Về nơi “cọng rau bẻ nửa, hạt muối cắn đôi”

Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Thừa Thiên Huế vượt suối, băng rừng giúp bà con Ka Lô.
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Thừa Thiên Huế vượt suối, băng rừng giúp bà con Ka Lô.
(PLO) - Từ sự quan tâm đặc biệt và thấu hiểu những khó khăn của nhân dân các bản nằm sát biên giới của nước bạn Lào, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thừa Thiên Huế đã tập trung nguồn lực giúp đỡ nhân dân nước bạn vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. 

BĐBP Thừa Thiên Huế đã đầu tư công sức, xây dựng nhà hữu nghị, phát triển hạ tầng điện, đường, trường, hướng dẫn người dân bản Ka Lô, Sê Sáp (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Thắm tình quân dân

Chúng tôi vượt qua quãng đường 10km đến bản Ka Lô (có 64 hộ). Trên các ngọn đồi xanh ngắt các loại cây bời lời, tràm, ngô lai… giúp bà con Ka Lô vững bước tiến lên xóa nghèo đói.

Thượng tá Trần Danh Tuệ - Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt - cho biết: “Chỉ cách đấy 3 năm mỗi lần sang thăm bà con ở bản Ka Lô, chúng tôi không khỏi mủi lòng. Bản làng cỏ mọc hoang vu, nhà cửa lụp xụp, xơ xác, quanh nhà được che chắn bằng những tấm tranh tạm bợ, người dân chủ yếu sống dựa vào các sản vật từ rừng bởi sản xuất lương thực, mỗi năm chỉ đủ ăn 6 tháng. Đứng trước những khó khăn của bà con, BĐBP Thừa Thiên Huế đã tập trung nguồn lực, vận động các tổ chức, doanh nghiệp… xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa nhà tạm, hỗ trợ gạo, quần áo, sách vở, dụng cụ học tập, khám chữa bệnh cho bà con”.

Được biết, từ năm 2013 đến nay, BĐBP Thừa Thiên Huế đã xây dựng cho bản Ka Lô 42 nhà hữu nghị và 1 trường học rộng 90m2, các công trình được xây dựng đậm nét văn hóa Lào. Mặt khác, BĐBP Thừa Thiên Huế hỗ trợ nhân dân Ka Lô 37 tấn gạo, 2.000 cuốn vỡ, 50 cặp sách và tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng cây cầu Ka Lô trị giá 7 tỷ đồng tạo thuận tiện cho bà con đi lại. Ngoài việc làm nhà, cán bộ, chiến sĩ bám địa bàn hướng dẫn bà con quy hoạch vườn tược, trồng rừng, khai hoang trồng lúa nước, ngô lai 2 vụ/ năm và các loại cây, rau, củ phục vụ đời sống hàng ngày. Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế hỗ trợ giống, trồng các loại cây lâm nghiệp dài ngày như bời lời, tràm để  tạo sự phát triển bền vững lâu dài.

Cán bộ Đồn BP Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế trò chuyện cùng Trưởng bản Su Mây, bản Sê Sáp.
Cán bộ Đồn BP Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế trò chuyện cùng Trưởng bản Su Mây, bản Sê Sáp.

Từ những kết quả đạt được, năm 2013 BĐBP Thừa Thiên Huế tham mưu cho chính quyền địa phương 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Sê Kông tổ chức kết nghĩa giữa bản Ka Lô và bản A Tin (xã A Đớt, huyện A Lưới) để thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới, chia sẻ những khó khăn, xây đường biên giới hòa bình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Ông Kê Roi - Trưởng bản Ka Lô - hồ hởi bộc bạch: “Nhiều đời nay tình đoàn kết quân dân hai bên biên giới Việt Nam - Lào đã gắn bó khăng khít như núi với rừng, như sông với suối, cùng chia ngọt sẻ bùi, giúp nhau vượt qua khó khăn, làm cho nhân dân hai bên không có sự ngăn cách. Đến nay 2 thôn A Tin, xã A Đớt, huyện A Lưới và bản Ka Lô đã ký kết biên bản kết nghĩa sẽ thắt chặt hơn tình cảm của nhân dân 2 bên biên giới. BĐBP Thừa Thiên Huế không ngừng giúp đỡ, nên dân bản Ka Lô có sự khởi sắc, cuộc sống của bà con được đổi mới, chăm chỉ làm nương rẫy phát triển ngô, lúa, con em được cắp sách tới trường. Từ đó, tình cảm quân dân được gắn kết, cùng nhau giữ gìn an ninh thôn bản, chấp hành nghiêm pháp luật của hai nước, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, xây dựng đường biên giới mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Những công trình hữu nghị

Từ bản Ka Lô, chúng tôi vượt qua quãng đường  đèo gần 100km đến với bản Sê Sáp (huyện Ka Lưm, tỉnh Sê Kông, Lào) khi các công nhân, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế đang hoàn thành những công đoạn cuối để khánh thành trường học kết hợp với nhà văn hóa cộng đồng và chuẩn bị bàn giao 6 nhà hữu nghị cho bản Sê Sáp với tổng nguồn vốn 1,3 tỷ đồng do doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, cộng với hàng nghìn ngày công của cán bộ, chiến sĩ BĐBP. Đây là các công trình chào mừng 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Một góc bản Sê Sáp.
Một góc bản Sê Sáp.

Trước đó, năm 2014 BĐBP Thừa Thiên Huế đã tổ chức xây dựng, bàn giao cho bà con Sê Sáp 13 nhà hữu nghị, 1công trình nước sạch tự chảy dài 1.300m, tuyên truyền bà con áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các mô hình nuôi trồng hiệu quả, giúp đồng bào từng bước vươn lên thoát đói nghèo. Đại tá Lê Văn Nguyên - Chính ủy BĐBP Thừa Thiên Huế - chia sẻ: Trước những khó khăn của bà con bản Sê Sáp, tháng 11/2014, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế chỉ đạo Đồn BP Nhâm thành lập đội công tác gồm 22 đồng chí sang giúp đỡ, hỗ trợ 13 hộ dân, 68 nhân khẩu của bản Sê Sáp dựng nhà ở, xây dựng hệ thống nước sinh hoạt, sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Ngoài ra, hàng năm BĐBP Thừa Thiên Huế tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tuyên truyền cho bà con phòng chống dịch bệnh, từ đó sức khỏe của người dân được nâng lên”.

Ông Su Mây, Trưởng bản Sê Sáp (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) xúc động nói: “BĐBP không quản khó khăn cõng từng tấm tôn đi qua mấy con suối làm nhà cho bà con chúng tôi; dầm mưa, dãi nắng hướng dẫn bà con trồng rừng, trồng lúa nước... Bà con Sê Sáp biết ơn và coi BĐBP như con em trong nhà...”.

Những việc làm kịp thời, thiết thực của cán bộ, chiến sĩ BĐBP Thừa Thiên Huế đã góp phần giúp nhân dân ở Sê Sáp vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống. Qua đó, mối quan hệ giữa chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang hai bên biên giới ngày càng đằm thắm, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Đại tá Lê Văn Nguyên cho biết thêm: “Đảng ủy BĐBP Thừa Thiên Huế xác định, tăng cường đối ngoại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; phối hợp với các cơ quan, ban ngành, huy động các nguồn vốn giúp nhân dân các bản giáp biên giới của bạn Lào xây dựng kinh tế, ổn định đời sống. Từ đây, tạo nên một luồng sinh khí mới trong quan hệ quân dân trên biên giới với phương châm “Cọng rau bẻ nửa, hạt muối cắn đôi”, phát huy tối đa sức mạnh toàn dân, cùng với lực lượng bảo vệ biên giới Việt - Lào bảo vệ đường biên, mốc giới, đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, làm thất bại mọi âm mưu chống phá tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt của 2 nước Việt - Lào…”.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.