Những “cây đại thụ” bảo vệ biên giới, xây dựng bản làng

Già làng Pả Hiền tại Quảng Trị (bên trái) tuyên truyền nhân dân bảo vệ vành đai biên giới.
Già làng Pả Hiền tại Quảng Trị (bên trái) tuyên truyền nhân dân bảo vệ vành đai biên giới.
(PLO) - Đến nay, toàn quốc có hàng trăm tấm gương các già làng, trưởng bản đi đầu trong làm ăn phát triển kinh tế, phát huy vai trò trong xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chống xâm canh, xâm cư, hạn chế tình trạng di cư tự do, tranh chấp đất đai, tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, góp phần bảo vệ bình yên nơi biên giới. 

Phát huy sức mạnh tập thể

“Muốn làm được việc lớn, bảo vệ biên cương vững chắc, thôn bản bình yên thì phải phát huy sức mạnh tập thể. Toàn thể bà con phải chung tay mới đuổi được hết những kẻ xấu, xóa bỏ trộm cắp, phá hoại rừng, xâm phạm đường biên, cột mốc”, ông Hoàng Văn Páo (bản Màu, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, Lai Châu) đến từng nhà tuyên truyền, vận động bà con thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Biết kết hợp hài hòa giữa luật tục và pháp luật, xây dựng các quy ước, hương ước trong từng dòng tộc và cộng đồng dân cư, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương thông qua việc giải thích, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, không nghe lời kẻ xấu xúi giục..., các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tại các làng bản thuộc các tỉnh biên giới trong toàn quốc đã góp phần sâu rộng cho các phong trào đi vào cuộc sống và có sự lan tỏa hơn. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, hạn chế tình trạng di cư tự do, xâm canh, xâm cư, tranh chấp đất đai, khai thác rừng trái phép, truyền đạo trái phép... ở các xã miền núi, biên giới. 

Xã Bản Lầu (huyện Mường Khương, Lào Cai) có một dòng họ nổi tiếng là họ Lục với số dân đông nhất thôn Na Nhung 2 và là dòng họ có nhiều con cháu học cao nhất xã. Người đứng đầu dòng họ là ông Lục Bình Lợi, từng là thầy giáo. Dòng họ Lục là dòng họ hiếu học và đi đầu trong phong trào tự quản an ninh thôn, bản biên giới. Con cháu dòng họ Lục luôn sát cánh cùng lực lượng chức năng trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và có những đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. 

Dòng họ Lục đã thành lập mô hình tổ tự quản an ninh trật tự do các thành viên trong dòng họ làm chủ, xây dựng quy ước để các hộ gia đình trong dòng họ thực hiện. Mô hình này đã được chính quyền địa phương đánh giá cao và nhân rộng ra địa bàn toàn xã. Cá nhân ông Lợi đã được các cấp tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen về thành tích bảo vệ an ninh trật tự. Đến nay, Bản Lầu cũng là xã có tỷ lệ trẻ em đến trường cao. Mặc dù là xã biên giới nhưng hàng năm có đến 95% các cháu học từ mầm non lên tiểu học và trung học cơ sở, có nhiều cháu thi đỗ vào các trường đại học.

Góp phần bảo đảm an ninh biên giới

Năm 2016, tỉnh Thanh Hóa đã bình chọn 1.604 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 99 già làng, 17 trưởng bản, 12 trưởng làng. Tiêu biểu như già làng Vi Văn Hợi (bản Cha Khót, xã Na Mèo, Quan Sơn) đã 35 năm gắn bó, bảo vệ cột mốc 331, đồng thời vận động nhân dân tham gia giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới Việt - Lào, góp phần bảo đảm an ninh biên giới quốc gia. 

Già làng Lương Đại Thêm (72 tuổi, ở bản Xắng, xã Yên Khương, Lang Chánh) suốt 11 năm đều đặn lên với các cột mốc 348, 349, 350. Không những thế, già Thêm còn tích cực tham gia trong các hoạt động phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhờ đó, các mặt công tác ở bản Xắng đạt hiệu quả cao, nhiều năm liền không có hộ gia đình xâm canh, xâm cư trái phép, việc qua lại biên giới của nhân dân thực hiện đúng quy định, hiện tượng chặt phá rừng đầu nguồn, vi phạm quy chế đường biên đã giảm đáng kể...

Còn nhiều gương tiêu biểu như: Ông Lang Đình Thuyên (Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân), nhiều năm qua đảm nhận công việc bảo vệ cột mốc 353; ông Vi Văn Dong (ở bản Ho, xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa) có nhiều đóng góp trong bảo vệ cột mốc G10; đảng viên Vi Văn Hợi đã hơn 35 năm được Đảng, Nhà nước, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tin tưởng giao trọng trách trông coi mốc giới H3 (nay là cột mốc 331) nơi vùng biên Na Mèo (huyện Quan Sơn). Từ bản Cha Khót đến cột mốc 331 phải đi nửa ngày, nhưng ông vẫn đều đặn hàng tuần lên cột mốc để dọn dẹp vệ sinh. Với ông, cột mốc là Tổ quốc, là quê hương.

Ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu (Mường Lát), già làng Phan Văn Xiết (71 tuổi) người dân tộc Dao đã 20 năm qua bảo vệ đường biên giới, cột mốc G6 (nay là mốc 286) chủ quyền của đất nước. Từ bản Suối Tút tới đường biên giới khoảng 7km chủ yếu là núi cao, rừng rậm việc tuần tra biên giới rất khó khăn, chỉ đi được bằng đường mòn. Vậy mà từ năm 1994 đến nay, mỗi tuần một lần, không kể trời mưa hay nắng, già Xiết đều đặn vượt đèo, lội suối lên đường đi kiểm tra cột mốc biên giới. 

Ông Tẩn Chỉn Hoảng (bản Na Sa Phìn, xã Huổi Luông, Phong Thổ, Lai Châu) tâm sự: “Tôi tự hào với việc bảo vệ cột mốc và đoạn biên giới dài 2,5km. Hơn 6 năm qua, tôi đã phát hiện kịp thời và thông báo cho BĐBP hàng chục vụ vi phạm hiện trạng đường biên, cột mốc. Nhân dân cung cấp cho chỉ huy Đồn Biên phòng Huổi Luông nhiều nguồn tin có giá trị, giúp đơn vị giải quyết dứt điểm những vấn đề vướng mắc, nảy sinh trên biên giới”.

Hiện nay, chỉ tính riêng trên khu vực biên giới tỉnh Lai Châu có 58 thôn, bản với 3.032 hộ đăng ký tự quản 177,545km đường biên; 2.319 hộ đăng ký tự quản 69 cột mốc; 120 tổ với 2.669 người đăng ký tự quản an ninh trật tự thôn bản. Qua đó, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.