Sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, ở trọ chung chạ nhau, không có thời gian tìm hiểu... nên công nhân yêu đương khá dễ dãi. Những cuộc tình chóng vánh, sớm nở tối tàn khiến con cái sinh ra trở thành món nợ.
Mới đây, nhiều người đã hết sức bức xúc trước việc một nữ công nhân (CN) 19 tuổi vừa vượt cạn xong liền vứt con ở mương nước thuộc phường Phước Long B, quận 9 - TPHCM. Đây không phải trường hợp hiếm hoi. Ngược lại, nạn vứt bỏ con mới sinh diễn ra ngày càng nhức nhối, nhất là ở những khu nhà trọ CN quanh các KCN.
Sinh ra từ... thùng mì
“Nó vừa sinh ra đã bị mẹ vứt ngoài bãi rác, kiến bu đỏ người. Nếu những người đàn bà đi lượm bao ni lông không kịp nhặt lên thì đứa bé này đã bị kiến cắn chết rồi” - ông Phan Văn Bảy, Phó Giám đốc Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, huyện Dĩ An - Bình Dương, chỉ một đứa trẻ bị bỏ rơi, rùng mình kể.
Trung tâm Nhân đạo Quê Hương nằm gần nhiều KCN như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Bình Chuẩn... nên “hứng” không ít đứa trẻ bị mẹ là CN vứt bỏ.
Mới đây, nhiều người đã hết sức bức xúc trước việc một nữ công nhân (CN) 19 tuổi vừa vượt cạn xong liền vứt con ở mương nước thuộc phường Phước Long B, quận 9 - TPHCM. Đây không phải trường hợp hiếm hoi. Ngược lại, nạn vứt bỏ con mới sinh diễn ra ngày càng nhức nhối, nhất là ở những khu nhà trọ CN quanh các KCN.
Sinh ra từ... thùng mì
“Nó vừa sinh ra đã bị mẹ vứt ngoài bãi rác, kiến bu đỏ người. Nếu những người đàn bà đi lượm bao ni lông không kịp nhặt lên thì đứa bé này đã bị kiến cắn chết rồi” - ông Phan Văn Bảy, Phó Giám đốc Trung tâm Nhân đạo Quê Hương, huyện Dĩ An - Bình Dương, chỉ một đứa trẻ bị bỏ rơi, rùng mình kể.
Trung tâm Nhân đạo Quê Hương nằm gần nhiều KCN như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Bình Chuẩn... nên “hứng” không ít đứa trẻ bị mẹ là CN vứt bỏ.
Những đứa trẻ bị bỏ rơi quanh các khu nhà trọ công nhân gần những KCN ở Bình Dương |
Đứa bé vừa nêu trên có phúc mới thoát khỏi vòng vây của bầy kiến nên ông Bảy đặt tên cho nó là Phúc. Hơn 7 năm làm việc tại trung tâm, ông Bảy không nhớ mình đã “sáng tác” bao nhiêu cái tên để đặt cho những đứa trẻ bị bỏ rơi. “Có đứa tôi phát hiện bị người ta bỏ trong thùng mì Hảo Hảo rồi vứt ngoài ngã ba đường. Tôi mang về và đặt tên cho nó là Hảo. Hảo giờ khôn lắm” - ông Bảy cho biết. Một ngày khác khi vừa mở cổng, phát hiện một em bé đỏ hỏn nằm chơ vơ, ông Bảy nhặt vào và đặt tên là Cổng. Người ta nói tên Cổng nghe kỳ quá nên ông đổi thành Công... Ông Bảy đưa cho tôi xem những cái tên khác trong sổ hộ khẩu của “gia đình” có hàng trăm đứa con này, rồi lý giải nguồn gốc những cái tên mà ông còn nhớ. Trước hôm tôi đến vài ngày, trung tâm lại nhận thêm một đứa bé bị mẹ vứt bỏ. Hiện trung tâm đang nuôi dưỡng 332 trẻ bị bỏ rơi. Tôi ứa nước mắt khi ông Bảy dẫn vào phòng dành cho những đứa trẻ bị bỏ rơi mới nhặt về. Trong một chiếc nôi lớn, 4 em bé chưa đầy 3 tháng tuổi nằm kế nhau. Có bé còn khá non yếu, đôi mắt chưa thể mở to nên thỉnh thoảng mới he hé mi nhìn khách. Có bé thiếu vắng bàn tay người mẹ nhưng vẫn nằm im ngậm bình sữa tự bú hàng giờ liền. Khi tôi vô tình đánh rơi quyển sổ xuống nền nhà gây tiếng động, một bé đang ngủ giật mình khóc thét. Thế là gần 10 bé trong phòng nối nhau “oe oe” inh trời. “Bọn trẻ cùng bị bỏ rơi nên khóc thì cùng khóc một lượt như “hát đồng dao” vậy đó, khó dỗ cho nín lắm” - chị bảo mẫu nói. Tôi bâng khuâng tự hỏi liệu trên đời này có còn “khúc đồng dao” nào ẩn chứa bất hạnh và tội lỗi hơn thế không? Lửa gần rơm Quanh trung tâm, có rất nhiều khu nhà trọ CN. CN vốn chọn những nơi trọ với giá tiền càng rẻ càng tốt. Giá tiền thuê càng thấp thì khu trọ càng ẩm thấp, chật chội. Chúng tôi vào một khu trọ ọp ẹp có khoảng 15 phòng, trong đó 5 phòng có nhiều nam, nữ CN sống cảnh chung chạ. “Tiết kiệm tiền trọ, 4-5 CN cả nam lẫn nữ hùn lại sống chung là chuyện thường ở đây. Ở lâu thì sinh tình cảm, ông bà ta đã nói “lửa gần rơm” mà” - ông Bảy nhận xét. Ông Bảy cho biết ông từng xin việc cho một người quen vào làm bảo vệ một công ty lớn ở KCN. Công ty này xây 2 dãy phòng trọ cho CN lưu trú. Nhiệm vụ duy nhất của người bảo vệ này được ban giám đốc giao phó là từ 21 giờ đến sáng phải ngồi canh không cho CN nam léng phéng qua phòng CN nữ! “CN thường ở tuổi yêu đương, khó giữ mình lắm. Chỉ một phút không biết giữ mình là có thể vài tháng sau, ngoài vỉa hè, bãi rác lại có thêm một đứa trẻ bị vứt bỏ” - ông Bảy chua xót. Theo ông Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bình Dương, hiện tượng CN làm việc trong các KCN “trót lỡ” rồi bỏ con khá phổ biến. Bình Dương có đến 24 KCN đang hoạt động với khoảng 200.000 CN. Trong đó, trên 60% là nữ, chủ yếu trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18-25 tuổi). Sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, nhiều nữ CN tranh thủ kiếm bạn tình mà không cần chọn lọc. Ngoài ra, tình trạng tăng ca liên tục khiến CN bị cuốn trong guồng máy công nghiệp, không đủ thời gian hẹn hò, tìm hiểu. Đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến các cuộc tình sớm nở tối tàn, con cái sinh ra trở thành món nợ, đành phải vứt bỏ.
Gần Tết, trẻ bị bỏ rơi càng nhiều
“Tháng gần Tết, CN phải về quê nên ai mới sinh thường bỏ rơi con. Nhiều lắm, năm nào gần Tết chúng tôi cũng nhận 5-7 trẻ bị vứt bỏ” - ông Bảy bức xúc. Tìm hiểu từ giới CN, tôi được biết nhiều nữ CN không ngần ngại phá bỏ bào thai đã thành hình để kịp về quê ăn Tết. Người nào không chồng mà sinh con, để cha mẹ, người thân ở quê không nghi ngờ, họ buộc phải vứt bỏ trước khi về quê. Ông Bảy đưa tôi xem hình ảnh 2 thai nhi do một người đàn ông tâm thần lôi ra từ một sọt rác vào dịp gần Tết năm rồi. Ngoài những thiên thần mang khuôn mặt sáng trong, tôi còn gặp nhiều đứa bé mù, bại não, tay chân dị dạng... bị bỏ rơi. Hai đứa trẻ bại não nằm áp má xuống sàn nhà đang nhướn mắt nhìn tôi với vẻ mặt không biết đang cười hay khóc. Chị bảo mẫu cho biết 2 bé được nhặt gần một KCN ở Bình Dương. “Những đứa trẻ với hình hài không bình thường là một thứ của nợ đối với nhiều CN nghèo. Có lần, chúng tôi phát hiện một đứa bé bị vứt ngoài đường, một bên đầu bị móp. Để cứu sống bé, chúng tôi phải đưa đi cấp cứu, điều trị hơn 80 triệu đồng” - ông Bảy nhớ lại lần nhặt trẻ bị bỏ rơi tốn kém nhất. |
Theo Đoàn Như Phú
NLĐ
NLĐ