Những bác sỹ không có bệnh nhân

Nhiều bác sỹ cấp cứu cho một bệnh nhân.
Nhiều bác sỹ cấp cứu cho một bệnh nhân.
(PLO) - Không ít cán bộ, nhân viên y tế mang cùng danh xưng bác sỹ, nhưng lại nhận về những vô tình quên lãng của xã hội do sự đặc thù nghề nghiệp…
 
Mặc áo mưa, đi ủng nhựa… cầm dao  phẫu thuật
Cùng danh xưng bác sĩ (BS), cùng giữ trên tay dao mổ nhưng thay vì mặc áo blouse xanh tác nghiệp trong môi trường vô trùng, BS Hồ Kim Châu – Giám định viên Viện Pháp y Quốc gia lại cho chúng tôi thấy trang phục tác nghiệp tối ưu của mình:
“Ngoài áo mưa, ủng nhựa,… nhiều khi còn phải chuẩn bị cả bồ kết khô để đốt xông theo hướng gió vào đúng khu vực làm việc mới có thể tác nghiệp được…”. Nghe thật khó tin nhưng đó lại chính là điều kiện làm việc của các BS pháp y tại Việt Nam.
Cũng được gọi là BS nhưng không như các đồng nghiệp khác là khám, chữa cho bệnh nhân sống, các BS pháp y lại phải liên tục tiếp xúc với các tử thi, phải giải phẫu, phân tích xác để làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của từng nạn nhân, hay cẩn trọng, tỉ mỉ giám định thương tật cho người sống nhằm trợ giúp cho nhà chức trách làm án.
Khối lượng công việc lớn, áp lực càng nặng nề hơn khi BS pháp y là trung tâm của nhiều sự chú ý khi kết luận của họ chỉ ra bằng chứng của tội ác hay đôi khi lại là những lý giải khoa học, cụ thể giúp làm rõ những uẩn khúc, oan sai.
BS Châu nhớ lại một sự vụ đáng tiếc xảy ra cách đây vài năm mà công việc của ông đã góp phần làm dịu “cơn bão” nghi ngại và trách móc của dư luận đang dội vào chất lượng vắc xin của đợt vận động tiêm chủng mở rộng cùng tập thể y, BS tại Trạm y tế phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Tại đây, một bé trai 3 tháng tuổi sau khi được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B, ho gà, uốn ván có biểu hiện quấy khóc, vết tiêm sưng tấy và nôn khi bé về nhà. Khoảng 16 giờ sau đó, bé chỉ uống được nửa cốc sữa thì có biểu hiện khó thở lịm dần. Gia đình vội vã đưa vào bệnh viện (BV) cấp cứu nhưng cháu bé đã chết trước khi tới BV.
“Đón thi thể bé, ngoài nỗi thương xót sinh linh bé nhỏ, trong lòng tôi còn trỗi dậy sự xót xa cho hoàn cảnh và nhận thức của cha mẹ bé” –BS Châu cho biết, vì tiếp nhận sớm nên bằng mắt thường ông có thể kết luận được nguyên nhân cái chết của bé không phải do vắc xin. Bởi lẽ, nếu do phản ứng của vắc xin, tự cơ thể sẽ có những dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài như dị ứng trên da.
Nhưng trường hợp này, trên da bé không hề có biểu hiện gì ngoài vết tiêm đang sưng còn mới. Điều đó đồng nghĩa với việc cháu có vấn đề về sức khoẻ bẩm sinh mà gia đình không hề hay biết. Điều đó mới là nguyên nhân gây nên sự mất mát đáng tiếc này…
Đúng như dự đoán, khi giải phẫu tử thi, tận mắt thấy hai khối u nang lớn đã vỡ dính liền nhau và bám chắc vào phía sau bên trong thành ngực còn đang lẫn đầy những dịch màu nâu đỏ cũng như làm trái tim vị giám định viên kỳ cựu nghẹn thắt.
Bé là con thứ hai trong gia đình, bố mẹ làm công nhân kiếm sống qua ngày. Bởi điều kiện không mấy dư giả, bé lại được sinh thường với biểu hiện khoẻ mạnh không có dấu hiệu bất thường nên có lẽ chính vì lý đó mà gia đình đã chủ quan không yêu cầu thăm khám kỹ lưỡng cho con sau sinh.
Hai khối u trên là dị tật bẩm sinh mọc từ xương có cấu trúc gồm nhiều xoang, lòng xoang chứa đầy hồng cầu, thành xoang được tạo bởi tổ chức liên kết gồm tổ chức xơ, xương, sụn. Vì thế nên chúng sẽ theo thời gian mà lớn dần.
Ở vị trí sát phổi, khi đạt kích thước lớn, chúng sẽ chèn ép gây hiện tượng khó thở, mệt mỏi với người bệnh. Hơn nữa, khi áp lực quá lớn sẽ làm tổn thương phổi hoặc khối u vỡ gây tràn dịch màng phổi. 
“Nhiều khi cũng chạnh lòng vì mình cũng là BS nhưng đối tượng tác nghiệp phần lớn lại là các tử thi. Hơn nữa, đối với BS sau khi tốt nghiệp là đã có thể đi làm tại các BV, hay mở phòng mạch để có thêm thu nhập. Trong khi đó, muốn trở thành BS pháp y sau khi tốt nghiệp Đại học Y phải làm trong ngành pháp y từ 3 - 5 năm và phải học thêm một khóa giám định viên thì mới được công nhận là BS pháp y.
Đôi khi bác sỹ pháp y cần cả bồ kết trong công việc đặc thù.

Đôi khi bác sỹ pháp y cần cả bồ kết trong công việc đặc thù.

“Công việc của chúng tôi dẫu có thầm lặng, ít người biết đến nhưng lại giúp ích được cho  việc điều tra tội phạm cũng như giúp cho các BS điều trị nâng cao tay nghề vì trước đây tại các BV, việc khám nghiệm tử thi nhằm xác định nguyên nhân chết có giống với chẩn đoán ban đầu của BS không để từ đó BS rút kinh nghiệm trong điều trị”, BS Châu chia sẻ. 
Thiêng liêng là thế nhưng nhiều khi ngành giải phẫu còn thử thách những người theo đuổi nó với nỗi ám ảnh của những tử thi đang phân hủy, cơ thể biến dạng, mùi hôi thối nồng nặc... BS Châu cho biết, trước đây, khi chưa có mặt nạ hoạt tính, hoạt động giải phẫu phải đối mặt với cơn sock mùi tử thi: “Mỗi lần làm việc phải xem trước địa hình, địa thế để chuẩn bị công cụ hỗ trợ. Ở miền Bắc có thể sử dụng khói bồ kết khô, ở miền Nam có thể dùng khói lá điều đốt theo hướng gió tạt về khu vực tác nghiệp để giảm bớt mùi…”.
Không chỉ là mùi tử khí, khi phải mổ xẻ, phân tích các chi tiết trên những xác chết, các BS pháp y còn phải đối diện với nguy cơ phơi nhiễm: “Nghe tin báo là lên đường, đến hiện trường là bắt tay ngay vào công việc, chẳng có thời gian làm xét nghiệm. Chính vì vậy, chỉ cần một sơ suất nhỏ là có thể bị lây nhiễm”, BS Châu tâm sự. 
Khi bao dung là tiêu chí đầu tiên!
Kỹ năng nghiệp vụ là yêu cầu tối quan trọng nhưng với môi trường của các BS chuyên khoa tâm thần, thử thách về “lòng bao dung” không chỉ được đặt song song mà đôi khi còn là tiêu chuẩn đầu tiên để theo nghề. Thế nhưng, do đặc thù đối tượng bệnh nhân mà đôi khi các BS chuyên khoa tâm thần lại bị nhìn bằng ánh mắt… ái ngại. 
Chăm sóc bệnh nhân tâm thần.

Chăm sóc bệnh nhân tâm thần.

Cho đến tận bây giờ, BS Bùi Minh Đức, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan (Ninh Bình) vẫn không thể quên được những kỉ niệm hơn 20 năm qua anh và đồng nghiệp bị bệnh nhân tại Trung tâm dồn đánh hay những lần đuổi bắt bệnh nhân trốn ra:
“Chúng tôi bị đánh nhiều, bị “ăn” gạch đá, gậy gộc là bình thường! Có lần né không kịp, bị bệnh nhân lao cán chổi tre rách miệng phải khâu đến 7 - 8 mũi. Thậm chí, một BS đang mang thai còn bị bệnh nhân đánh thẳng vào bụng làm sảy thai”. Với anh và các cán bộ Trung tâm, bất cứ ai vào đây, mọi người đều xác định là những người thân cần quan tâm chăm sóc, dù có vất vả và nguy hiểm đến đâu cũng không thể ngừng công việc ấy. 
Bởi nguồn nguy hiểm từ bệnh nhân luôn rình rập, xảy ra bất thình lình nên các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần không chỉ đơn thuần chữa bệnh mà nhiều lúc còn phải khéo léo, mềm mỏng như những chuyên gia tâm lý.
Và hơn tất cả là cái tâm, sự đồng cảm, sẻ chia với những con người bất hạnh ấy. Thế nhưng, khi theo chuyên khoa này, đôi khi các BS, điều dưỡng tâm thần cũng cảm thấy chạnh lòng bởi những ánh mắt ái ngại, thậm chí là những câu nói vô tâm như “chắc không đi đâu được mới phải vào đây”, “ở với người điên nhiều thì trước sau cũng giống thế”…!
Nỗi niềm bỏ ngỏ…
Với bất kỳ ai đã, đang theo con đường y khoa đều hiểu rằng đây là một con đường vô cùng gian nan, vất vả. Đầu tuyển vào gắt gao, chương trình đào tạo 6 năm miệt mài với thời gian biểu đôi khi xông xênh lắm mới được 4 tiếng cho giấc ngủ. Năm hai bắt đầu tiếp xúc với xác chết và bắt đầu những buổi lâm sàng đan xen học lý thuyết. Cuối tuần, các bạn cùng trang lứa nghỉ ngơi thì sinh viên y khoa lại cặm cụi với buổi trực trong bệnh viện.
Yêu cầu thi vào và học tập đã vất vả nhưng vẫn chưa thể đủ bởi ngành y là một ngành đòi hỏi sự cống hiến lâu dài. Sáng mở mắt ra là thấy bệnh viện, chiều nhắm mắt lại là thấy bệnh nhân, cùng với đó là trau dồi kiến thức, nghiên cứu không ngừng nghỉ… 
Không chỉ gắn bó với những công việc thầm lặng, ít người biết tới, các BS gắn bó với những công việc này còn phải chấp nhận những thiệt thòi hơn gấp nhiều lần trong điều kiện tác nghiệp so với đồng nghiệp khác…
Cụ thể, theo BS Hồ Kim Châu, đây là những chuyên ngành không những yêu cầu khó về chuyên môn mà còn mang cả những khó khăn  vào cuộc sống. Vì thế, những người quyết tâm theo ngành này phải là người thực sự có đam mê và tâm huyết. Bởi lẽ, chỉ có đam mê và tâm huyết thực sự với khoa học, với sự sống mới có thể kiên định mang nghề thành nghiệp…

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.