Những chuyến bay đưa công dân về nước

Lao động người Việt tại Guinea Xích đạo được đưa về nước.
Lao động người Việt tại Guinea Xích đạo được đưa về nước.
(PLVN) - Công tác bảo hộ công dân trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19 được thể hiện cụ thể bằng hơn 100 chuyến bay đưa các công dân ta bị kẹt ở nước ngoài về nước đã trở thành điểm nhấn trong nỗ lực phòng chống dịch, thể hiện rõ chính sách nhân văn để “không ai bị bỏ lại phía sau” của Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, đại dịch Covid-19 lần đầu tiên xảy ra và lây lan rất nhanh trên quy mô toàn cầu đã nảy sinh các tình huống vô cùng khó khăn cho công dân Việt Nam ở nước ngoài như nhiều người bị mắc kẹt tại sân bay do các nước đóng cửa biên giới, việc làm bị ảnh hưởng, không có chỗ ở hay bị nhiễm bệnh, khó khăn trong việc tiếp cận chăm sóc y tế…

Những vấn đề này đã tạo ra thách thức chưa từng có cho công tác bảo hộ công dân của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khi trong thời gian ngắn và trong tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp phải thực hiện một khối lượng công việc khá “đồ sộ” với nguồn lực còn hạn chế.

Trong bối cảnh nhiều nước đóng cửa, việc xin phép bay cũng là thách thức lớn. Thủ tục rất phức tạp như từ Mỹ, Canada, Angola, Guinea Xích đạo… là những nơi Việt Nam chưa từng có chuyến bay thẳng. “Có những chuyến bay cần tính toán rất kỹ về thời điểm cũng như địa điểm phù hợp do phải cùng lúc đón công dân từ nhiều quốc gia. Có những chuyến bay rất phức tạp và thách thức như phải đón công dân, người lao động đã được chẩn đoán hoặc bị nghi nhiễm Covid-19”, ông Dũng nói.

Với tinh thần quyết tâm và coi công tác bảo hộ, đưa công dân về nước trong bối cảnh đại dịch không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là “mệnh lệnh đến từ trái tim”, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, tổ chức, tham gia nhiều cuộc họp liên ngành để cùng các Bộ Quốc phòng, Y tế, GTVT xây dựng chi tiết các kế hoạch bay và thực hiện cách ly, giám sát y tế; qua đó tổ chức thành công và an toàn nhiều chuyến bay, đáp ứng được nguyện vọng về nước chính đáng của công dân, đồng thời đảm bảo cân đối chung, phù hợp với năng lực cách ly và các biện pháp phòng, chống dịch trong nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Ông Dũng cho hay, các cán bộ ngoại giao đã trở thành những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch ở nước ngoài. Dù phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao và gặp phải những khó khăn trong cuộc sống như những người bình thường khác, các cán bộ ngoại giao Việt Nam đã nỗ lực vượt khó, thu xếp cuộc sống để kiên trì bám trụ địa bàn; đặt ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân; nhiều trường hợp cán bộ đã hết nhiệm kỳ được yêu cầu ở lại phục vụ công dân; một số cán bộ có những việc quan trọng trong gia đình cũng không thể làm tròn bổn phận với người thân.

Ông Dũng cho hay, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục thu xếp các chuyến bay đưa thêm công dân về nước với số lượng phù hợp. Với các công dân Việt Nam còn đang ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía nước bạn nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập, làm việc, chăm sóc y tế… tốt nhất trong khả năng có thể cho công dân Việt Nam.

Vẫn theo ông Dũng, thấu hiểu nhu cầu về nước của bà con rất lớn và đây cũng là quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài nhưng với những diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình dịch bệnh trong nước, quốc tế những ngày vừa qua và để chia sẻ với nỗ lực, cũng như những khó khăn, hạn chế về nguồn lực, khả năng cách ly của đất nước hiện nay, bà con hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định trở về.

Ông Dũng nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, đây sẽ là lúc tinh thần “tương thân tương ái”, “tình đồng hương”, “nghĩa đồng bào” của dân tộc Việt Nam được phát huy hơn cả. Ông Dũng tin tưởng, cùng với người dân trong nước, với quyết tâm vượt khó kết hợp với sự đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau của những người Việt xa xứ thời điểm này sẽ góp phần quan trọng vào nỗ lực chung của cả đất nước để chiến thắng đại dịch.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.