Những bài học cho việc xây dựng bộ máy hành chính nhà nước hiện nay ở Việt Nam

Những bài học cho việc xây dựng bộ máy hành chính nhà nước hiện nay ở Việt Nam
(PLO) - Vua Lê Thánh Tông đã đi đến quyết định phải thay đổi, phải cải cách mà mở đầu là dụ “Hiệu định quan chế” ban bố năm 1471 sau 11 năm lên ngôi. Yêu cầu thay đổi, cải cách này của Vua Lê Thánh Tông được ông duy trì trong suốt 37 năm trị vì, bởi thay đổi không thể ngay một lúc có thể làm được, mà phải có lộ trình, có từng bước đi thích hợp...

Bài học về nhận diện đúng yêu cầu cải cách bộ máy và kiên quyết chỉ đạo thực hiện.

Lên ngôi năm 1460, Vua Lê Thánh Tông thừa hưởng một “di sản” là quyền lực của nhà vua bị đe dọa bởi các công thần của thời kỳ chống quân Minh như Lê Sát, Lê Ngân, Lê Thụ, Lê Soạn... Tiếp theo phải kể đến sự tha hóa của đội ngũ quan lại trong bộ máy từ trung ương đến địa phương. Tình trạng hưởng thụ, cậy thế, cậy quyền, tham nhũng, hối lộ, vu cáo, sát hại lẫn nhau là tương đối phổ biến. Kết quả là bộ máy hành chính vốn là các cơ quan phải giúp nhà vua cai quản đất nước trên các lĩnh vực tương ứng hoạt động yếu kém.

Thấy được những điểm yếu này, Vua Lê Thánh Tông đã đi đến quyết định phải thay đổi, phải cải cách mà mở đầu là dụ “Hiệu định quan chế” ban bố năm 1471 sau 11 năm lên ngôi. Yêu cầu thay đổi, cải cách này của Vua Lê Thánh Tông được ông duy trì trong suốt 37 năm trị vì, bởi thay đổi không thể ngay một lúc có thể làm được, mà phải có lộ trình, có từng bước đi thích hợp.

Bài học này vận vào thời nay vẫn nguyên giá trị. Sự cần thiết phải cải cách bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng đã được Đảng ta chỉ rõ từ nhiều năm nay và về mặt nhà nước đã được Chính phủ tổ chức thực hiện, nhất là trong việc triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2020. 

Bài học về triết lý thiết kế bộ máy phải rõ và phù hợp

Triết lý thiết kế bộ máy hành chính của Vua Lê Thánh Tông chính là duy trì, củng cố chế độ phong kiến tập quyền, quyền lực tập trung vào trung ương, không phân quyền cho địa phương, mà ở trung ương thì quyền lực tập trung vào vua, tất cả các cơ quan hành chính lập ra đều là giúp việc vua, các cơ quan có sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau khá chặt chẽ. 

Vậy triết lý cải cách, thiết kế bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính hiện tại là gì? Đã đủ rõ và phù hợp chưa? Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên đưa thêm 2 từ kiểm soát, cụ thể ở Điều 2: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Lập pháp kiểm soát hành pháp và tư pháp ít nhiều thể hiện khá rõ trong các quy định pháp luật, tuy nhiên hành pháp và tư pháp kiểm soát lập pháp thế nào lại còn để ngỏ. Từ đó cho thấy hết sức cần thiết cụ thể hóa, làm rõ thêm triết lý thiết kế bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nói riêng trong thời gian tới.

Bài học về học kinh nghiệm nước ngoài và tổ chức tốt việc thực hiện

Vua Lê Thánh Tông xây dựng bộ máy hành chính không phải từ con số không. Ông có kinh nghiệm của các triều Lý, Trần, của các Vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông để suy nghĩ và thiết kế bộ máy. Đặc biệt, ông đã tham khảo và vận dụng thành công kinh nghiệm thiết kế và vận hành bộ máy hành chính của nhà Minh.

Đây không phải là điểm riêng có của thời kỳ Vua Lê Thánh Tông trị vì mà là một trong những nét nổi bật của lịch sử hình thành nền hành chính Việt Nam thời phong kiến, đó là “tiếp thu mô hình của các triều đại phong kiến Trung Quốc, từ việc thiết lập các cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước (cùng thể chế làm việc), các chức danh quan lại đến cả việc soạn thảo các văn bản pháp luật”.

Nhấn mạnh bài học này vào thời điểm hiện tại có ý nghĩa hết sức quan trọng vì thực tiễn cải cách hành chính mấy chục năm qua ở nước ta đã cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm nước ngoài trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Chúng ta cũng có những thành công nhất định ở điểm này, ví dụ như cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập...

Tuy nhiên, cũng có không ít kinh nghiệm nước ngoài đưa vào áp dụng lại chưa mang lại kết quả mong muốn. Nhận diện vấn đề này và liên hệ với bài học tương ứng thời Vua Lê Thánh Tông sẽ giúp chúng ta thu được kết quả tốt hơn khi áp dụng kinh nghiệm nước ngoài vào thiết kế bộ máy hành chính trong quá trình cải cách hành chính ở nước ta thời gian tới.

Bài học về việc đến đâu, bộ máy đến đó

Có thể thấy bộ máy hành chính thời Vua Lê Thánh Tông là tương đối gọn nhẹ, mỗi cơ quan có nhiệm vụ rõ ràng. Sau khi ban bố dụ “Hiệu định quan chế”, tổng số quan lại cả nước là 5.370 người, trong đó có 2.755 người ở bộ máy trung ương và 2.615 người ở địa phương. Hiện tượng bộ máy cồng kềnh, biên chế quá nhiều không xảy ra. Vì thế, điều đáng học ở đây chính là thiết kế bộ máy phù hợp, việc nhà nước đến đâu mới tính bộ máy đến đó. Rà soát lại, điều chỉnh, đi đến định rõ từng cơ quan hành chính làm gì là hết sức cần thiết và khi làm việc này không nên quên bài học mà Vua Lê Thánh Tông đã để lại.

Bài học về coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trong bộ máy hành chính

Để bảo đảm quyền lực tuyệt đối của mình, bảo đảm cho bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng của quan lại, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm thiết kế cơ quan chuyên trách công tác kiểm tra, giám sát quan lại. Lục Bộ theo chức trách hoạt động lại có Lục Khoa giám sát. 6 cơ quan này không đặt trong các Bộ, mà trực thuộc Vua. 

Triết lý về bộ máy, về con người trong bộ máy xưa và nay cơ bản không khác nhau. Bộ máy hành chính hoạt động không tránh được khiếm khuyết, con người thực thi quyền lực công khó tránh những cám dỗ, dễ tha hóa. Răn đe, phòng ngừa và trị tội khi xảy ra là chức trách các cơ quan được lập ra. Thiết lập và tạo điều kiện để có được một bộ máy giám sát, kiểm tra như vậy thời Vua Lê Thánh Tông đáng để thời nay suy ngẫm. Rất nhiều tổ chức làm việc này, nhưng hiệu quả không cao, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức tha hóa, tham nhũng đang không còn là cá biệt. 

Bên cạnh đó, bộ máy đúng phải có người đúng vận hành. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm đáng quý cho thời nay tham khảo và học tập.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.