Nhức nhối chuyện nữ sinh đánh nhau, mang thai, Bộ GD&ĐT giải quyết thế nào?

Nhức nhối chuyện nữ sinh đánh nhau, mang thai, Bộ GD&ĐT giải quyết thế nào?
(PLVN) - Tình trạng thường xuyên xảy ra việc học sinh đánh nhau trong trường học, quan hệ tình dục dẫn đến nhiều trường hợp mang thai phải nghỉ học... được ĐBQH phản ánh, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có giải pháp cho việc này.

Trước ý kiến của ĐBQH, Bộ GD&ĐT thừa nhận, dù công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên luôn được quan tâm và đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, các vụ việc học sinh đánh nhau, các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn diễn ra.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ GDĐT về giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống bạo lực học đường và tăng cường công tác quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình tư tưởng, đạo đức học sinh, có giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ những bức xúc trong học sinh kịp thời.

Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường và các hoạt động văn hóa trong trường học; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh; tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là việc giáo dục học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội một cách hiệu quả.

Bộ GD&ĐT đồng thời chỉ đạo rà soát, tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vào trong các môn học chính khóa: Các chuyên đề lễ giáo cho trẻ em mầm non, môn Đạo đức cho học sinh tiếu học, môn Giáo dục công dân cho học sinh trung học và các môn học, hoạt động giáo dục khác; đưa kiến thức môn Giáo dục công dân thành môn thi chính thức trong Kỳ thi THPT Quốc gia và đã có tác động tích cực đến việc giáo dục đạo đức, lôi sống cho học sinh trong nhà trường; nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục và trải nghiệm cho học sinh.

"Chỉ đạo tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và thực hiện nghiêm nền nếp, dân chủ, kỷ cương... trong trường học", Bộ GD&ĐT cho biết thêm.

Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành quy định, văn bản chỉ đạo để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; hướng dẫn việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Nội dung giáo dục kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm được đưa vào trong chương trình phổ thông mới thành môn học/hoạt động bắt buộc chính khóa trong các nhà trường phổ thông.

Bộ chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thế dục thế thao; các câu lạc bộ sở thích về văn hóa, thế dục, thế thao, khoa học công nghệ, STEM... để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực sư phạm, năng lực giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo.

Chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiếm tra và tố chức triến khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho hoạt động ngoài giờ chính khóa theo chuyên đề, nhóm vấn đề và các hoạt động trải nghiệm...

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...