏ vì không hy vọng gì đâu. Và nếu bài 6 không là tổ hợp thì phải tấn công để cố lấy vài điểm.
Nhìn thầy như một huấn luyện viên phân tích tình hình và bày ra chiến thuật, tôi thấy các em học sinh thật may mắn vì không phải bao giờ đoàn đi thi cũng được dặn dò như thế. Ngoài việc được học thi, các em cũng rất cần có kỹ năng làm bài.
"Xong rồi, hỏng rồi"
Chúng tôi hy vọng ngày thứ 2 các em cũng sẽ làm được như ngày đầu, thế thì có thể có huy chương vàng.
Ngày hôm sau, ngay khi nhìn thấy đề thi, chúng tôi đã choáng. Bài 6, tất nhiên là khó rồi, nhưng ngay cả bài 5 cũng cực kỳ khó. Bài 5 là bài tổ hợp, hỏi có một thuật toán cho bài toán trò chơi hay không. Thầy Minh bảo thế này là xong rồi, quân nhà ta chắc chắn được bài 4 nhưng chỉ thế thôi. May ra, có hai cậu nhặt nhạnh được ý gì bài 6.
Minh Hiếu nhận giải tại IMO 51. |
Chúng tôi lại lên buýt đến chỗ các em. Vừa vào phòng, đã thấy cả sáu cậu chàng chạy ra cười tươi như hoa. Tôi ngây thơ, tưởng chúng nó vui vì làm tốt. Hóa ra cả sáu anh chàng giơ tay lên trời kêu “Xong rồi, cô ơi, bọn em chỉ làm được bài 4, chịu cứng bài 5 và 6”. Khi đi xuống, đã thấy thầy Minh bảo “Cười tươi thế, không làm được bài hả?’”. Chà, tôi bái phục "Khổng Minh"!. Thầy bảo phó đoàn Bulgari cũng vừa nói chuyện, thấy bọn nó tươi cả lũ, thế là biết thôi xong rồi, hỏng rồi. Nhưng "xong rồi, hỏng rồi" cũng là tâm lý chung. Hầu hết các đoàn đều lắc đầu ngao ngán bài 5 và 6. Nói chuyện với phó đoàn Mỹ, cậu bảo tôi có mấy em làm bài 5, cố gắng chứng minh câu trả lời là "No". nhưng mới được một phần không biết được điểm gì không. Kiều Hiếu nhà ta cũng thế, xét loạn lên và đang chứng minh "No". Đề năm nay khó, ai cũng bảo đề khó quá, và bài 5 còn khó hơn bài 6. Vì tìm thuật toán quá khó nên hầu hết các em đều tin câu trả lời là No. Mãi đến khi về Thủ đô, gặp thầy Khoái, tôi mới biết câu chuyện đề bài này. Lúc đầu, đề được đề xuất với số cần tìm là 20102120, và thuật toán tồn tại, trong đó sử dụng 1 bổ đề. Nhưng các trưởng đoàn cho là thế chưa khó nên đã thay số đó bằng 201020102010, và lời giải là một thuật toán sử dụng 2 bổ đề và rất phức tạp. Với lời giải khó và với cách đặt câu hỏi dễ đánh lừa như vậy thì có thể hiểu vì sao nhiều học trò cứ đi chứng minh "No" mà không tìm thuật toán để trả lời "Yes".Giữ cách thi 10 năm trước? Cũng trong dịp này, chúng tôi trao đổi đề thi và tìm hiểu cách thi với các đoàn khác. Ở nước ta, có một kỳ thi quốc gia và các em đạt giải của vòng thi này (thường khoảng 40 em) sẽ được lựa chọn để thi vòng sau – vòng chọn đội tuyển. Chính vòng chọn đổi tuyển này sẽ chọn ra 6 em để đi IMO. Ngày trước, ở cả hai vòng thi này, chúng ta đều tổ chức như nhau: mỗi vòng có hai ngày thi, mỗi ngày thi 3h và đề thi mỗi ngày là 3 bài (nghĩa là gần giống với cách tổ chức thi IMO, có điều mỗi ngày thi của IMO dài 4h30’). Từ một số năm gần đây, chúng ta đã thay đổi cách thi của vòng thi Quốc gia (và giữ nguyên đối với vòng thi chọn đội tuyển): vòng thi Quốc gia chỉ gói gọn lại trong 1 ngày, 3h, và đề thi có 5 bài. Khi trao đổi với đoàn Mỹ, đoàn Thái, và một số đoàn khác, tôi thấy họ có thể có những cách thi khác dễ dàng ở những vòng ngoài. Nhưng đến những vòng thi cuối, họ tổ chức những kỳ thi rất giống với ở IMO: cũng hai ngày, mỗi ngày 4h30’, và đề thi mỗi ngày gồm 3 bài. Như vậy, các vòng thi này thực chất là một cách tổ chức giống IMO để tập cho học sinh có thói quen như khi đi thi ở IMO. Hơn nữa, việc thi cũng ảnh hưởng đến việc học: nếu các bài thi khó đến mức thời gian trung bình cho mỗi bài là 1h30’ thì các em có thể quen với việc tiếp xúc với những bài khó và tập cách tập trung suy nghĩ thật sâu trước mỗi bài. Nghĩ đến các nước bạn, tôi lại nghĩ về kỳ thi quốc gia của chúng ta: liệu có hợp lý không khi đề thi 5 bài trong vòng 180 phút? Như vậy, các em có thể có thời gian để tập trung nghĩ sâu vào 1 bài toán hay không? Hoặc các thầy có thể cho những bài sâu sắc hay không? Hay chỉ là những bài tầm trung trung để giải trong thời gian trung bình 36 phút? Bản chất đề bài như vậy sẽ khác với bản chất đề bài của kỳ thi IMO. Mà như đã nói, việc thi sẽ ảnh hưởng đến cách học của các em. Một số thầy giáo nói với tôi ngày trước khi các em đi thi quốc gia, các em giỏi rất vững tâm, còn bây giờ không có gì yên tâm cả. Tôi nghĩ, nên chăng, nếu chúng ta chưa thể cải cách để tổ chức hai kỳ thi Quốc gia và chọn đội tuyển như một số nước (2 ngày, mỗi ngày 4h30’ và 3 bài ), thì chúng ta hãy cứ giữ nguyên cách thi cũ từ 10 năm về trước (2 ngày, mỗi ngày 3h và 3 bài).
Theo Phan Thị Hà Dương
VietNamNet
VietNamNet