Họ là những người phụ nữ bị bệnh tâm thần, trần trụi, “mộng du”, liễu dập hoa vùi, đi hoang trong cõi trần lấm láp. Đôi khi họ bị lạm dụng tình dục, bị hãm hiếp tập thể, họ sinh con trong vô thức, trong điên loạn. Có khi, người thân nuốt nước mắt để họ “phá cũi xổ lổng” đi như ma ám ngoài mưa gió, lều quê quán chợ, tối đâu là nhà ngã đâu là giường.
Trước khi đi, nhiều bà mẹ cực chẳng đã còn đặt vòng tránh thai hoặc triệt sản cho con gái điên của mình, để tránh bị mang thai khi gặp “yêu râu xanh”. Thế nhưng, vẫn có những người đàn bà phải rời nhà thương điên, thậm chí đang hò hét trong trạng thái nude (khỏa thân) bỗng... đau đẻ, nhập viện sản, để sinh nở một cách ngơ ngẩn, thẫn thờ.
“Thưa bệ hạ, thần thiếp xin dâng ngài cả tấm thân ngọc ngà này
Bệnh viện tâm thần Trung ương (Thường Tín, Hà Nội), trong một chiều giông gió, tôi rùng mình bước vào thế giới của những người đàn bà điên. Bác sĩ Tô Thanh Phương (Tiến sĩ y khoa đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về lĩnh vực trầm cảm) dẫn tôi đi từng giường bệnh, từng đôi mắt đàn bà đờ dại nhìn tôi. Có trời cũng không biết được họ đang nghĩ gì. Chợt có tiếng gào thét, giữa giông gió, tôi cứ ngỡ sấm dậy ngoài thinh không.
Trước khi đi, nhiều bà mẹ cực chẳng đã còn đặt vòng tránh thai hoặc triệt sản cho con gái điên của mình, để tránh bị mang thai khi gặp “yêu râu xanh”. Thế nhưng, vẫn có những người đàn bà phải rời nhà thương điên, thậm chí đang hò hét trong trạng thái nude (khỏa thân) bỗng... đau đẻ, nhập viện sản, để sinh nở một cách ngơ ngẩn, thẫn thờ.
“Thưa bệ hạ, thần thiếp xin dâng ngài cả tấm thân ngọc ngà này
Bệnh viện tâm thần Trung ương (Thường Tín, Hà Nội), trong một chiều giông gió, tôi rùng mình bước vào thế giới của những người đàn bà điên. Bác sĩ Tô Thanh Phương (Tiến sĩ y khoa đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về lĩnh vực trầm cảm) dẫn tôi đi từng giường bệnh, từng đôi mắt đàn bà đờ dại nhìn tôi. Có trời cũng không biết được họ đang nghĩ gì. Chợt có tiếng gào thét, giữa giông gió, tôi cứ ngỡ sấm dậy ngoài thinh không.
Gương mặt xinh đẹp của cô gái họ Lù trước khi phát bệnh tâm thần, đi lang thang và bị “vùi dập” suốt dọc đường |
Một cô gái trẻ đột ngột quỳ xuống trước mặt tôi. Có cảm giác, đôi tay nàng đang ôm lấy... eo tôi để van vỉ điều gì đó. Tóc xuông để xõa mơ màng, nụ cười đẹp, quen quen khá là thân gần, áo bệnh nhân kẻ ô li nhỏ phớt xanh hóa ra cũng nền nã lắm. Tay cô gái cầm một chai nước trong vắt. Đôi mắt mở to, chơm chớp, dõng dạc: “Thưa bệ hạ. Thần thiếp xin dâng cả tấm thân ngọc ngà và... li nước này! Xin bệ hạ đoái thương”. Tôi cố giấu nụ cười, bởi tôi còn nhớ, xung quanh có rất nhiều cặp mắt đàn bà đang nhìn tôi và tiến sĩ Phương, vẻ mặt ai cũng lầm lì, căng thẳng đến tội nghiệp. Tiến sĩ Phương buồn bã quay mặt đi. Tôi mỉm cười đỡ chai nước trong vắt, đỡ “tấm thân ngọc ngà của thần thiếp dâng cho bệ ha” dậy. Không biết nói gì cả. Chị T., cao to, ngoài 40 tuổi ngồi chồm hỗm trên giường bệnh, giờ cười ré lên điên dại. Những dòng chữ của y tá, bác sĩ ghi trên tờ giấy kẹp ở đầu giường bệnh còn rõ từng nét vô cùng ám ảnh. Gào thét, chửi bới, khát tình. Tự xé toang âm hộ của mình, máu cháy rất nhiều, phải uống thuốc và cấp cứu. Cái bệnh của chị T. (người Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội) thì dân gian thường gọi là “rồ tình”. Một bệnh nhân khác còn “hung hãn” hơn. Cô gái này có chồng là chủ một hiệu kinh doanh game (trò chơi điện tử) ở Hà Nội gồm 5 nhân viên nam. Chị ta đòi hỏi, gạ gẫm, gò ép quan hệ tình dục liên tục với đủ ngần ấy nhân viên, rồi điên loạn đòi ở nhiều người khác nữa. Anh chồng không chịu được phải... bỏ của chạy lấy người. Gia đình bắt đi cầu cúng mãi không khỏi, cuối cùng cô gái trẻ bị trầm cảm đã nhảy xuống sông Hồng tự tử. Sau khi được cứu sống, cô đã vào BV tâm thần Trung ương điều trị bệnh khát tình. Khi tìm hiểu tại các bệnh viện tâm thần Trung ương, Hà Nội và nhiều Trung tâm bảo trợ xã hội khác, cũng như khi “tiếp xúc” với nhiều bệnh nhân tâm thần đi lang thang chưa được thu gom khắp cả nước, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp nữ bệnh nhân “điên dại” bị lạm dụng rồi sinh nở. Bản thân TS Phương cũng đã nhiều năm trong ngành điều trị và nghiên cứu về người điên, đặc biệt là các nữ nhân khổ ải. Nhưng, cả tôi và bác sĩ Phương, chưa từng gặp ai như cô gái họ Lù trên xứ Thái kia. Nhiều khi, cứ ngồi với nhau là chúng tôi lại xót xa trao đổi về cuộc đời kì lạ, đau đớn và... dễ choáng váng của một cô gái đẹp người đẹp nết, là một mĩ nữ chiếu xòe xứ Thái (Sơn La) nức tiếng một thời kia. Cô ấy đột ngột bị điên và lang thang vô định rồi bị lạm dụng tình dục một cách kinh hoàng nhất, trong suốt nhiều tháng năm (cô mới khỏi bệnh giữa năm 2008). Đặc biệt, giờ đây khi đã khỏi cái bệnh “mộng du hoang tưởng” đó, nàng sơn nữ vẫn nhớ lại được toàn bộ những ngày nhầy nhụa trong bàn tay của hàng trăm hàng nghìn yêu râu xanh của mình. TS Phương và nhiều cán bộ, bệnh nhân của BV Tâm thần Trung ương, cả BV tâm thần Hà Nội (Trâu Quỳ), cả bản thân tác giả bài viết này đã chứng kiến hành trình chữa bệnh, trốn trại, điên loạn, hành vi kì cục mất kiểm soát, bị lạm dụng tình dục liên tục, rồi... khỏi bệnh và sinh sống tỉnh táo, bình thường, xinh đẹp, có công ăn việc làm tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) của cô. Cô có bệnh án, có giấy ra viện, có những ngày vào bất cứ nhà nghỉ khách sạn nào, “tình dục vô thức” với bất cứ người nam nào ghé vào tai cô nói rằng “anh sinh năm 1982”. Tôi đã nghe chuyện về cô từ ngày cô còn nằm viện, lúc cô hứng lên, tỉnh táo, cô đánh phấn tô son, mặc áo cóm, đội khăn piêu, nhảy múa tưng bừng trong đêm văn nghệ của nam nữ bệnh nhân tâm thần. Nhan sắc, tài múa hát của cô xòe điên ấy khiến cho chính các bác sĩ, y tá phải... choáng váng. Tôi đã gặp cô ở Sơn La, khi cô làm việc cho một khách sạn, dịu dàng, xinh đẹp, bà chủ chiều như chiều vong. Tôi đã trò chuyện với mẹ cô gái, đã chứng kiến anh trai của cô lại từ bản Thái nhập Bệnh viện Tâm thần Trung ương. Cô ấy tên là Lù Thanh X., một phụ nữ Thái tội nghiệp. Tôi đã cùng cô bàn cái cách để làm sao xã hội ta thêm nhân ái, đừng để những người phụ nữ như cô chìm sâu vào bệnh tật, vào sự điên loạn, đi hoang và bị hành hạ đến khủng khiếp khắp đầu đường xó chợ như thế. Bệnh tâm thần có thể chữa được, xã hội ta có các quy định cụ thể, ràng buộc trách nhiệm rõ ràng về nhiệm vụ thu gom, quản lí, chữa bệnh cho người “điên” cơ mà! Cô đã nói chuyện với tôi tại Sơn La, nói chuyện với tôi nhiều đêm qua điện thoại ghi âm, cô đã tự nguyện cung cấp ảnh cho tôi, với mong muốn cháy lòng: những người tỉnh ơi, đừng bỏ mặc người điên như thế nữa. Họ cũng là con người, họ có thể là chính chúng ta, trong một ngày xấu trời nào đó, bỗng dưng tôi và bạn nhìn thế giới... nghiêng nghiêng.“Khi ở Trâu Quỳ (BV tâm thần Hà Nội), nhìn những người phụ nữ bị lạm dụng, bị điên dại, thậm chí không cầm nổi cái thìa xúc cơm lên mà ăn, em đã rất đau lòng. Em ước ao, mình khỏi bệnh, mình có thật nhiều tiền và đứng ra chăm sóc những người phụ nữ ấy...” - một đêm thanh vắng, Lù Thanh X. đã khóc, nói với tôi như vậy. Sau đây là câu chuyện của Lù Thanh X., trung thực đến từng chi tiết nhỏ nhất. Chúng tôi muốn kể về những thảm cảnh cụ thể, trước khi nói đến một thông điệp vĩ mô hơn: Làm sao để cứu được những người không may điên loạn? Một xã hội nhân ái cần nhiều thứ, nhưng có lẽ, bức thiết nhất là không thể để cảnh “ra ngõ thấy người điên”, thấy họ “trần truồng”, bẩn thỉu, vớt nước cống lên uống, bới bãi rác ra ăn rồi bị lạm dụng đủ trò bỉ ổi. Sinh năm 1978, được ăn học khá tử tế, biết chút tiếng Anh, cô gái xòe họ Lù (họ của người Thái) say mê với điệu hát, điệu dân vũ tuyệt vời của xứ hoa ban quê mình. Xinh đẹp, dịu dàng, cô đã được một doanh nghiệp thẩm mĩ viện mời về Thủ đô làm công tác lễ tân, kế toán. Về Hà Nội, yêu một anh chàng sinh năm 1969, anh này chuyên nghề buôn hàng Trung Quốc từ Lạng Sơn về bán ở chợ Đồng Xuân. Sau này, chàng Sở Khanh chê cô người “rừng núi”, bèn “quất ngựa truy phong”, lấy vợ, sinh con với người khác, sơn nữ họ Lù đau đớn, suy nghĩ quá nhiều mà lâm trọng bệnh. Cô đi lang thang, chửi bới, buồn bã, trang điểm suốt ngày và... mơ màng suốt ngày. Gia đình sợ quá, đưa cô về bệnh viện Tâm thần Trung ương điều trị. Dứt bệnh, gia đình đưa cô về Sơn La chăm sóc. Nhưng, nhà sàn, bản vắng, bố mẹ khó khăn. Sểnh ra là “nàng công chúa” lại trốn nhà, bắt xe khách, xuống Hà Nội đi lang thang, làm những việc khá kì quái, như: Khỏa trần tắm Hồ Gươm, “em muốn bắt rùa về thịt”, rải truyền thư của thượng đế, mặc áo cóm, đội khăn piêu đi ghi âm lời của mọi người theo sự phân công của Cha - Mẹ (Trời, Đất), “cứu rỗi những người đàn ông trên thế gian” bằng nhan sắc và sự dịu dàng của mình - đó là bệnh ảo thanh, trầm cảm, hoang tưởng... Lù Thanh X., đã vài lần bị thu gom vào trại tâm thần. Các câu chuyện cô kể sau đây, nó diễn ra ở ngoài vỉa hè, khách sạn, vườn hoa, công viên, giữa đêm tối và giữa thanh thiên bạch nhật, khi cô cất bước mộng du trước sự “săn đón” hư đốn của những người đàn ông suy đồi.Em làm tình với bất kì ai, với điều kiện họ sinh năm 1982 Cô kể khi đã khỏi bệnh, đang đi làm nuôi gia đình tại Sơn La: “Những ngày đi lang thang và làm tình với bất kì ai ghé vào tai em nói rằng “anh sinh năm 1982, vào khách sạn với anh nhé”, em nhớ chứ. Nhớ hết chứ. Cũng có nhiều chuyện em quên anh ạ, nhưng không bao giờ em nhớ sai một cái gì cả (em kiểm tra qua nhiều người). Em nhớ là em bị đánh rất nhiều, rách đầu, có khi ngất đi. Em ăn mặc bình thường, nhiều người họ không phát hiện ra em mắc chứng bệnh tâm thần cho đến khi em chửi bới lăng mạ họ, vì họ... ăn tiêu xa xỉ quá (cười). Họ cứ rủ em đi chơi, có khi em không làm chủ được mình em đồng ý đi vào khách sạn và... Có khi em bị cưỡng ép làm tình, lần lượt từng người một, ở ngoài bãi cỏ công viên, nhưng em chưa mang thai lần nào. Họ rủ đi tận đâu ấy, họ “dày vò” chán rồi bỏ mặc em tự đi về. Em không nhớ cái chỗ bị bỏ lại là chỗ nào, em xin người ta, làm ơn cho em về Hà Nội, em bị người ta lừa đến đây, thế là có người giúp. Em trang điểm vào thì xinh lắm mà, ngày nào em cũng trang điểm cẩn thận. Giờ đây, vì xinh nên em mới được nhận vào làm ở khách sạn trung tâm thành phố thế này đấy...
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô