Nhóm ngành du lịch ’đắt hàng’

Theo thống kê của Tổng Cục du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành tốt nghiệp ra trường chỉ khoảng 15.000 người mỗi năm.

Theo thống kê của Tổng Cục du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành tốt nghiệp ra trường chỉ khoảng 15.000 người mỗi năm.

Chính vì vậy, tình trạng “khát” nhân lực của ngành du lịch trong thời gian tới là điều đã được dự báo trước. Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết nhóm ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện là một trong những nhóm ngành “hot” tại TP HCM.

“Khát” nhân lực chất lượng cao

Theo tiến sĩ Phạm Thị Thu Nga, Trưởng khoa Văn hoá - du lịch, ĐH Sài Gòn, ngành du lịch đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Cả nước hiện chỉ có 88 trường có tổ chức đào tạo ngành du lịch (trong đó có 21 ĐH, 10 CĐ, 57 TCCN). Tuy nhiên, số lượng đào tạo mỗi năm của các trường này mới chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nhân lực của toàn ngành. “Riêng tại TP HCM, hiện có đến 50% lao động trong ngành du lịch chưa qua đào tạo”, bà Nga cho biết.

Mô tả ảnh.
Sinh viên Cao đẳng du lịch Hà Nội đang thực tập hướng dẫn du khách tại nhà thờ đá Kim Sơn - Ninh Bình. Ảnh: Trung Kiên

Trong khi đó, một thống kê gần đây nhất của Tổng Cục du lịch cho thấy, trong số khoảng một triệu người làm việc trong ngành du lịch, có khoảng 53% có trình độ dưới sơ cấp, 18% sơ cấp, 15% TC, 12%  CĐ và ĐH, 0,2% trên ĐH. Thống kê này cũng cho biết, tham gia trong ngành du lịch hiện có tới 750.000 lao động không qua đào tạo và chỉ làm việc gián tiếp, trong khi chỉ có khoảng 250.000 người làm việc trực tiếp. 

Điểm chuẩn vừa phải

Trong hai mùa tuyển sinh gần đây, điểm chuẩn của các ngành du lịch, Việt Nam học… tại một số ĐH luôn ở mức tương đối “dễ chịu”:
- ĐH Thăng Long (Hà Nội): Điểm chuẩn năm 2008 ngành Việt Nam học (khối C) là 15,5 điểm, năm 2009 là 17 điểm.
- ĐH Duy Tân (Đà Nẳng) năm 2009: ngành Quản trị du lịch và khách sạn, ngành Quản trị du lịch lữ hành khối A, D1 là 13 điểm; khối C 14 điểm.
- ĐH Cần Thơ năm 2007, 2008, 2009 ngành Du lịch (khối C) có điểm chuẩn lần lượt là 15, 17, 16 điểm; khối D là 14, 16,6 và 15 điểm.
- ĐH Sài Gòn: năm 2008, 2009 ngành Văn hoá - du lịch khối C là 15 và 16 điểm, khối D1 cả hai năm đều lấy chuẩn 14 điểm. 

Chính vì khan hiếm nhân lực chất lượng cao, cộng với thực trạng cung không đủ cầu, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng nhân sự.

Ông Nguyễn Như Hoà, Giám đốc doanh nghiệp Sallytour, quận 1, TP HCM, cho hay doanh nghiệp của ông đang cần thêm 4 nhân viên chuyên ngành du lịch, song suốt mấy tháng qua vẫn chưa thể tuyển được.

“Đây là tình hình chung tại các doanh nghiệp vực du lịch, lữ hành đang gặp phải. Nhiều đơn vị rất cần tuyển nhân sự ngành Quản trị nhà hàng -khách sạn, nhưng tìm đỏ mắt cũng chẳng ra”, ông Hòa nói.

Cơ hội việc làm phong phú

Trước thực tế trên, hầu hết sinh viên khi tốt nghiệp các ngành du lịch, quản trị nhà hàng khách sạn, Việt Nam học… đều đã xin được việc làm ngay sau khi ra trường. “Mỗi năm, Khoa Văn hoá - du lịch, ĐH Sài Gòn tuyển sinh từ 220-250 chỉ tiêu. Hiện lượng sinh viên có được việc làm ngay chiếm hơn 60%. Trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp, phía đối tác cho biết sẽ nhận tất cả sinh viên sau khi tốt nghiệp”, tiến sĩ Nga nói và cho biết thêm, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến hành ký kết hợp tác đào tạo và tuyển nhân lực ngành này của ĐH Sài Gòn.
 
Thạc sĩ Trịnh Thuý Quỳnh, Phó khoa Du lịch, ĐH Hùng Vương cho rằng: Từ dự báo nguồn nhân lực của Tổng Cục du lịch, có thể thấy cơ hội việc làm của sinh viên ngành này là rất lớn. Ngay ở Khoa du lịch của trường, mỗi năm có khoảng 100 sinh viên tốt nghiệp và 90% trong số đó có việc làm ngay.

Tuy nhiên, bà Quỳnh cũng đưa ra lời khuyên: “Ngành nghề này đòi hỏi phải yêu nghề mới theo đuổi được. Do vậy, dù ngành học đem lại cơ hội việc làm lớn sau khi tốt nghiệp nhưng thí sinh cũng cần phải tìm hiểu kỹ, có thích nghề này không rồi hãy quyết định”.

Theo Đất Việt

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.